Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Làm văn lớp 9

VIII – CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỂ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Những điều cần lưu ý

– Các đề bài nghị luận này có hai dạng đề :

+ Dạng có mệnh lệnh. Ví dụ : Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

+ Dạng mở, không có mệnh lệnh. Ví dụ : Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

– HS phải nắm được hai kĩ năng :

+ Nhận ra các dạng đế, tạo điều kiện phân tích đề.

+ Nắm được các kĩ năng làm bài (từ tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, đến viết đoạn, viết bài hoàn chỉnh).

1. Ghi nhớ

– Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo’li, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chu ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

– Dàn bài chung :

+ Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Thân bài :

Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

+ Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

– Bài làm cần lựa chọn các góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng của người viết.

2. Bài tập

Bài số 21. Cho các đề văn sau, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau đó :

Đề 1 : Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. .

Đề 2 : Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Chân, tay, tai, mắt, miệng”.

Đề 3 : Bàn về : ích kỉ cá nhân và quan tâm đến mọi người.

Đề 4 : Suy nghĩ từ câu ca dao :

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng, đổi nền, mặc ai !

Đề 5 : Bàn về cách học ngày nay của học sinh Trung học cơ sở.

Đề 6 : Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn’Thành Long có chi tiết sau :

“…Ơ bác vẽ cháu đấy ư ? Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Lời của nhân vật anh thanh niên nói với bác hoạ sĩ già).

a) Chi tiết trên thể hiện phẩm chất gì của anh thanh niên ?

b) Hãy viết bài nghị luận bàn về phẩm chất vừa nêu ?

Đề 7 : Không nói chuyện riêng trong giờ học trên lớp.

Đề 8 : Đức tính trung thực.

* Các để trên có điểm gì giống nhau ? Chỉ ra sự giống nhau đó.

* Điểm khác nhau ở các đề là gì ? Chỉ rõ sự khác nhau ấy.

Bài số 22. Có văn bản như sau :

“Ai cũng biết : trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, dù cao sang hay dân dã, cũng không thể thiếu những hạt cơm trắng ngần, thơm ngon. Người Việt thường ngâm nga một câu ca rất hay :

Ai ơi, bưng bát cơm đầy         

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đã ca ngợi hạt Rạo và nhắc chúng ta hãy biết ơn người nông dân. Chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn để mà câu ca đã nêu ra. Trong mỗi câu ca của người Việt, người ta đều nhận được âm điệu như lời ru no;ọt ngào bởi thể thơ dân tộc : lục bát. Đọc dòng thơ sáu chữ ở câu ca này cũn? vậy, ta nghe như có tiếng gọi văng vẳng trong lòng “Ai ơi !”. Hình ảnh thật trân trọng kèm theo lời gọi tha thiết ấy là “bưng bát cơm đầy”. Động từ “bưng” khiến ta hình dung người nâng bát cơm lên bằng cả hai tay. “Bát cơm đầy” ở ngoài đời, ý nghĩa của nó lớn lao biết bao nhiêu. Trước hết là vì nó nuôi sống con người. Hơn nữa, nó còn là kết quả lao động của người nông dân “một nắng, hái sương” trên cánh đồng. Nó tượng trưng cho sự no đủ, cho mùa màng bội thu. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả biển lúa vàng ươm, thơm ngào ngạt, thấp thoáng cánh cò trắng bay lả và những chiếc nón trắng nhấp nhô… Chúng ta ngồi đây : thưởng thức hương thơm của lúa, thưởng thức vị ngọt ngào của hạt cơm – tinh tuý nhất của đất trời – chắc chúng ta đều tự hỏi : Để có được bát cơm đầy này, người nông dân đã phải trải qua những khó khăn vất vả như thế nào ? Nghệ thuật đối tám chữ ở đây đã cho thấy : Để có được “một hạt dẻo thơm” người trồng lúa phải chịu muôn ngàn đắng cay. Hai tính từ “dẻo thơm” và “đắng cay” lại được đảo lên trước “một hạt” và “muôn phần” rất sây ấn tượng, khiến ta hiểu rõ công sức của người nông dân để cho người đời “bát cơm đầy” “dẻo thơm”. Vậy, vấn đề nêu ra ở hai dòng của câu ca đã rõ : Lời ca ngợi giá trị của hạt gạo đối với con người và cũng là sự nhắn nhủ mọi người hãy biết đến công sức của người nông dân.”

a) Do sơ ý, người viết đã trình bày văn bản trên liền mạch. Em hãy chia phần văn bản theo bố cục hợp lí. Hãy cho biết dựa trên cơ sở nào để em phân chia như thế.

b) Khi đọc kĩ văn bản, các bạn đều nhận ra đó là bài văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; vấn đề tập trung ở hai câu ca đó.

Bạn An cho rằng bài văn như thế là được rồi. Nhưng bạn Hằng khẳng định là bài viết chưa xong, người viết mới viết xong mở bài và một luận điểm ở thân bài.

Ý kiến riêng em thế nào ? Nếu ý em trùng với ý kiến của một trong hai bạn trên, em hãy giải thích vì sao ?

c) Nếu đồng ý với bạn Hằng, em hãy viết tiếp văn bản trên. Dự kiến của em về các luận điểm cần viết bổ sung.

Bài số 23. Chọn đề văn số 7 (ở Bài số 21)

Đề bài : Không nói chuyện riêng trong giờ học.

Yêu cầu :

a) Tìm hiểu đề văn.

b) Lập dàn ý cho đề trên.

c) Chọn một ý trong dàn ý để viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu hoặc viết cả bài hoàn chỉnh.

Bài số 24. Cho đề văn : Hút thuốc lá là có hại.

a) Tìm hiểu đề văn.

b) Lập dàn ý cho đề văn trên.

Viết bài văn hoàn chỉnh.

Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Làm văn lớp 9

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Nghị luận về nhân vật văn học – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận