Đáp án bài tập: Nghĩa của từ – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Đang tải...

Đáp án bài tập: Nghĩa của từ – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Từ đồng nghĩa

Bài tập 1. Các dòng a, c, d chỉ gồm các từ đồng nghĩa :

a) buồn, sầu, tủi ;

c) nhiều, đông, đầy;

d) êm đềm, êm ả, êm dịu.

Bài tập 2.

a) Tranh phố Hà Nội của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được nhiều người yêu thích.

b) Hôm nay là Chủ nhật, Viện Báo tàng rất đông khách tham quan,

c) Vào cuối hè, đầu thu, những trái sấu chín rơi đầy hè phố Hà Nội, lăn tròn theo những bước chân.

d) Đến với Viện Bào tàng Mĩ thuật Hà Nội, người xem được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật gốc, hiện vật phục chế và những phiên bản nghệ thuật.

Bài tập 3.

a) Tiếng ru dịu êm của mẹ nuôi dưỡng tâm hổn con suốt thuở ấu thơ.

b) Tôi đã ngủ say trong chăn đệm êm ấm.

c) Ngọn khói lam chiều gợi vẻ êm đềm của cuộc sống nơi làng quê.

Bài tập 4.

Bài tập 5.

– Nhóm từ đồng nghĩa chỉ thái độ đối xử : lạnh nhạt, lạnh lùng, ghẻ lạnh.

– Nhóm từ đồng nghĩa chỉ thời tiết : lạnh lẽo, lạnh buốt, gió lạnh, rét buốt, giá rét.

2. Từ trái nghĩa

Bài tập 1. Câu d chứa 2 cặp từ trái nghĩa : chết – sống ; trong – dục.

Bài tập 2. – Lành ít dữ nhiều. (Có 2 cặp từ trái nghĩa : lành – dữ ; ít – nhiều)

– Kẻ cười người khóc. (Có 1 cặp từ trái nghĩa : cười – khóc)

– Nguồn đục, dòng cũng đục. (Không có từ trái nghĩa)

– Trong ấm ngoài êm. (Có 1 cặp từ trái nghĩa : trong – ngoài)

Bài tập 3. sướng – khổ ; đói – no ; lớn – bé ; nặng – nhẹ ; may – rủi; nhiều – ít.

Bài tập 4.

a) khiêm tốn – kiêu căng / kiêu ngạo / tự kiêu ;

b) tiết kiệm – hoang phí / lãng phí /…;

c) cẩn thận – cẩu thả /… ;

d) nhọc nhàn – an nhàn / nhàn nhã /…

Bài tập 5. (Học sinh tự làm.)

3. Từ đồng âm

Bài tập 1.

a) bầy

– Mẹ bầy các món ăn trên mâm trông rất đẹp mắt.

– Bầy hươu nai rủ nhau ra suối uống nước.

b) bàn

– Lọ hoa loa kèn được đặt giữa bàn.

– Bố mẹ tôi bàn chuyện xây nhà mới.

c) vây

– Mấy cô cá cảnh trong bể múa vây rất yểu điệu.

– Bức tranh vẽ cành các em thiếu nhi vây quanh Bác Hồ.

d) và

– Em tôi biết vờ cơm bằng đũa.

– Tôi và Mạnh đều thích đá bóng,

e) đỗ

– Anh tôi đỗ đại học với số điểm rất cao.

– Chỉ sau mấy ngày hạt đỗ đã nảy mầm,

– Xe đỗ lại đón thêm khách

g) dông

– Mùa đông sắp đến.

– Biển chiều nay đông người.

– Mẹ nấu món thịt đông rất ngon.

– Một trời mọc ở phương đông.

Bài tập 2. Từ đồng âm ở mỗi câu :

a) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

Các từ bác và các từ tôi trong câu là những từ đồng âm :

– Từ bác thứ nhất là từ xưng hô, từ bác thứ hai là động từ (làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt).

– Từ tôi thứ nhất là từ xưng hô, từ tôi thứ hai là động từ (đổ nước vào để làm cho tan).

b) Ruồi đậu mâm xôi đậu / Kiến bò đĩa thịt bò.

Động từ dậu trong “ruồi đậu” (dừng ở chỗ nhất định) đồng âm với danh từ dậu trong “xôi đậu” (hạt đậu/ đỗ để ăn).

c) Bún chả ngon.

Có 2 cách hiểu do sử dụng từ đồng âm :

– chả có nghĩa là chẳng, không

– chả có nghĩa là món ăn (nem chả, giò chả,…)

d) Hổ mang bò lên núi.

Có 2 cách hiểu do sử dụng từ đồng âm :

(Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.

(Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi.

e) Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề.

Từ chín trong “Một nghề cho chín ” là tinh thông (tính từ) đồng âm với danh từ chỉ số lượng chín trong “còn hơn chín nghề”.

g) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

– Trong câu, từ đó có lúc là động từ (hành động đưa nhanh chân và hất mạnh làm tổn thương đối phương), có lúc là danh từ    (chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, trong câu trên có nghĩa là : con ngựa bằng đá). Do vậy có thể hiểu theo những cách sau :

– Con ngụa (thật) đá con ngựa (bằng) đá, con ngựa (bằng) đá không đá con ngựa (thâkt).

– Con ngựa (bằng) đá, con ngựa (bằng) đá, con ngựa (bàng) đã không đá con ngựa (thật).

Trong những cách hiểu trên, cách hiểu thứ nhất là hợp lí hơn cả.

Bài tập 3. Các câu của bài tập 2 dùng từ đồng âm để chơi chữ ; 2 câu của bài tập 3 chơi chữ bằng cách dùng từ cùng trường nghĩa (có thể hiểu là dùng các từ cùng chủ điểm).

4. Từ nhiều nghĩa

Bài tập 1. Nối 1-b     ;2-a;     3-d;       4-c.

Bài tập 2.

a) Từ biển ở câu thứ nhất (Chiều nay biển lặng sóng) và từ biển ở câu thứ hai (Một biển người đi xem biểu diễn nhạc Rock) thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Hai từ nhiều nghĩa này đồng âm với từ biển ở câu thứ ba (Tấm biển quảng cáo trang trí rất bắt mắt).

b) Từ tra ở câu thứ nhất (Mọi người lên nương tra ngô cho kịp vụ mùa) và từ tra ở câu thứ hai (Bà tra muối vào canh rất vừa) thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Hai từ nhiều nghĩa này đồng âm với từ tra ở câu thứ ba (Hà đang tra từ điển).

Bài tập 3. M : a) ăn

– Gióng ăn bảy nong cơm, ba nong cà.

– Tàu vào càng ăn than.

– Nước ăn chân.

b) mang

– Cô giáo dặn chúng em ngày mai mang giấy màu và hồ dán đến lớp.

– Cầu thủ mang áo số 7 đã sút thủng lưới đội bạn.

– Kết quả học tập của Dũng mang lại niềm vui cho cả nhà.

c) đi

– Bé Hoa mới biết đi.

– Bà tôi đi chợ.

– Hài đi một nước cờ rất thông minh.

>>Xem thêm : Câu tiếng việt – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận