Cấu Trúc Đề Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Thường Gặp

Đang tải...

Để có thể làm tốt bài thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 thì các bạn học sinh cần nắm chắc cấu trúc một đề học sinh giỏi Ngữ Văn thường gặp, để từ đó tập trung luyện tập các kỹ năng và kiến thức cần thiết.

CẤU TRÚC ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THƯỜNG GẶP

A. DẠNG ĐỀ CÓ PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy ngữ liệu ở đâu? những khía cạnh nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 1 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật… miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy có thể trong hoặc không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ý nghĩa.

Các em nên chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau: bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân; ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn; hạn hán; vai trò của nguồn nước trong cuộc sống; lòng tự trọng; lòng nhân ái khoan dung; lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ; nghị lực sống của con người; cho và nhận;…….. (qua các vấn đề thường nhật, câu chuyện, tấm gương) 

2. Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

– Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…

– Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng… (kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.

– Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

* Phần đọc hiểu

– Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

– Các câu hỏi thường gặp:

+ Xác định thể thơ, kiểu bài

+ Nội dung chính của khổ thơ, đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)

+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ, đoạn trích? Tác dụng của chúng?

* VÍ DỤ:

2.1. Với thơ

– Câu hỏi 1:

+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát

+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)

+ Xác định phương thức biểu đạt.

– Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.

Câu hỏi 3: Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật, giá trị biểu đạt của các BPTT trong đoạn thơ.

Câu hỏi 4: (NLXH). Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ nội dung đoạn thơ hay ý thơ.

B. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ GỢI RA TỪ BỨC TRANH HOẶC HÌNH ẢNH 

Đây là dạng đề thường xuất hiên trong các đề thi những năm gần đây, nhất là trong các kì thi Olimpic. Đề thi có sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm hình ảnh. Trong cuộc sống, việc đọc hiểu rất đa dạng, đa phương thức như sơ đồ, bảng biểu… Xu hướng ra đề thi đa dạng, ra đề bằng hình ảnh không hề xa lạ trong đề khảo sát năng lực đọc hiểu của học sinh.

Tùy vào năng lực và trải nghiệm của học sinh mà mỗi người sẽ có cách trình bày quan điểm khác nhau. Cấu trúc bài làm cần linh hoạt sử dụng một trong các dạng trên. Tuy nhiên, cái khó của dạng đề này là thường gợi mở nhiều vấn đề, người viết do đó cần có năng lực khái quát thành một vấn đề chung nhất, bao quát nhất, đồng thời phải có bản lĩnh khi nghị luận về vấn đề.

Người học có thể đọc thông điệp theo nhiều hướng khác nhau mà đáp án không hề khuôn mẫu hay áp đặt hệ thống ý có trước, miễn là luận giải theo hướng tích cực phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ở đây, không chỉ đánh giá năng lực đọc hiểu mà còn là năng lực làm văn của người học, nên tùy đối tượng học sinh sẽ có cách phân tích vấn đề khác nhau. Vì thế, hoàn toàn phù hợp để kiểm tra dành cho học sinh giỏi.

1. Bày tỏ suy nghĩ của anh chị về bài học cuộc sống rút ra từ bức tranh.

Gợi ý:

Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với nội dung rút ra từ 1 bức tranh; kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, không mắc các loại lỗi.

Yêu cầu về kiến thức: Đây là một đề mở, thí sinh có thể có nhiều cách kiến giải khác nhau nhưng cần có sức thuyết phục, đảm bảo các ý cơ bản sau.

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

* Thân bài: Giải quyết vấn đề:

– Trình bày cách hiểu về bức tranh:

⇒ Ý nghĩa của bức tranh: Phần này thí sinh có thể rút ra nhiều bài học khác nhau nhưng phải có lập luận thuyết phục.

– Bàn luận:

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học:

* Kết bài: Kết thúc vấn đề: Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động.

2. Cách làm bài văn nghị luận mang tính đối thoại, bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề đặt ra từ nội dung câu chuyện.

Dàn bài, gợi ý

Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề

* Thân bài:

Giải thích vấn đề

Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai, phải/trái, đồng tình/không đồng tình…)

Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và hành động).

Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề

 C. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: ĐỐI VỚI ĐỀ THI HSG VĂN 9 THƯỜNG RA DƯỚI DẠNG PHÂN TÍCH, LÀM SÁNG TỎ MỘT Ý KIẾN, MỘT NHẬN ĐỊNH.

CẤU TRÚC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH

Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:

1. Mở bài: Tùy theo yêu cầu của đề để có những hướng tiếp cận mở bài khác nhau.

2. Thân bài:

2.1. Giải thích:

– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.

– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)

2.2. Bàn luận:

– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.

– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)

2.3. Chứng minh:

– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích)

+ Luận điểm 1:

+ Luận điểm 2:

+ Luận điểm 3:

…………

2.4. Đánh giá:

– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)

2.5. Liên hệ:

3. Kết bài.

Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.

Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

>> Xem thêm: Rèn luyện kĩ năng nghị luận về một nhân vật (có ví dụ)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận