Đề và cách làm bài văn biểu cảm – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

III- ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Ghi nhớ

– Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.

– Các hước làm bài văn biểu cảm : tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa bài.

– Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

– Tìm lời văn thích hợp, gợi cam.

2. Bài tập

Bài tập 21. Văn Cường – một học sinh lớp 7 – đã viết một đoạn văn, sau khi đọc kĩ đề văn cô giáo cho như sau :

“… Đến giờ ra chơi hôm nay, cả lớp con cử cái Hương đứng ra tặng quà cho bạn Hưng : vì nhà bạn rất nghèo. Quà chỉ có một “súc” vở 20 quyển và hai cân cam ; nhưng bạn Hưng bối rối, ngạc nhiên, rồi vừa bê quà vừa khóc… Bạn ấy cứ khóc mãi trong vòng tay bọn con trai lớp con. Và không ai bảo ai, tự nhiên cả lớp cùng khóc… Cô giáo chủ nhiệm lớp con mới biết tin về sự kiện đáng nhớ này. Rất nhanh, cố đã có một món quà bọc kín trong tay. Cô nói với Hưng “Quà này của cô, về nhà con mới được mở nhé !”… Bố mẹ ạ ! Câu chuyện chiều nay làm con thấy gắn bó với lớp hơn. Lớp con thật sự đầm ấm như gia đình thứ hai… Câu chuyện em đã kể xong rồi mà hình như cả nhà em vẫn ngồi im lặng, lắng nghe… Cuối cùng mẹ em lên tiếng, giọng cảm động “Cả nhà rất vui, vì lớp các con biết yêu thương nhau. Con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt”.

a) Sau khi bạn Văn Cường viết xong đoạn văn trên, bạn Hồng đã góp ý rằng để cho mạch văn rành mạch, khúc chiết, nên tách làm ba đoạn nhỏ. Ý kiến của em thế nào ? Nếu em đồng ý với ý kiến của bạn, thì em sẽ tách đoạn như thế nào ?

b) Có bạn phàn nàn là phần viết của Văn Cường có cách xưng hô không thống nhất, lúc thì “con”, lúc thì “em”. Em có nhất trí với ý kiến này không ? Hãy nêu lí lẽ của em.

c) Từ phần viết của bạn Văn Cường, em có thể hình dung ra một đề văn như thế nào ? Thử viết một để vặn dựa theo câu chuyện trên. Theo em, đề văn này có thuộc loại đề yêu cầu biểu cảm không ?

Bài tập 22. Cho hai đề văn sau :

Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ về thời tiết bốn mùa ở quê hương em.

Đề 2 : Phát biểu cảm nghĩ về một mùa em thích nhất trong bốn mùa ở quê hương em.

a) Tìm hiểu hai đề văn trên. Chọn một đề em thích để làm bài.

b) Lập dàn ý cho đề văn em đã chọn.

c) Dựa vào dàn ý dã lập, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Bài tập 23. Khi cô giáo cho cả lớp một đề văn “Phát biểu cảm nghĩ về các loại quả của quê hương em”, bạn Hằng lớp em đã lập một dàn ý như sau :

Mớ bài :

– Vào mùa hè, mua thu, khi đi ra chợ, em thấy có nhiều thứ quả thơm ngon.

– Loại quả ở mùa hè có mít, nhãn, dứa, xoài.

– Còn mùa thu có hồng, na, thị, bưởi.

Thân bài :

– Kể cám giác ngon khi thưởng thức các loại quá mùa hè (cách thưởng thức… ).

– Kể cảm giác ngon khi thưởng thức các loại quá mùa thu (cách thưởng thức).

– Quả tươi rất cần cho sức khoẻ của con người.

Kết bài : Em rất yêu thích các loại quả của quê hương.

a) Nhận xét dàn ý mà bạn Hằng vừa thiết lập (Đã đạt yêu cầu của đề chưa ? Nếu sai thì sửa thế nào ?).

b) Để có thể lập một dàn ý đúng hướng, trước khi lập dàn ý, theo em, phải làm gì ? Hệ thống câu hỏi tìm ý của em dự kiến như thế nào ?

c) Lập một dàn ý cụ thể theo dự kiến của em, sau khi đã trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên.

d) Dựa vào dàn ý, hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Bài tập 24. Cho đề văn : “Phát biểu cảm nghĩ về bóng dáng một người thân yêu của em”.

a) Tìm hiểu đề văn trên. Chọn người thân yêu mà em định viết.

b) Lập một hệ thống câu hỏi tìm ý cho bài văn.

c) Nếu đề yêu cầu viết một đoạn văn, em dự kiến trình bày hệ thống dàn ý đoạn văn ấy như thế nào ?

d) Nếu đề yêu cầu viết cả một bài văn, em dự kiến hệ thống trình bày dàn ý của bài văn ấy như thế nào ?

e) Dựa vào dàn ý đã thiết lập, hãy viết một đoạn văn hoặc viết cả một bài văn hoàn chỉnh.

IV – LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Ghi nhớ

Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc tuôn trào, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, liên hệ tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, hứa hẹn, ước mơ…

– Nhưng dù viết theo cách nào, tình cảm của người viết cũng cần thể hiện chân thành.

2. Bài tập

Bài tập 25. Cho văn bản sau :

“Mùa đông, bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại vui tươi. Ngọn lửa khi thì màu vàng rực rỡ, lúc thì lại màu xanh lét. Ngọn lửa liếm mãi, làm nước trong nồi sôi, cơm trong nồi chín, thịt trong nồi nhừ. Trên đời này, ngọn lửa thật có ích.

Mùa đông lạnh lắm. Nhưng bé ngồi lòng mẹ thì luôn cảm thấy ấm áp. Một hơi ấm êm ái, dịu dàng. Có lẽ, trong người mẹ có một ngọn lửa. Ngọn lửa sưởi ấm cho bé.

Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Cái cốc, cái thìa, cái dao, cái dĩa… tất cả đều lạnh. Nhưng đôi tay bé, bộ ngực của bé và đôi má hồng của bé vẫn ấm áp. Bởi trong bé có một ngọn lửa. Chả thế, mùa đông, mẹ thích hôn lên má bé. Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ.

Thật thú vị biết bao, khi mỗi con người là một ngọn lửa thiêng liêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này.”

(Theo Võ Phượng, báo Phụ nữ Việt Nam, số 47)

a) Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A – Miêu tả

B – Tự sự

C – Thuyết minh

D – Biểu cảm

b) Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc tuôn trào, người viết đã :

A – Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ

B – Tưởng tượng những tình huống gợi cảm

C – Vừa quan sát vừa suy ngẫm

D – Liên hệ tới tương lai, hứa hẹn, ước mơ

E – Cả B và c.

c) Người viết đã vận dụng khéo léo nghệ thuật đối lập để làm nổi bật nội dung. Chỉ ra cặp hình ảnh đối lập ấy.

d) Phân tích sự mạch lạc của bài văn trên. Sau đó đặt đầu đề cho văn bản.

e) Viết một đoạn văn chỉ ra cái hay và ý nghĩa sâu sắc của văn bản trên.

Bài tập 26. Cho để văn “Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu”.

a) Tìm hiểu đề văn trên. Em chọn loài cây nào ? Vì sao ?

b) Cây em chọn, em yêu ấy sắn bó với cuộc sống của em như thế nào ? Dự định khơi nguồn cảm xúc từ đâu ?

c) Dự kiến dàn ý của em.

d) Dựa vào dàn ý vừa lập, viết bài văn hoàn chỉnh.

Bài tập 27. Nếu cô giáo cho cả lớp đề văn sau : “Phát biểu cảm nghĩ về một chuyện vui (hay chuyên buồn) thời ấu thơ của em”.

a) Hướng khơi nguồn cảm xúc viết đề này là gì ?

b) Thảo luận theo tổ. Sau đó mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày dự kiến về dàn ý bài vãn của tổ mình.

c) Cả lớp viết thành bài văn (hoặc đoạn văn).

Bài tập 28. Cảm xúc về một con vật nuôi.

a) Tìm hiểu đề và chọn một vật nuôi

b) Hướng khơi nguồn cảm xúc của em

c) Lập dàn ý cụ thể

d) Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

V – CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Ghi nhớ

  • Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hổi tưởng kỉ niệm về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
  • Nhưng dù dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm của người viết. Có như thế bài văn mới tạo được sự đồng cảm của người đọc.

2. Bài tập

Bài tập 29. Đây là đoạn văn biểu cảm của một học sinh :

… “Và sau này, khi đã là một sinh viên đại học, mình rất muốn được khoác chiếc áo màu xanh của thanh niên tình nguyện, tham gia vào “những mùa hè xanh”. Mình sẽ cùng mọi người đi đến mọi nơi, trồng cây gây rừng, mang lại màu xanh cho đất nước, quê hương. Mình mong muốn làm được nhiều việc để bảo vệ thiến nhiên. Mình sẽ học tập, trau dồi hiểu biết về môi trường, về Trái Đất. Đã có lúc mình ước mơ trở thành một nhà khoa học đi nghiên cứu về môi trường tự nhiên. Mình được đi khắp nơi xem xét, tìm hiểu về sự đa dạng phong phú của động, thực vật. Mình sẽ tạo ra những giống cây mới mang nhiều đặc tính tốt nhất. Chỉ cần vài ba năm là nó đã cao lớn, xoè tán lá to rộng. Như vậy công việc trồng rừng sẽ dễ dàng và việc phục hồi diện tích rừng sẽ nhanh chóng hơn. Mình còn mong ước trong tương lai sẽ được cùng đồng nghiệp xây dựng nhiều nhà máy xử lí rác thải, chế tạo và phổ biến rộng rãi những thiết bị lọc bụi, lọc khói và lọc khí từ các nhà máy… Mình tin nếu nhân loại trên Trái Đất đồng lòng và quyết tâm thì không có việc gì khó mà con người không làm được. Bây giờ, hôm nay đây, tuy mình mới đang học lớp 7 phổ thông, nhưng mình luôn mong ngóng về tương lai tốt đẹp. Mình sẽ học, sẽ học thật giỏi, thật chăm, lòng mình đang náo nức vô cùng ! Chào Giu-li-an-na thân mến của mình…”

a) Dòng tình cảm của nhân vật xưng “mình” trong đoạn văn xuất phát từ vấn đề gì trong cuộc sống ?

b) Những cảm xúc, suy nghĩ được đan xen với các sự kiện trong đoạn văn. Sự kiện ấy, nhân vật xưng “mình” đã thực hiện chưa ?

c) Cách lập ý trong đoạn văn trên của bạn học sinh được khơi nguồn từ hướng nào ?                                                        1

Bài tập 30. Đoạn văn biểu cảm sau đây được lạp ý theo hướng nào ?

“… Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lí do khác nhau. Riêng tôi, tôi lại yêu mùa đông. Vì sao thế nhỉ ? Tôi yêu mùa đông trước hết vì nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, bừng tỉnh giấc, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ và tất cá cho tôi. Nhớ nhất lúc mẹ khoác và cài khuy áo rét cho tôi. Mẹ thường âu yếm ôm đôi vai tôi và nói “Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi”. Ôi, mùa đông, mùa của tình mẹ !”

Bài tập 31. Viết một đoạn văn biểu cảm. Đề tài tự chọn. Chọn theo một trong các cách sau đây :

– Tưởng tượng một tình huống

– Quan sát và suy nghĩ

– Suy nghĩ về hiện tại

– Hứa hẹn, chờ mong.

(Đoạn văn từ 6 đến 10 câu).

Xem thêm chi tiết và tải về file word tại đây. 

=> Xem thêm: 

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận