Đại từ – Phần Tiếng Việt – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

ĐẠI TỪ

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

– Các tiểu loại đai từ

Đại từ là một từ loại trung gian, không thuần nhất, nên phân loại thành các tiểu loại là một việc khó khăn, phức tạp. Có những cách phân chia khác nhau. Dù cách phân chia nào cũng cần thấy những tiểu loại sau, mà quan trọng là lớp đại từ xưng hô.

1. Đai từ xưng hô

Đại từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi như các ngôn ngữ Âu châu ; có những đại từ xưng hô ở tiếng Việt không đơn thuần chỉ một ngôi xác định (ta, chúng ta, chúng mình, mình,…).

Những đại từ xưng hô trong tiếng Việt có thể chia làm hai lớp :

– Ở tiếng Việt, các đại từ xưng hô gốc, đích thực rất ít : tao, ta, mày, nó, hắn và chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (thân mật, suồng sã – thô tục, khinh thường).

– Do đó, có nhiều yếu tố được đại từ hoá dùng để xưng hô, như :

+ Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự : tôi, tớ, mình, hoặc còn dấu ẩn danh từ khá rõ : chàng, nàng, thiếp, người, ngài người ta,…

+ Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như : cu, ông, bà, cha, mẹ, bác, cậu, cô, dì, mợ, thím, anh, chị, em, con, cháu,… (ngoại trừ những từ sau không được sử dụng xưng hô ở gia đình và ngoài xã hội : trai, gái ruột, họ,… Hai yếu tố nội ngoại chỉ được dùng để xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ như :

Tôi hỏi nội tôi : “Dừa có tự bao giờ ?’

Nội nói : “Lúc nội còn con gái,

Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân…”.

(Lê Anh Xuân)

Những từ : dâu, rể, vợ, chồng cũng không được dùng làm từ xưng hô).

+ Các danh từ : bạn, đồng chí, tính từ danh hoá : lão.

+ Các từ chỉ học hàm, học vị, tước hiệu : giảo sư, tiến sĩ đại tướng,…

+ Các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp : bác sĩ, tổ trưởng,…

+ Các tên riêng của người : Hồng, Hà, Hằng,…

+ Các từ ngữ chỉ nơi chốn : ấy, đây, đáy, đằng ấy,…, chẳng hạn :

Này, đây nói cho mà biết, đấy mà không trả là không xong đâu !

+ Một số từ có nguồn gốc vay mượn :

– y, thị, chúng (đã Việt hoá) (đại từ)

– huynh, đệ đại ca, tiên sinh,… (danh từ)

– moa(moi), toa (toi) (từ gốc Pháp)

Những đại từ xưng hô gốc, thiếu từ biểu thị sắc thái biểu cảm lịch sự, do đó, hầu hết danh từ chỉ người trong quan hệ gia tộc, thân thuộc đều có thể dùng làm từ xưng hồ để thể hiện sắc thái này. cần chú ý là, có những từ dùng vừa xưng vừa gọi (hô) được ; một số từ (chỉ chức danh, nghề nghiệp) lại chỉ dùng để gọi (hô) mà không dùng để xưng như : chủ tịch, thủ trưởng, giám đốc,…

2. Đại từ chỉ định

Đó là những đại từ trỏ nơi chốn, thời điểm xác định (định vị về thời gian, không gian). Sự định vị này lấy vị trí, thời điểm người nói làm điểm gốc đê giới hạn vị trí, thời đoạn như : đây, đó, đây, nãy, này, nọ, ấy,…

– thường đi kèm, hạn định thời gian hiện tại (theo nghĩa rộng), ví đây nay, ngày nay, hôm nay, ….

– hạn đinh thời gian gần mà sự việc vừa xảy ra, ví dụ : hồi nãy, lúc  nãy,…

– Nọ chỉ định thời gian thuộc về quá khứ, thời gian xảy ra trước so với lời điểm nói, ví du : hôm nọ, dạo nọ, ngày nọ,… Nọ cũng có thể đi kèm từ vị rí để chỉ một vị trí chưa thật xác định ; chỗ nọ, chỗ kia, nơi nọ, nơi kia.

– Này : trong một thời điểm, một vị trí xác định, gần với người nói, ví dụ : chỗ này, giờ này, lúc này, buổi này,…

Căn cứ vào vị trí từ gần đến xa thì thấy :

này                    ấy, đó                        kia

Ví dụ :                 lúc này                lúc ấy

chỗ này               chỗ ấy(đó)        chỗ kia

Chú ý:

– Hôm kia chỉ thời gian xảy ra trước lúc đang nói một hôm (thuộc về quá khứ).

– Ngày kia chỉ thời gian sau thời điểm nói một ngày (thuộc về tương lai).

Có thể dựa vào nghĩa chia thành :

* Đại từ xác định : đây, này, nay. Ví dụ :

– ngồi đây, nơi đây

– lúc này, chỗ này, ghế này.

– Đại từ không xác định : ấy, nọ, đó, kia, đấy,… Ví dụ :

– khi ấy, hồi đó, nơi đó, chỗ ấy, nhà ấy, người đó, dạo nọ, người đấy, cô kia.

– Đừng đứng núi này trông núi no.

Cần chú ý cách sử dụng cặp đại từ chỉ định : đây – đó (đi đây đi đó), này – nọ (nói này nói nọ).

– Có trường hợp (không phổ biến), đây, ấy, đấy lại lâm thời dùng làm đại từ xưng hô (các em nhỏ thường dùng). Ví dụ :

Đấy đã bảo ấy, ấy lại không nghe.

Đại từ đó, đây, đấy, đó,.:, còn có tác dụng làm phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản.

3. Đại từ để hỏi

Đó là các từ : gì, nào, sao, thế nào, ra sao, bao giờ, bao nhiêu, ai,… Ví dụ :

– Ai gõ cửa thế? – Anh hỏi ai ?

– Cải gì xảy ra thế? – Cô nói gì ?

– Dạo này anh sống ra sao ?

– Quyển sách này giá bao nhiêu ?

– Sức khoẻ của mẹ thế nào ?

4. Đại từ chỉ khối lượng, tổng thể

Đó là các từ : cả, tất cả, tất thảy, hết thảy…, chúng có tác dụng trỏ và thay thế sự vật… Ví dụ :

– Bàn tay ta làm nên tất cả.

– Nó ăn cả con gà.

– Tất cả đều đi xem phim.

5.  Các đại từ phiếm chỉ

Đó là các từ ai, người ta, bao nhiêu… bấy nhiêu. Ví dụ :

–         Còn ai ai tỉnh ai mê

Những ai thiên cổ đi về những đâu ?

(Tản Đà)

–        Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai.

Cấu trúc câu mang nghĩa phiếm chỉ (có thể là : phủ định + nghi vấn) khác với điều đang nói về các đại từ có nghĩa phiếm chỉ.

6. Các đại từ thế, vậy

Đó là các đại từ trỏ và thay thế được động từ, tính từ. Ví dụ :

– Cái áo này đẹp, cái kia cũng thế.

– Tôi viết thư, nó cũng vậy.

Cần phân biệt với thế, vậy là tình thái từ, như :

– Sao dạo này anh gầy thế?

– Chúng tôi đã làm hết cách rồi vây !

( Theo Lê Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)

* Gợi dẫn

Đại từ thường được hiểu nôm na là những từ thay thế. Đây là lớp từ không thuần nhất, tức bao gồm rất nhiều tiểu loại khác nhau.

Nếu SGK Ngữ văn 7 chỉ phân biệt khái quát có hai loại đại từ là đại từ để trỏ và đại từ để hỏi thì tài liệu trích dẫn trên đây phân biệt chi tiết hơn ; cụ thể trong nhóm đại từ để có thể phân biệt các tiểu loại như đại từ xưng hô, đại từ chỉ đinh, đại từ chỉ khối lượng, tổng thể, đại từ phiếm chỉ.

Trong một số trường hợp, cần phân biệt đại từ với các từ loại khác có hình thức ngữ âm giống với đại từ. Chẳng hạn, phân biệt đại từ với tình thái từ.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận