Đáp án bài tập : Câu tiếng việt – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Đang tải...

Đáp án bài tập : Câu tiếng việt – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Câu và các thành phần của câu

Bài tập 1. Nối :1-a;2-c;3-b.

Bài tập 2. Các bộ phận câu như sau :

a) Nơi đây, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn,(TN) / trời(CN) / U.(VN)

b) Để trở thành kiện tướng bơi lội(CN), / chị ấy (VN) / tập luyện rất chăm chỉ. (VN) 

c) Anh ấy (CN)/ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ (VN)/ bằng nghị lực phi thường.(TN)

d) Nhờ những lời động viên của mẹ,(TN) / tôi (CN)/ đã biến ước mơ thành hiên thực.(VN)

Bài tập 3. Bộ phận trạng ngữ của các câu :

a) Ngoài trời(TN), mưa rả rích không ngớt.

b) Đêm đêm(TN), /bên bếp lửa bập bùng, /các cụ già kể lại cho con cháu nghe…

c) Ở Tây Nguyên suốt mùa phát rẫy trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông(TN),/tiếng đàn ….

Bài tập 4. Câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn :

– Mặt trời từ từ nhô lên phía đằng đông, tỏa những tia nắng… xuống làng quê

– Chị cỏ vươn vai choàng tỉnh giấc

– Chị khẽ mỉm cười với món quà mà tạo hóa ban tặng chị đêm qua

Bài tập 5. Phân loại như sau :

Câu kiểu Ai làm gì ? Câu kiểu Ai thế nào ?
–   Cheo cheo dũi mũi xuống đất đào giun hoặc mầm măng.

–    Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe ngóng.

–    Cheo cheo hiền lành, nhút nhát nhưng xinh xắn nhất rừng.

–   Loài cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm.

Bài tập 6. Phân loại như sau :

Câu kể Ai là gì ? (câu giới thiệu) Câu kể Ai là gì ? (câu nêu nhận định)
a)  Chị tôi là vận động viên bơi lội.

b)  Sa Vỹ và Mũi Ngọc là hai đầu của đảo Trà Cổ.

c) Mẹ tôi là người phụ nữ quên mình vì chồng con.

Bài tập 7. M :

a) Thiếu nhi là tương lai của đất nước.

b) Tre là loài cây có sức sống bền bỉ, kiên cường.

c) Đại bàng là một loài chim lớn.

d) Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

2. Các kiểu câu theo câu tạo (Câu đơn – Câu ghép)

Bài tập 1. Phân loại như sau :

– Các câu đơn :

a) Chôm chôm, xoài tương, xoài cát / mọc chen nhau.

b) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt vã con suối chảy thầm dưới chân/ đua nhau toả mùi thơm.

– Các câu ghép :

c) Tiếng mưa / êm, // sợi mưa / đều như dệt.

d) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôị / đi đốt bãi, đào ổ chuốt //; tháng tám nước lên, tôi / đánh giậm, úp cá , đơm tép… //

Bài tập 2. Xác định các vế câu như sau : 

Câu Vế câu thứ nhất Từ nối 2 vế câu Vế câu thứ hai
a Chúng ta cần chọn thóc giống từ trước khi thu hoạch và phải bảo quản cẩn thận để lúa mùa sau có năng suất cao,
b Chúng ta cần đổ khoai thành từng khoang xuống sàn đất cho khoai chóng khô ráo.

Bài tập 3. Những câu dưới đây là câu ghép chỉ mục đích :

a) Mơ cố tỏ ra vui vẻ cho cha mẹ yên lòng,

b) Tôi gắng làm lụng để con tôi có tương lai.

c) Ngày nào ông tôi cũng làm cỏ, tưới nước cho cây mau lớn.

Bài tập 4. Xác định vế câu như sau :

a) Dù trời mưa rất to ( Vế câu thứ nhất) / nhưng học sinh lớp 5A vẫn đi học đủ.(Vế câu thứ hai)

(Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ dù… nhưng…)

b) Cây cam tuy nhỏ(Vế câu thứ nhất)/ nhưng quả rất sai.(Vế câu thứ hai)

(Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy… nhưng…)

Bài tập 5. Chuyển đổi các vế câu như sau :

a) Nó bị ngã liên tục vì đường trơn.

->Đường trơn nên nó bị ngã liên tục.

-» Vì đường trơn nên nó bị ngã liên tục.

-» Vì đường trơn cho nên nó bị ngã liên tục.

b) Cây phát triển tốt vì chúng tôi chăm bón chu đáo.

-> Chúng tôi chăm bón chu đáo nên cây phát triển tốt.

-> Vì chúng tôi chăm bón chu đáo nên cây phát triển tốt.

-» Vì chúng tôi chăm bón chu đáo cho nên cây phát triển tốt,

c) Chị ấy mang theo áo mưa vì trời âm u.

-» Trời âm u nên chị ấy mang theo áo mưa.

-> Vì trời âm u nên chị ấy mang theo áo mưa.

-» Vì trời âm u cho nên chị ấy mang theo áo mưa.

d) Đồng ruộng nứt nẻ vì nắng nóng kéo dài.

-» Nắng nóng kéo dài nên đồng ruộng nứt nẻ.

-> Vì nắng nóng kéo dài nên đồng ruộng nứt nẻ,

-» Vì nắng nóng kéo dài cho nên đồng ruộng nứt nẻ.

Bài tập 6. Chuyển đổi các vế trong câu như sau :

a) Ngô sẽ lên xanh nếu được trận mưa như mấy hôm trước.

-» Nếu được trận mưa như mấy hôm trước, ngô sẽ lên xanh.

-> Nếu được trận mưa như mấy hôm trước thì ngô sẽ lên xanh.

-> Nếu như được trận mưa như mấy hôm trước, ngô sê lên xanh.

b) Hồ cá sẽ thiếu nước nếu nắng nóng kéo dài.

Nếu nắng nóng kéo dài, hồ cá sẽ thiếu nước.

-» Nếu nắng nóng kéo dài thì hồ cá sẽ thiếu nước.

-> Nếu như nắng nóng kéo dài, hồ cá sẽ thiếu nước,

d) (Cách làm tương tự như trên.)

Bài tập 7.

M : a) Trời tối sầm  thổi ào ào.

b) Cậu bé ra cổng trường đợi mẹ nhưng mẹ cậu vẫn chưa đến.

c) Người mẹ làm việc quần quật còn đứa con chỉ ăn với chơi.

d) Người đứng đợi dưới bến đã đông thuyền vẫn chưa sang.

Bài tập 8. 

a) M. Tiếng ve kêu râm ran. Hoa phượng nở đỏ rực

b) Mùa hè đã hết. Nhưng hoa sen vẫn còn nở trong đầm.

c) Anh tôi cầm dây diều chạy trước. Tôi lịch bịch chạy theo sau.

d) Cảnh vật thơ mộng. Lòng người phơi phới.

3. Các kiểu câu theo mục đích nó

(Câu kể – Câu hỏi – Câu cảm – Câu khiến)

Bài tập 1.

a) Hải dập lửa chưa ? (Câu hỏi, cuối câu đặt dấu chấm hỏi)

b) Hải dập lửa đi ! (Câu khiến, cuối câu đặt dấu chấm than hoặc dấu chấm)

c) Hải chưa dập lửa. (Câu kể, cuối câu đặt dấu chấm)

Bài tập 2. Có thể viết được nhiều câu khác nhau.

M : (1) Trời mưa rồi. (2) Trời ! Mưa rồi ! (3) Trời ! Mưa rồi. (4) Mưa rồi, trời ! (5) Mưa rồi! Trời! (6) Trời mưa rồi ? (7) Mưa rồi ? Trời!

Bài tập 3. Giải thích như sau :

(1) Bạn tên là gỉ ? – Đây là câu hỏi. Cuối câu hỏi phải đặt dấu chấm hỏi.
(2) Hãy nói cho cho tớ biết bạn tên là gì. – Đây là câu khiến. Cuối câu khiến đặt dấu chấm hoặc dấu chấm than.

Bài tập 4.

a) Cô ơi, cô có biết nhà bác Hạnh ở đâu không ạ ? (Câu hỏi)

b) Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ. (Câu khiến)

Bài tập 5. a) Bạn có biết đây là cây gì không ? (Câu hỏi)

b) Mình không biết đây là cây gì, (Câu kể)

Bài tập 6.  Phân loại như sau :

Câu : Bà ơi, chú Cuội là ai hả bà ?(Câu hỏi dùng để hỏi người khác)

Các câu : Chú Cuội ngồi đâu nhỉ ?Con trâu đâu ? ông trời là ai mà ác thế ?(Câu hỏi để tự hỏi mình)

Bài tập 7. Câu hỏi Hôm nào đó ngài có thể cho phép tôi lại được mời ngài đến dùng bữa, được không ạ ? được dùng để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn.

>>Xem thêm : Dấu câu – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận