Rèn luyện kĩ năng nghị luận về một nhân vật (có ví dụ)

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo bài viết chia sẻ kỹ năng nghị luận về một nhân vật sau đây. Bài viết gồm một bài phân tích chi tiết nhân vật Lão Hạc để làm ví dụ nhằm giúp các bạn tự ôn luyện và nâng cao kỹ năng nghị luận về một nhân vật.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT, ĐOẠN TRÍCH…

 Ví dụ nghị luận về một nhân vật:

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT LÃO HẠC

Mở bài 1:

Viết về đề tài nông dân trước cách mạng, “Lão Hạc” là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã đổ lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

Mở bài 2:

Nam cao là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Truyện ngắn Lão Hạc viết 1943 là một trong những tác phẩm tiểu biểu nhất của ông. Truyện đã thể hiện thành công nhân vật Lão Hạc dù rơi vào hoàn cảnh bi đát nhưng vẫn giữ được tấm lòng lượng thiện, trong sáng của mình.

Mở bài 3:

Cũng viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ nhưng nếu Tắt đèn nhà văn Ngô Tất Tố đã để cho nhân vật của mình vùng lên đấu tranh chống lại cường quyền thì với tác phẩm lão Hạc Nam Cao lại để cho Lão Hạc phải chết trong đau đớn, quằn quại. Tuy kết thúc khác nhau nhưng lại đều thể hiện cuộc sống bần cùng, bế tắc và vẻ đẹp sáng ngời nhân cách của họ. Lão Hạc chính là một con người như thế.

Luận điểm 1: Đọc tác phẩm, ta thấy Lão Hạc, một con người nghèo khổ, hất hạnh.

Ba sào vườn vợ lão thắt lưng buộc bụng tậu về, một túp lêu, một con chó vàng là của con trai lão mua… đó là tài sản, vốn liếng của lão. Thì ra tài sản lão làm ra chẳng có gì, tất cả đều của vợ và con lão. Vợ chết đã lâu, cảnh gà trống nuôi con, lão lần hồi làm thuê kiếm sống.

Nhận xét đánh giá ⇒ Có ai hiểu được gia cảnh lão khi không có bàn tay của người vợ, người mẹ thế mà lão vẫn cố sống đẻ nuôi con. Đó là một sự hi sinh không hề nhỏ. Đó là tất cả cuộc đời của lão khiến lão phải thốt lên rằng: “cuộc đời như thế chỉ “nhỉnh” hơn cái kiếp con chó”! Và cũng chính từ cái nghèo, cái đói mà người cha như lão đành phải chịu khuất phục trước hạnh phúc của đứa con trai “độc đinh”. Thế rồi, con trai lão quyết chí đi đồn điền cao su để có tiền cho “bõ tức”. Cuộc đời của lão như nhói lên một nỗi đau, một cảnh đời cùng khổ của những người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.

Nhận xét đánh giá ⇒ Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày thêm chồng chất. Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó vàng. Khổng một người thân bên cạnh đỡ đần, săn sóc cho một bát cháo, một chén thuốc! Tình cảnh ấy thật đáng thương!

Nhận xét đánh giá ⇒ Có lẽ khi viết về hoàn cảnh nghèo đói của lão hạc, nhà văn Nam Cao đã không cầm được nước mắt xót thương cho Lão Hạc. 

Nhận xét đánh giá ⇒ Có lẽ khi viết về gia cảnh Lão Hạc, nhà văn Nam Cao như ứa từng giọt lệ bởi lẽ ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bên cạnh lão không có người thân để nương tựa mỗi khi trái gió trở trời. Niềm an ủi duy nhất của lão chính là cậu vàng nên lão xem nó như một vật báu. Ngòi bút của Nam Cao như tuôn từng dòng lệ khi viết về cuộc đời của người nông dân trước cách mạng.

Bình, đánh giá ⇒ Qua số phận nhân vật ta nhận ra bóng dáng của thời đại, nhận ra bức tranh hiện thực của xã hội  mà nhân vật đang sống.

Luận điểm 2: Sống trong nghèo đói nhưng ở con người Lão Hạc vẫn toát lên một tình yêu thương vô bờ bến. Đó là tình yêu con đến cả quên mình.  

Lão rất yêu con, biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ “lão thương con lắm… ”. Lão đau đớn khi con sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi (…). Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi? “Cao su đi dễ khó về” (Ca dao). Có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đua mất con, có nỗi đau nào khi người cha không lo nỗi hạnh phúc riêng cho đứa con độc nhất của mình. Cho nên mỗi khi nhắc đến con là lão lại rấn rấn nước mắt với một giọng buồn thương. Con trai lão Hạc đã đi “bẳn bặt” năm, sáu năm chưa về. Hoa lợi trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về “có chút vốn mà làm ăn”. Lão tự bảo: “Mảnh vườn là của con ta… Của mẹ nó tậu thì nó hưởng…”. Đói khổ quá, nhưng lão Hạc đã giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Lão đã tìm đến cái chết, “thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”. Tất cả vì con, một sự hi sinh thầm lặng cực kì to lớn!

Nhận xét đánh giá ⇒ Có thể nói nỗi đau lớn nhất của lão Hạc là nỗi đau thân phận làm cha nhưng cũng có thể nói rằng sự hi sinh của lão đối với con cũng không gì sánh được. Một người cha sẵn sàng hi sinh cả sự sống của mình chỉ để giữ thêm chút tiền cho con thật là chưa từng có.

Bình   Cái chết củ lão hạc là cái chết  đồi sự sống, sống trong sạch như bông sen giữa bùn nhơ của xã hội thực dân phong kiến cũng đồng thời là tiếng nói tố cáo đã đẩy con người đến bước đường cùng đầy nghiệt ngã. Chi tiết cái chết của lão hạc đã kết thúc một chuỗi dài những bi kịch của cuộc đời lão và trở thành chi tiết điển hình của tác phẩm. Nó chứa đựng những thông điệp của tác phẩm cũng như nỗi lòng nhân ái của tác giả.

Liên hệ, nhận xét ⇒  Đến đây ta nhớ đến tác phẩm một bữa no của nhà văn, cái đói quay quắt để rồi khi no lại chết. Nam Cao đã phải thốt lên – cuộc đời này không ăn uống sẽ giản dị biết bao. Lão hạc thì lại khác, ông lựa chọn cái chết để giữ cho mình trong sạch… thế mới thấy sự hi sinh của tình người cha lớn nhường nào!

Bình, đánh giá Phải chăng nhà văn đã đứng trong lao khổ, mở hồn đón lấy mọi vang động của cuộc đời để viết nên những trang văn chân thực, giàu tình người, tình yêu thương đến thế! Mỗi trang văn không chỉ là trang đời mà còn là những dằn vặt trăn trở suy nghĩ của nhà văn. Đó chính là sự tổng hòa của cái tâm cao cả, cái tài, cái tình của nhà văn Nam Cao. Thật đúng khi nhận xét rằng: không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết ra. Lão Hạc chết đi nhưng hình ảnh, tình yêu thương, nhân cách sống của nhân vật vẫn sống mãi trong lòng người đọc.

Luận điểm 3: Tình yêu thương của lão còn thể hiện sâu sắc đối với cậu Vàng, mà người con trai để lại.

Lão quý nó, đặt tên nó là “cậu Vàng ”. Cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu. Bắt rận hoặc đem nó ra cầu ao tắm. Lão ăn gì cũng chia cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu, cậu Vàng ngồi dưới chân, lão nhắm một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Lão tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà.

Nhận xét đánh giá ⇒ Có thể nói, cậu Vàng được lão Hạc chăm sóc, nuôi nấng như con, như cháu; nó là nguồn vui, chỗ dựa tinh thần, nơi san sẻ tình thương, giúp lão Hạc vợi đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn, cay đắng. Cậu Vàng là một phần cuộc đời lão Hạc. Nó đã tỏa sáng tâm hồn và làm ánh lên bản tính tốt đẹp của ông lão nông đau khổ, bất hạnh này. Vì thế, sau khi bán cậu Vàng đi, từ túng quẫn, lão Hạc chìm xuống đáy bể bi kịch, dẫn đến cái chết vô cùng thảm thương.

Bình ⇒ Tình yêu thương khiến Lão Hạc quên đi mọi khổ đau, hiện thực ám cảnh trước mắt, lão như sống ở một thế giới khác – thế giới êm ái lạ lùng mênh mang như lơ lửng ở một tầng khác – đó là thế giới của tình yêu thương, tình phụ tử thiêng liêng cao cả.

Luận điểm 4: Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng.

Trong đói khổ cùng cực phải ăn củ chuối, củ ráy…, ông giáo mời lão ăn khoai, uống nước chè, lão cười hồn hậu và khất “ông giáo cho để khi khác ”. Ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ, lão từ chối một cách gần như hách dịch bất đắc dĩ phải bán con chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”.

Nhận xét đánh giá ⇒ Một người đớn đau, dằn vặt vì bán đi một con chó, một người khổ tâm, buồn bã đến phải tự tử vì mất đi một con chó làm bầu bạn có lẽ chỉ có Lão hạc mà thôi. Ba sào vườn gửi lại nguyên vẹn cho con trai, như một lời nguyền đinh ninh: “Cái vườn là của con ta (…). Của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con, và gửi lại 30 đồng bạc để “lỡ có chết… gọi là của lão có tí chút…”, vì lão không muốn làm phiền đến hàng xóm.

Nhận xét đánh giá ⇒ Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, một kẻ “làm nghề ăn trộm” ở phần cuối truyện, tạo nên một sự đối sánh đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc, một lão nông chân quê đáng trọng.

Luận điểm 5: Đoạn trích phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc.

Đến với đoạn trích “Lão Hạc” Nam cao như đang cho cúng ta xem một thước phim cận cảnh trở về quá khứ – thời đại nhân vật sống. Nam Cao  đã đưa chúng ta đến với những mặt trái của xã hội, những bức xúc nhức nhối của xã hội, của một thời đại được phơi bày một cách không khoan nhượng, để rồi nỗi đau của nhân vật trở thành nỗi đau của con người, nỗi đau của nhân loại.

Luận điểm 6: Đoạn trích thể hiện tình thần nhân đạo sâu sắc.

Đó là nhà văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến với hàng loạt cái xấu xa. Là lòng trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân cũng như sự cảm thông, chia sẻ với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ. Giá trị nhân đạo của đoạn trích còn là sự hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhận xét đánh giá ⇒ Thế mới thấy văn học chính là cuộc đời. Mỗi tác phẩm văn học cũng là một mảnh đời, một số phận, tiếng nói lương tri của thời đại. Văn chương không chỉ nói chuyện lòng người mà còn nói chuyện cuộc đời, những khoảnh khắc hiện thực đầy biến cố.

Nhận xét đánh giá ⇒ Tóm lại, cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm, nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại, đau đớn. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.

Hy vọng các bạn nắm được kỹ năng nghị luận về một nhân vật và học tập tốt Ngữ Văn!

>> Xem thêm: Vẻ hấp dẫn, mới mẻ trong bài Quê hương của Tế Hanh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận