Giáo án Bài 10 Lời nói thật – Đạo đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 bộ Cánh diều Bài 10 Lời nói thật giúp các em học sinh nêu được những biểu hiện của lời nói thật và thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC (CÁNH DIỀU)

BÀI 10: LỜI NÓI THẬT

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

– Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật.

– Giải thích được vì sao phải nói thật.

– Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác.

– Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối.

II. PHƯƠNG TIỆN

– GV: SGK Đạo đức 1; sưu tầm câu chuyện có nội dung về việc dũng cảm nói thật; tranh câu chuyện Cậu bé chăn cừu

– HS: SGK Đạo đức 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

– Trò chơi: Đoán xem ai nói thật

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh Cậu bé chăn cừu

Mục tiêu

– HS nhận diện tình huống có vấn đề liên quan đến việc cần nói thật

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

 Cách tiến hành

– GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mỗi bức tranh

– HD HS bình chọn nhóm kể chuyện hay

– GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện

– Nhận xét, khen ngợi

Hoạt động 2: Thảo luận

Mục tiêu

– HS giải thích được vì sao cần nói thật

Cách tiến hành

Nêu câu hỏi để HS trả lời

+ Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé?

+ Nói dối có tác hại gì?

+ Nói thật mang lại điều gì?

* GV tổng kết 3 nội dung HS vừa trình bày

Hoạt động 3: Xem tranh

Mục tiêu

– HS nêu được một số biểu hiện của nói thật

Cách tiến hành

Tranh 1:

– GV YC HS làm việc cá nhân quan sát tranh ở mục c trang 51 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh

– GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh rồi đưa ra câu hỏi:

+ Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?

+ Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không?

+ Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy thế nào trước lời nói của bạn nam?

+ Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?

* GV kết luận đối với tình huống trong tranh (tranh 1, 2, 3)

Tổng kết bài học

– Em rút ra được điều gì sau bài học này?

– YC HS đọc Lời khuyên SGK

– Dặn HS chuẩn bị: Phần Luyện tập và Vận dụng

– Nhận xét tiết học

– Cả lớp tham gia chơi

 

 

 

 

 

 

 

– Kể chuyện theo nhóm đôi, trình bày trước lớp

– Bình chọn

 

 

 

 

 

 

– HS lần lượt trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung

 

– Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

– HS thực hiện nhiệm vụ

– HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

 

 

– Lắng nghe

 

 

 

– Trình bày

– HS đọc Lời khuyên SGK

TIẾT 2

                                  Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

– Nghe kể chuyện Cháy nhà ( Truyện cổ Việt Nam)

2. Luyện tập

Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ

Mục tiêu

– HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối

– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán

Cách tiến hành

– GV mời HS đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách

– Gọi HS trình bày

– GV kết luận ứng với từng ý kiến được trao đổi ( ý kiến  1, 2, 3)

Hoạt động 2: Đóng vai

Mục tiêu

– HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật

Cách tiến hành

– GV YC HS nêu các tình huống ở mục b trang 53

– Giao các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống

– Mời vài  nhóm HS lên đóng vai

– GV mô tà nội dung các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi

* GV kết luận nội dung tình huống 1, 2

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu

– HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình

Cách tiến hành

– YC HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa?

+ Khi đó bạn cảm thấy như thế nào?

+ Sau khi nói thật, nhười đó có thái độ như thế nào?

– GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình

– Nhận xét, khen ngợi HS dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật

3. Vận dụng

– HS tìm hiểu về những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, bố mẹ, người thân,…)

– GV khen ngợi HS

* GD HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật ở bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn

Tổng kết bài học

– Em rút ra được điều gì sau bài học này?

– YC HS đọc Lời khuyên SGK

– GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy

– Dặn HS chuẩn bị: Trả lại của rơi

– Nhận xét tiết học

– Nghe kể chuyện

 

 

 

 

 

 

 

– Làm việc cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến

 

 

 

 

 

  – HS làm việc theo nhóm

– Thảo luận, từng nhóm  để đóng vai, trình bày và HS khác nhận xét, có thể đưa ra cách ứng xử của đội mình

– Lắng nghe

 

 

 

 

 

– HS chia sẻ theo nhóm đôi trước lớp

– Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

– Chia sẻ câu chuyện đã sưu tầm ở nhà

 

– Lắng nghe để thực hiện

 

 

 

– Trình bày

– HS đọc Lời khuyên SGK

 

– Lắng nghe

 

>> Xem thêm: Soạn bài 9 Em với anh chị em trong gia đình – Đạo đức 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận