Củng cố, mở rộng kiến thức về cổ tích – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

TRUYỆN CỔ TÍCH

I. CỦNG CÔ VÀ MỞ RỘNG KIÊN THỨC

1. Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

2. Truyện cổ tích có thể chia làm ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt.

– Truyện cổ tích thần kì là tiểu loại tiêu biểu nhất của truyện cổ tích. Những truyện thuộc tiểu loại này thường ra đời từ rất sớm và những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy ở kiểu truyện này. Đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích thần kì là sử dụng yếu tố kì ảo một cách đậm đặc. Đó là một yếu tố không thể thiếu được của cốt truyện, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng về một xã hội lí tưởng của nhân dần và kết thúc truyện thường có hậu.

– Truyện cổ tích loài vật là kiểu truyện mà nhân vật là các con vật trong thế giới loài vật. Tác giả dân gian thông qua các con vật, mối quan hệ của các con vật để gián tiếp phản ánh xã hội con người, những mối quan hệ của con người trong xã hội.

– Truyện cổ tích sinh hoạt, là những truyện rạ đời khi mâu thuẫn và đấu tranh xã hội trở nên gay gắt. Thực tế này đi vào trong truyện cổ tích đã làm cho yếu tố hoang đường kì ảo giảm nhẹ và thay vào đó là các yếu tố hiện thực để phản ánh sâu sắc những sinh hoạt- đời thường, những quan hệ gia đình và xã hội. Thông qua những bức tranh sinh hoạt, những mối quan hệ này nhân dân đã gửi gắm những ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, phê phán cái ác và đề cao đạo đức, luân lí.

3. Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích : Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, cùng với sự xuất hiện thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích đã ra đời. Nhưng khác với truyền thuyết, đối tượng phản ánh của truyện cổ tích không phải là những nhân vật lịch sử hay các sự kiện lịch sử mà là những quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là số phận của những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội.

– Truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội: Ra đời và phát triển trong xã hội có phân hoá giai cập, truyện cổ tích rất chú ý tới việc phản ánh những mâu thuẫn giai cấp, phản ánh những cuộc đấu tranh xã hội. Đi sâu vào mảng đề tài này, truyện cổ tích chú ý khai thác những mâu thuẫn gia đình, tác giả dân gian quan niệm gia đình là một xã hội thu nhỏ. Và với cái nhìn như vậy, truyện cổ tích đã lí giải những mâu thuẫn gia đình trong mối tương quan vói các quan hệ xã hội. Chế độ phong kiến đề cao, coi trọng người đàn ông thì trong gia đình nảy sinh mối quan hệ bất bình đảng giữa nam và nữ, con trưởng và con út. Nếu gia đình là mái ấm của những đứa trẻ có đủ cha, đủ mẹ thì những đứa trẻ mồ côi, những đứa trẻ bị bỏ rơi lại bị hắt hủi và bóc lột tàn tệ… Truyện cổ tích đã dựng nên những bức tranh trái chiều nhau giữa hai cảnh sống của giai cấp thống trị và những người thuộc tầng lóp bị trị. Khi phản ánh những mâu thuẫn giai cấp, những cuộc đấu tranh xã hội, các tác giả dân gian đã thể hiện một cái nhìn đầy cảm thông, thương yêu, nâng đỡ những con người “nhỏ bé” gặp phái những cảnh ngộ trớ trêu. Và ẩn sâu trong cái nhìn đó là một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, mãnh liệt của nhân dân lao động, đồng thời’Cũng ánh lên một niềm tin vào ngày mai tươi sáng.

– Truyện cổ tích phản ánh ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội tốt đẹp, cộng bằng, dân chủ: Thực trạng xã hội được phản ánh trong truyện cổ tích là hết sức đen tối, đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ. Trong gia đình thì anh cướp hết của cải eủa em (Cây khê), chị giết em để cướp chồng (Sọ Dừa), anh nuôi lợi dụng, hãm hại và lừa gạt em để cướp công (Thạch Sanh), mẹ con dì ghẻ hành hạ, sát hại con riêng của chồng (Tấm Cám). Ngoài xã hội cũng đầy rẫy những cảnh bất công, oan trái, đói rét, thảm thương (Chim Huýt-cô, Chủ Đồng Tử, Bò béo bò gầy, Sự tích con muỗi…). Hơn bất kì một thể loại văn học dân gỉan nào khác, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới hiện thực trong những “giấc mơ”. Và qua những “giấc mơ” ấy người dân lao động đã trực tiếp trình bày, phản ánh khát vọng của mình về một xã hội công bằng, dân chủ. Ở dó những người dân lương thiện, nghèo khổ, hiền làrih, chăm chỉ làm ãn sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với đạo đức và tài nâng của họ, đồng thời những kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng.

     Trong “thế giới cổ tích” người dân lao động không chỉ ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ mà còn có cả những ước mơ khác, bay bổng và đẹp đẽ. Đó là ước mơ về lao động nhẹ nhàng: trong một đêm xây được cả một toà lâu đài tráng lệ; giao thông thuận tiện: tấm thảm biết bay, đôi hài vạn dặm; đời sống vật chất phong phú mà không cần phải lao động vất vả: con người chỉ cần trải khăn ăn hoặc ngả mâm thần ra là có đủ thứ thức ăn sơn hào hải vị, ước mơ sống lâu, ước mơ có những công cụ lao động và vũ khí tốt để lao động và chiến đấu có hiệu quả…

– Truyện cổ tích đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức xã hội: Truyện cổ tích đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức xã hội theo hai khuynh hướng: đề cao, ca ngợi và phê phán, lên án.

+ Khuynh hướng thứ nhất, đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Theo khuynh hướng này, chúng ta thấy trong “thế giới cổ tích” người dân lao động không chỉ đơn thuần là phản ánh những mâu thuẫn xã hội hay trình bày những khát vọng về một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ mà còn đề cao, ca ngợi nhũng tình cảm đạo đức xã hội tốt đẹp theo những quan điểm thẩm mĩ của mình. Đó là tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt [Sự tích đá Vọng Phu, Sự tích con sam), là tình bạn keo sơn thắm thiết [Sự tích chim quốc, Ba người bạn), là tình anh em, vợ chồng gắn bó thắm thiết [Sự tích trầu cau), là tình người nhân hậu (Người trồng mía và người đi đường, Tấm Cám – bà hàng nước cưu mang che chở cho cô Tấm).

+ Khuynh hướng thứ hai: Truyện cổ tích phê phán, lên án những thứ phi đạo đức trong xã hội. Đối với những trường họp này, nhân dân coi đây là những bài học bổ ích để cảnh tỉnh những kẻ ác, cái ác đang hoành hành trong xã hội: kết thúc truyện cổ tích người “ở hiền” sẽ “gặp lành”, còn cái ác, kẻ ác bao giờ cũng bị trừng trị đích đáng. Không chỉ vậy, nhân dân còn muốn coi truyện cổ tích là những liều “thuốc đắng dã tật” hay nhắc nhở, khuyên răn cho những ai đã và đang cố tình lãng quên tình nghĩa anh em, vợ chồng, cha mẹ, làng xóm, để củng cố vun đắp những tình cảm tốt đẹp trong gia đình, họ hàng, làng xóm.

Những quan niệm đạo đức thể hiện trong truyện cổ tích được chắt lọc từ chính trong kinh nghiệm ứng xử thực tế, đồng thòi là những lí tưởng đạo đức mà nhân dân muốn xây dựng. Do vậy nó vừa quen lại vừa lạ, vừa gần gũi vừa cao cả, vừa đời thường vừa thánh thiện. Nó không chỉ là cáị vốn có trong cộng đồng mà còn là cái sẽ có, cần có để cho cuộc đòi ngày càng tốt đẹp hon.

5. Đặc sắc về nghệ thuật

– Cốt truyện và kết cấu

+ Cốt truyện của truyện cổ tích íà sự đan cài của một loạt những mô-típ theo một hệ thống nhất định. Do vậy, trong truyện cổ tích hầu như không có những cốt truyện độc lập. cốt truyện của truyện cổ tích thường ngắn gọn, ít tình tiết phức tạp. Nó không có những chi tiết rườm rà mà thay vào đó là những công thức trần thuật đơn giản, gọn nhẹ. Truyện được kể trung thành theo trục thòi gian : việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau.

+ Truyện cổ tích thường có một số kết cấu như sau:

Kết cấu một trục thẳng: Đây là kiểu kết cấu mà cốt truyện có một nhân vật chính, nhân vật này hành động liên tiếp, các nhân vật và các sự kiện bị chi phối bởi những hành động của nhân vật chính. Ví dụ Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Lọ nước thần…

Kết cấu ba chặng tăng cấp: Đây là kiểu kết cấu có cốt truyện được chia làm ba chặng, mỗi một chặng là một thử thách với nhân vật mà thử thách sau cao hơn thử thách trước. Khi nhân vật chính vượt qua thử thách thứ ba là lúc nhân vật đạt được mục đích cuối cùng và cũng là lúc kết thúc truyện. Ví dụ Thạch Sanh.

Kết cấu đồng quy: Đây là kiểu kết cấu mà nhân vật được chia làm hai tuyến. Hai tuyến nhân vật này đều đứng trước những thử thách như nhau. Những thử thách này là các tình huống mà nhân vật phải trải qua. Và trong quá trình xử lí các tình huống này thì bản chất nhân vật sẽ được bộc lộ và dẫn đến những kết thúc trái ngược nhau. Ví dụ truyện Cây khế, Hai cô gái và cục bướu…

– Nhân vật: Nhân vật chính trong truyện cổ tích là những con người bé nhỏ tầm thường. Ở các .cốt truyện chia làm hái tuyến nhân vật thì nhân vật thiện luôn là những- người nghèo khổ có tài có đức, luôn bị áp bức bóc lột. Họ là những con ngưòi hoàn hảo về mọi mặt, tiêu biểu cho quan niệm thẩm mĩ của nhân dân. Ngược lại nhân vật ác thì lại ác và xấu đến tột cùng. Chúng là những kẻ có lòng dạ nham hiểm, tham lam vô độ. Ngược lại ở những truyện không chia hai tuyến đối lập thì nhân vật chính của truyện thường đứng ở một cực nào đó, hoặc là xấu hoặc là tốt, tính cách này không phát triển và cũng không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nhân vật trong truyện cổ tích thường mang tính chất đại diện chứ không mang tính cá nhân, cá thề. Họ là đại diện cho một tầng lóp hay một nhóm người nào đó, mang tính khái quát chung chung về một loại nhân vật (nhân vật chức năng). Do tính chất này mà nhân vật truyện cổ tích mang tính phiếm chỉ.

– Yếu tố thần kì: Yếu tố thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Yếu tố thần kì này có thể là những nhân vật thần kì như ông Bụt, cô Tiên, Thiên Lôi, Ngọc Hoàng, phù thũỷ, yêu tinh…, cũng có thể là những đồ vật hay vật thể thần kì như gậy thần, khăn thần, mâm thần, đàn thần, niêu thần…, cũng có thể là những con vật thần kì như ngựa thần, chim thần, rắn thần… Trong truyện cổ tích Việt Nam, nhân vật thần kì chia làm hai loại: những ông Bụt, bà Tiên luôn tốt bụng, giàu lòng thương người luôn hiện lên để giúp đỡ những kẻ thấp cổ bé họng còn những phù thuỷ, yêu tinh thì luôn độc ác, làm hại người. Khác với các nhân vật thần kì, các đồ vật thần kì và con vật thần kì phần lớn không đứng riêng về phe nào cả, ai có nó là làm chủ được nó. Ví dụ ngựa thần, chim thần, mâm thần giúp tất cả những ai là chủ nhân của chúng. Khi tham gia vào truyện cổ tích, các yếu tố thần kì có nhiều tác dụng khác nhau, nhờ có nó mà cốt truyện có thể kéo dài hay rút ngắn theo ý người kể chứ không phụ thuộc vào lô-gíc thực tế. Nhờ có yếu tố thần kì này mà truyện cổ tích hấp dẫn mọi lứa tuổi, mọi thời đại, thể hiện một cách sinh động những ước mơ của nhân dân lao động.

 

Xem thêm : Các câu truyện về cổ tích (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6 tại đây. 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận