Câu tiếng việt – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Đang tải...

Câu tiếng việt – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Câu và các thành phần của câu

– Câu được cấu tạo bởi nhiều thành phần, trong đó có các thành phần : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu.

+ Chủ ngữ là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì,…) ?

+ Vị ngữ là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì ? Làm gì ? Như thế nào ?

+ Trạng ngữ là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ớ đâu ? Khi nào (bao giờ, mấy giờ) ? Vì sao, nhờ đâu) ? Để làm gì (nhằm mục đích gì, vì cái gì) ? Bằng cái gì, với cái gì) ?

– Câu kể Ai làm gì ? nêu hành động của người, vật ; câu kể Ai thế nào ? miêu tả tính chất, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng ; câu kể Ai là gì ? giới thiệu hoặc nhận định về sự vật.

Bài tập 1. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B để có được ý đúng.

A                                                                          B

(1) Trong câu kể Ai là gì ? a) vị ngữ được nối với chủ ngữ bàng từ là thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
(2) Trong câu kể Ai làm gì ? b) vị ngữ thường là động từ chỉ trạng thái hoặc tính tù chỉ đặc điểm, tính chất.
(3) Trong câu kể Ai thế nào ? c) vị ngữ thường là động từ (hoặc cụm động từ) chỉ hành động.

Bài tập 2. Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau :

a) Nơi đây, từ lúc một trời mọc đến lúc một trời lặn, trời nóng hầm hập.

b) Để trở thành kiện tướng bơi lội, chị ấy tập luyện rất chăm chỉ.

c) Anh ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bằng nghị lực phi thường.

d) Nhờ những lời động viên của mẹ, tôi đã biến ước mơ thành hiện thực.

Bài tập 3. Xác định bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :

a) Ngoài trời, mưa rả rích không ngớt

b) Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn.

c) Ở Tây Nguyên, suốt mùa phát rây trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông, tiếng đàn tơ-rưng luôn vang lên rộn rã.

Bài tập 4. Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau. Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của các câu đó.

       Mặt trời từ từ nhô lên phía đàng đông, toả những tia nắng vàng ấm áp xuống làng quê. Chị cỏ vươn vai choàng tỉnh giấc. Chị khẽ mỉm cười với món quà mà tạo hoá ban tặng chị đêm qua, Đó là giọt sương trong như ngọc bích lấp lánh ánh cầu vồng,

(Theo Hoa cỏ may)

Bài tập 5. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu Ai làm gì ? hay kiểu câu Ai thế nào ?

a) Cheo cheo hiền lành, nhút nhát nhưng xinh xắn nhất rừng.

b) Loài cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm.

c) Cheo cheo dũi mủi xuống đất đào giun hoặc mầm măng.

d) Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe ngóng.

Bài tập 6. Tìm câu kể Ai là gì ? trong các câu sau và cho biết đó là câu giới thiệu hay nêu nhận định.

a) Chị tôi là vận động viên bơi lội.

b) Sa Vỹ và Mũi Ngọc là hai đầu của đảo Trà cổ.

c) Mẹ tôi là người phụ nữ quên mình vì chồng con.

d) Kẻ mang chiêng, người mang trống, người thổi tù và… tạo nên một không khí hội hè thật là tưng bừng, náo nhiệt.

Bài tập 7. Hãy viết tiếp để tạo thành câu kể Ai là gì ?

a) Thiếu nhi……………………………..

b) Tre……………………………………

c) Đại bàng……………………………….

d) Vịnh Hạ Long……………………………

2. Các kiểu câu theo cấu tạo

Câu đơn – Câu ghép

– Căn cứ vào cấu tạo, câu được chia làm hai kiểu : câu đơn và câu ghép.

+ Câu đơn là câu do 1 cụm chủ vị tạo thành. Căn cứ vào vị ngữ, câu đơn có các loại : Ai là gì ? / Ai làm gì ? / Ai thế nào ?

+ Câu ghép là câu do nhiều vế câu (nhiều cụm chủ – vị) ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ và vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế khác trong câu.

– Có hai cách nối các vế câu ghép : nối bằng từ ngữ có tác dụng nối  và nối trực tiếp (không dùng từ ngữ), giữa các vế câu có dấu phẩy,  dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Cụ thể :

+ Các vế câu có quan hệ nguyên nhân – kết quả có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ : Vỉ, bởi vì, nên, cho nên, nhờ,… hoặc một cặp quan hệ từ : Vỉ’ …. nên bởi vì …. cho nên do …. mà do …. nên nhờ…. mà ….

+ Các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ : nếu, hễ, giá, thì,… hoặc một cặp quan hệ từ : nếu………… thì nếu như… thì hễ… thì hễ mà … thì giá … thì…

+ Các vế câu -có quan hệ tương phản có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ : tuy, dù, mặc dù, nhưng hoặc một cặp quan hệ từ : tuy … nhưng mặc dù … nhưiĩg dù … nhưng …

+ Các vế câu có quan hệ tăng tiến nối với nhau bằng cặp quan hộ từ : không những … mà chẳng những … mà không chỉ… mà …

+ Ngoài cuan hệ từ, các vế câu ghép còn có thể được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng như : vừa … đã chưa … đã mới… đã vừa … vừa càng … càng đâu … đấy, nào … ấy, sao … vậy, bao nhiêu … bấy nhiêu.

Bài tập 1. Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ? Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu hoặc vế câu.

a) Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau.

b) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

c) Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.

d) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép …

Bài tập 2. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép sau và cho biết ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ ngữ nào.

a) Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch và phải bảo quản cẩn thận để lúa mùa sau có năng suất cao.

b) Chúng ta cán đổ khoai thành từng khoang xuống sàn đất cho khoai chóng khô ráo.

Bài tập 3. Những câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích ?

a) Buổi chợ nào bà Xoan cũng mua cho cháu nội mấy đồng quà.

b) Mơ cố tỏ ra vùi vẻ cho cha mẹ yên lòng.

c) Tôi gắng làm lụng để con tôi có tương lai.

d) Thằng bé Sinh để quên tất cả sách vở ở nhà.

e) Ngày nào ông tôi cùng làm cỏ, tưới nước cho cây mau lớn.

g) Tôi ra tỉnh học, để lại sau lưng mọi kỉ niệm thuở ấu thơ.

Bài tập 4. Tim các vế câu trong mỗi câu ghép sau và cho biết chúng được nối với nhau bằng những từ ngữ nào.

a) Dù trời mưa rất to nhưng học sinh lớp 5A vẫn đi học đủ.

b) Cây cam tuy nhỏ nhưng quả rất sai.

Bài tập 5. Chuyển đổi các vế câu của các câu sau đây (theo mẫu):

M : Bà con nông dân rốt phấn khỏi vì thòi tiết năm nay thuận hoà.

-> Thời tiết năm nay thuận hoà nên bà con nông dân rất phấn khởi.

-> Vì thời tiết năm nay thuận hoà nên bà con nông dân rất phấn khởi.

-> Vì thời tiết năm nay thuận hoà cho nên bà con nông dân rất phấn khởi.

a) Nó bị ngã liên tục vì đường trơn.

b) Cây phát triển tốt vì chúng tôi chăm bón chu đáo.

c) Chị ấy mang theo áo mưa vì trời âm u.

d) Đồng ruộng nứt nẻ vì nắng nóng kéo dài.

Bài tập 6. Chuyển đổi các vế trong câu ghép chỉ điều kiện – kết quả sau đây (theo mẫu):

M : Tôi sẽ mua một chiếc xe máy nếu việc chăn nuôi của tôi thành công.

-> Nếu việc chân nuôi của tôi thành công, tôi sẽ mua một chiếc xe máy.

-> Nếu việc chân nuôi của tôi thành công thì tôi sẽ mua một chiếc xe máy.

-> Nếu như việc chăn nuôi của tôi thành công, tôi sẽ mua một chiếc xe máy.

a) Ngô sẽ lên xanh nếu được trận mưa như mấy hôm trước.

b) Hồ cá sẽ thiếu nước nếu nắng nóng kéo dài.

c) Ông Ba sẽ chuyển đổi hướng làm ăn nếu năm nay ông vẫn thua lỗ.

d) Tôi sẽ đi thăm bản Hmông trên núi, nếu trời tạnh ráo.

Bài tập 7. Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép.

a) Trời tối sầm lại. Gió thổi ào ào.

b) Cậu bé ra cổng trường đợi mẹ . Mẹ cậu vẫn chưa đến.

c) Người mẹ làm việc quần quật. Đứa con chỉ ăn với chơi.

d) Người đứng đợi dưới bến đã đông. Thuyền vẫn chưa sang.

Bài tập 8. Chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành những câu đơn.

a) Tiếng ve kêu râm ran và hoa phượng nở đỏ rực.

b) Mùa hè đã hết nhưng hoa sen vẫn còn nở trong đêm.

c) Anh tôi cầm dây diều chạy trước còn tôi lịch bịch chạy theo sau.

d) Cảnh vật thơ mộng và lòng người phơi phới.

3. Các kiểu câu theo mục đích nói

Câu kể – Câu hỏi – Câu cảm – Câu khiến

Dựa vào mục đích nói, có thể chia thành 4 kiểu câu : câu hỏi, câu khiến, câu cảm và câu kể. Cụ thể :

– Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn)dùng để hỏi về những điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi được sử dụng để hỏi người khác, một số trường hợp câu hỏi được dùng để tự hỏi mình. Ngoài ra, câu hỏi còn được dùng vào mục đích khác : tỏ thái độ khen / chê, sự khẳng định / phủ định, bày tỏ yêu cầu / mong muốn. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, không,… Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).

– Câu khiến (câu cầu khiến ) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.

– Câu cảm (câu cảm thán) dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ : ôi, chao, chà, trời; quá, ỉắm, thật,… Cuối câu cảm thường có dấu chấm than.

– Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) dùng để : kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm.

Bài tập 1. Căn cứ vào mục đích nói, mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào ? Giải thích cách dùng dấu câu của mỗi câu.

a) Hải dập lửa chưa ?

b) Hải dập lửa đi !

c) Hải chưa dập lửa.

Bài tập 2. Với các từ cho dưới đây, viết thành các câu theo những mục đích nói khác nhau.

mưa, trời, rồi

Bài tập 3. Giải thích vì sao cuối câu a có dấu chấm hỏi, cuối câu b có dấu chấm.

a) Bạn tên là gì ?

b) Hãy nói cho cho tớ biết bạn tên là gì.

Bài tập 4. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống cuối mỗi câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào ?

a) Cô ơi, cô có biết nhà bác Hạnh ở đâu không ạ

b) Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ 

Bài tập 5. Điền dấu câu nào   vào cuối mỗi câu sau đây. Giải thích tại sao.

a) Bạn có biết đây là cây gì không 

b) Mình không biết đây là cây gì

Bài tập 6. Đọc đoạn văn sau và cho biết câu hỏi nào dùng để hỏi người khác, câu hỏi nào để tự hỏi mình.

– Bà ơi, chú Cuội là ai hà bà ? 

– Chú Cuội cũng bé như con ấy, Chú Cuội chăn trâu cho nhà trời mài chơi để trâu ân lúa, nhà trời phạt, bắt ngồi gốc cây đa…

Tôi căng mắt nhìn. Chú Cuội ngồi đâu nhỉ ? Con trâu đâu ? ông trời là ai mà ác thế ?Hôm kia, thằng Quyết đi chăn trâu, cũng để trâu ăn lúa, nhưng mẹ nó chỉ mắng và phát khẽ cho nó một cái rồi thôi. Đằng này…

(Theo Kao Sơn)

Bài tập 7. Câu hỏi (được in đậm) trong mẩu chuyện sau được dùng làm gì ?

Có lần, Rốt-xi-ni được một phu nhân nọ mời ân tối. Suốt bữa ăn, bà ta hỏi nhạc sĩ nhiều đến nỗi, khi rời bàn ân Rốt-xi-ni hầu như không có gì trong bụng. Khi từ biệt, bà chủ nhà hồ hởi nói với ông :

– Được trò chuyện cùng ngài thật thú vị. Hôm nào đó ngài có thể cho phép tôi lại được mời ngài đến dùng bữa, được không ạ ?

– Rất vui lòng. – Rốt-xi-ni trả lời. – Tôi muốn được nhận lời mời ngay bây giờ.

(Theo Kể chuyện âm nhạc)

>>Xem đáp án bài tập tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận