Đáp án chuyên đề Từ loại – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

Từ loại

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Có thể làm theo các bước sau :

          – Tìm các đại từ ở ngôi thứ ba.

          – Tìm xem các đại từ đó thay thế cho những từ nào trước nó.

          a) họ thay thế cho “các quan chức nhà nước”.

          b) thay thế cho “ếch”.

          – Diễn đạt lại bằng cách không dùng các đại từ mà dùng các từ ngữ mà đại từ đó thay thế.

          – So sánh hai cách diễn đạt để thấy việc dùng đại từ có thể rút ngắn độ dài của văn bản, đồng thời làm cho cách diễn đạt tránh được sự trùng lặp.

          2. HS tìm các từ trỏ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai trong từng câu A và B. (Trong A : em trỏ ngôi thứ nhất, anh trỏ ngôi thứ hai; trong B : anh trỏ ngôi thứ nhất.)

          Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi,…), ngôi thứ hai (mày, mi,…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt.

          3. Em tôi trỏ ngôi thứ ba. Có thể thay em tôi bằng nó, hắn. Mỗi cách dùng đều kèm theo sắc thái tình cảm khác nhau.

          4. Qua bài tập 2, 3, cần rút ra kết luận : Mỗi từ xưng hô trong tiếng Việt, ngoài chỉ ra các ngôi trong giao tiếp, còn chứa đựng những tình cảm, thái độ riêng. Do đó, cần phải biết chọn lựa cách xưng hô cho phù hợp với tình cảm, thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe và với người, sự vật… được nói đến.

          5. Viết lại bài đã cho vào vở, tham khảo các từ đã nêu trong bài học để điền.

          6. Lưu ý : Các từ để hỏi có thể dùng để hỏi nhưng có thể dùng để trỏ chung.

          a) – Ai trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “mọi người”.

          – Ai trong câu sau dùng để hỏi.

          b) – Bao nhiêu trong câu đầu dùng để trỏ chung, có nghĩa là “rất nhiều”.

          – Bao nhiêu trong câu thứ hai dùng để hỏỉ.

          – Bao nhiêu trong câu cuối dùng để trỏ một số lượng chưa xác định.

          7. Một số quan hệ từ có hình thức giống với các danh từ, động từ. Cần lưu ý đến ý nghĩa của hai từ cho trong các câu để xác định đâu là quan hệ từ.

          8. Căn cứ vào cách dùng động từ nói (nói cho, nói với, nói về) để tìm hiểu ý nghĩa của các câu đã cho. Tự đặt tình huống để sử dụng các câu đó.

          Lưu ý : nói cho nó một trận (phê bình) khác với nói cho nó nghe.

          9. Tham khảo cách điền sau :

          Cặp quan hệ từ   :       

          nếu… thì…             (quan hệ : điều kiện – hệ quả ; đối chiếu, so sánh)

          vì… nên…              (quan hệ : nguyên nhân – hệ quả)

          tuy… nhưng…       (quan hệ : nhượng bộ – tăng tiến)

          để… thì…                (quan hệ : mục đích – sự việc)

          10. Trong câu : “Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh.”, cặp quan hệ từ nếu … thì … biểu thị quan hệ đối chiếu, so sánh. Có thể thay cặp quan hệ từ đó bằng quan hệ từ còn, cụ thể :

          Kiều là một người yếu đuối còn Từ là kẻ hùng mạnh.   

          11. Hai câu đã cho khác nhau về trật từ giữa tốtđắt. Cách sắp xếp khác nhau dẫn đến ý nghĩa khác nhau giữa hai câu. Ta đặt tình huống phải khuyên bạn “mua” hoặc “không mua” cái xe đó sẽ thấy rõ sự khác nhau giữa hai cách sắp xếp Ví dụ :

          a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt. Không nên mua nó.

          b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt. Mua nó đi.

          12. Xác định quan hệ giữa các cụm từ trước và sau các chỗ trống, từ đó chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Lun ý có thể có hơn một quan hệ từ thích hợp ở mỗi chỗ trống. Tham khảo cách điền sau :

          a) Chiến lược sự phát triển của phụ nữ

          b) Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó

          c) Xây dựng nếp sống văn hoá trong thanh thiếu niên.

          13. Trước hết cần xác định lỗi trong mỗi câu, từ đó tìm cách chữa lại các lỗi đã phát hiện để có câu đúng. Tham khảo cách phân tích như sau :

          a) Dùng thừa quan hệ từ của làm cho câu trở nên không rõ các thành phần. Cần bỏ quan hệ từ của để người lao động trở thành chủ ngữ của câu.

          b) Mắc lỗi tương tự như câu trên.

          c) Thừa quan hệ từ bằng.

          d) Thừa quan hệ từ qua.

          đ) Thừa quan hệ từ nên.

          14. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa thông minhlười (quan hệ đối nghịch, tương phản), từ đó chỉ ra cách dùng quan hệ từ nào thì diễn đạt chính xác quan hệ ý nghĩa đó (dùng quan hệ từ nhưng).

          15. Hai cặp quan hệ từ : nếu… thì…, giá… thì… đều dùng để chỉ quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả nhưng cặp giá… thì… chỉ dùng để chỉ những sự việc được giả định đã xảy ra trong quá khứ, còn cặp nếu… thì… có thể dùng cho cả hiện tại và tương lai. Ví dụ :

          Nếu mai trời nắng thì chúng mình sẽ đi chơi. (không dùng giá… thì…)

 

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận