Đáp án chuyên đề thơ trung đại – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

THƠ TRUNG ĐẠI

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          Trắc nghiệm

          1. b           2. a             3. c              4. a            5. b  

          6. c           7. c              8. a              9. d             10. b

          Tự luận

          1. Bài thơ Sông núi nước Nam được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt : cuộc chiến đấu của quân và dân ta với nhà Tống bên sông Như Nguyệt. Tuy lúc đó thắng lợi chưa đến nhưng bài thơ có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách rõ ràng quyền tự chủ của đất nước “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Chữ trong nguyên bản chữ Hán mang hàm nghĩa sâu sắc hơn là chữ ở trong bản dịch. Tác giả xác lập căn cứ phân định cương vực lãnh thổ trong “sách trời”, đó là thiên lí mà tất cả mọi người đều biết. Sau đó, sự khẳng định quan trọng hơn với độc lập của dân tộc là bản lĩnh, ý thức bảo vệ quốc gia của dân tộc đó. Lời lẽ đanh thép, giọng điệu cương quyết, lập luận chặt chẽ đã tạo nên bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc bằng thơ ca, mở đầu cho truyền thống hào hùng của thơ ca và lịch sử dân tộc.

          2. Hai địa danh Chương Dương và Hàm Tử gợi nhắc những chiến công oanh liệt của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai. Bến Chương Dương, nơi đã diễn ra trận chiến “Chương Dương độ – Hàm Tử quan” nổi tiếng trong lịch sử chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai vào ngày mùng 7 tháng 5 âm lịch năm 1285, do Thượng tướng Trần Quang Khải và các tướng Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền… đánh bại cánh quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy. Cửa Hàm Tử hay Hàm Tử quan là địa danh nổi tiếng, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù. Tháng 5 năm 1285, sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (tháng 2 năm 1285), và vào Thanh Hoá (tháng 4 năm 1285), vua tôi nhà Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285. Năm vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1253 – 1330) chỉ huy đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

          Những danh từ riêng không chỉ là tên địa danh mà còn gợi nhắc những kí ức lịch sử, những chiến công hào hùng của dân tộc, những số phận lịch sử. Địa danh được nhắc đến liên tiếp thể hiện chiến công oanh liệt, chiến thắng vang dội của dân tộc.

          3. Trong đoạn trích Sau phút chia li, nhiều từ ngữ được nhắc đi nhắc lại:

          Hàm Dương và Tiêu Tương : 2 địa danh cách xa vạn dặm được nhắc đi nhắc lại 3 lần, nhằm khắc sâu, tô đậm nỗi buồn cô đơn đầy ám ảnh của người chinh phụ.

          Ngàn dâu xanh ngắt : Nỗi sầu chia li đã lên đến cực độ, gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông không giới hạn. Làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên khơi nguồn trong tâm hồn chinh phụ.

          4. Lớp nghĩa thứ hai trong bài Bánh trôi nước phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ qua 2 dòng thơ cuối :

                             Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                             Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

          Chỉ một chữ son đủ khẳng định phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của người phụ nữ. Vượt qua những nỗi khổ đau, sự chìm nổi của cuộc đời, số phận, người phụ nữ vẫn thể hiện sự son sắt của mình. 

 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận