Sông núi nước Nam – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

BÀI 5

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ tuy làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, nhưng lời giản dị và chắc nịch như ngạn ngữ. Với kết câu gọn, bài thơ gồm hai vấn đề :

– Hai câu đầu nêu lên một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nguyên lí đó là : quyền độc lập và tự quyết vốn có của dân tộc ta tự ngàn xưa.

– Hai câu sau nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả của nguyên lí trên, nguyên lí hệ quả này có giá trị như một lời hịch, đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta để bảo đảm quyền độc lập, tự quyết nói trên.

Và như vậy, bất cứ kẻ địch nào xâm phạm quyền độc lập, tự quyết đó nhất định sẽ thất bại thảm hại.

1. Quyền độc lập và tư quyết của dân tộc ta

Từ hai câu thơ :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

       Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

toát lên một ý chí sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho một bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỉ XI.

Núi sông này thuộc quyền vua nước Nam, người đại diện cho dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Cương vực nước Nam đã rõ ràng, được ghi trong sách trời (thiên thư ) tức trong phạm vi phân dã (ở đây chỉ phân dã các sao Dực, Chẩn,…) trong sơ đồ của 28 sao trên trời (Nhị thập bát tú), không dính líu đến cương vực các nước khác.

Một nước ở ngoài ngũ phục như nước Văn Lang thì Hùng Vương có cương vực riêng theo như phân dã quy ước trong hệ thống Nhị thập bát tú ; mà bài thơ “thần” trong sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh đã đề cập tới :

Nam Bắc phong cương các biệt cư,

 Tinh phân Dực, Chẩn tại thiên thư…

và dân tộc ta có cư dân riêng, tiếng nói riêng, phong tục riêng tóm lại là một nền văn hiến riêng, như về sau Nguyễn Trãi đã nhắc lại ở phần đầu bài Bình Ngô đại cáo :

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bấc Nam cũng khác…

Nước Đại Việt ta từ nghìn xưa đó, quê hương của trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, của anh hùng làng Gióng kiên cường…

2. Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta

Hai câu sau là hai câu luận và kết của bài thơ :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên của bài thơ “thần” bất hủ này. Hai câu sau này vừa có ý nghĩa một lời hịch thúc đẩy quân dân ta tiến lên tiêu diệt địch, vừa có ý nghĩa tuyên ngôn cảnh cáo bọn xâm lược là : chớ có làm điều phi nghĩa, trái với lẽ phải mà chuốc lấy tai vạ !

Quả vậy, nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, triều đình nhà Lí đã bình tĩnh trước âm mưu xâm lược của nhà Tống. Năm 1075, đối nội, thì triều đình cho mỏ khoa thi Tam trường đầu tiên để chọn nhân tài, đối ngoại, thì Lí Thường Kiệt cho truyền đi bài hịch gọi là Lộ bố văn cho nhân dân phía nhà Tống ở sát biên giới biết chủ trương của phía ta là chỉ trừng trị bọn chủ mưu xầm lược, “quét sạch dơ bẩn hôi tanh để cho nơi nơi được hưởng cảnh thanh bình, chứ không nhằm vào dân chúng” và bài hịch đó dọn đường cho đại quân ta tấn công vào các ổ tập kết của giặc Tống ở Khâm châu, Ung châu.

Đến năm 1076, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bài thơ “thần” từ thời Ngô Quyền lại dõng dạc vang lên giữa không trung, khơi dậy trong lòng toàn quân, toàn dân ta “truyền thống đấu tranh bất khuất” hàng nghìn năm của dân tộc ta. Câu thơ : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm nêu lên một mệnh đề dưới dạng nghi vấn, để rồi câu thơ tiếp theo Nhữ đắng hành khem thủ bại hư là một mệnh đề khẳng định, trả lời câu thơ trên một cách đanh thép. […]

Bài thơ “thần” trên đây được coi như bài thơ có tính chất dân gian, đậm đà yếu tố dân tộc, mang nội dung vừa như một bài hịch, vừa như một bản tuyên ngôn chân chính, khắc họa tinh thần độc lập và bất khuất của nhân dân ta là tất yếu và tất thắng. Tinh thần độc lập và bất khuất hàng nghìn năm đó về sau vẫn bộc lên trong trận Bạch Đằng thứ ba đời Trần, trận Chi Lăng đời Lê, trận Đống Đa đời Tây Sơn và gần đây trong trận Điện Biên Phủ lừng danh thế giới, trận Thành phố Hồ Chí Minh chấn động địa cầu.

(Theo Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập I, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1982)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

            (Trích)

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi)

– Gợi dẫn

Đoạn trích trên đây có những điểm nào giông với bài thơ Sông núi nước Nam ?

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận