Các từ loại chủ yếu – Ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6

Đang tải...

Các từ loại chủ yếu – Ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Danh từ

– Danh từ là những từ chỉ người (M : cô giáo, học sinh,…), vật (M : bàn, ghế, cây, cỏ, sông, biển, gà, cá,…), hiện tượng (M : gió, bão, nắng, mưa,…), khái niệm (M : đạo đức, tấm lòng, cuộc sống,…), hoặc đơn vị (M : cân, mét, con,…)

– Danh từ được chia làm hai loại :

+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật (M : nhà, vườn, ao, hồ,…).

+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật (M : Trần Quốc Toản, Vịnh Hạ  Long, Hồ Gươm,…). Danh từ riêng luôn được viết hoa.

Bài tập 1. Tìm các danh từ trong bài thơ dưới đây và xếp chúng vào bảng phân loại.

Vui sao khi chớm vào hè

Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa

Rộn ràng là một cơn mưa

Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.

(Trần Đăng Khoa)

– Danh từ chỉ sự vật

– Danh từ chỉ hiện tượng

– Danh từ chỉ khái niệm

– Danh từ chỉ đơn vị

Bài tập 2. Tìm các danh từ chỉ khái niệm trong đoạn thơ sau :

Lúc giao thừa nhớ Bác 

Trống gọi giao thừa, mừng Tết đến

Quá khứ, tương lai xích lại gần

Bồi hồi nhớ Tết bao năm trước

Tưởng nghe tiếng Bác đọc thơ xuân

(Cao Đức Tiến)

Bài tập 3. Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm tìm được.

Bài tập 4. Hãy tìm :

a) 5 danh từ chỉ sự vật.

b) 5 danh từ chỉ hiện tượng.

c) 5 danh từ chỉ khái niệm.

d) 5 danh từ chỉ đơn vị.

Bài tập 5. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng có trong các câu sau :

a) Sông Rừng tức Bạch Đồng Giang là một khúc sông rất rộng, sách xưa đều ghi là sông Vân Cừ.

b) Ở Trường Sơn, vào ngày chợ phiên, người từ các bản làng khuất trong rừng đi chợ rất đông, nào người Nguồn, người Sách, người Vân Kiều, người Xô, người Xêk, người Bru,…

c) Dưa hấu Nam Bộ có nhiều giống : ngon nhất, đỏ nhất và nhiều cát nhất là giống dưa gốc ở Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hoà; nổi tiếng nhất là dưa Trảng (Tràng Bàng, Tây Ninh),…

Bài tập 6. Hãy viết:

a) Tên của 5 tỉnh / thành phố.

b) Tên của 5 người anh hùng dân tộc.

c) Tên của 5 dòng sông.

d) Tên của 5 cây cầu.

e) Tên 5 môn học.

2. Động từ

– Động từ là những từ chỉ hoạt động và trạng thái.

+ Động từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi Làm gì ? (M : nói, viết, hát, múa, ăn, uống,…)

+ Động từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi Làm sao ? Thế nào ? (M : trôi, bay,…)

– Trong câu, một số từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang, sắp,…) thường đi kèm  với động từ để bổ sung ý nghĩa về thời gian cho hoạt động, trạng thái   của sự  vật. (M : Nó đã ăn cơm. / Lá cờ đang bay./,…)

Bài tập 1. Tìm các động từ có trong bài thơ sau :

Ông

Ông vóc cây tre dài

Lưng của ông vẩn thẳng

Ông đẩy chiếc cối xay

Cối quay như chong chóng.

Đường dài và sông rộng

Ông vẫn luôn đi về.

 

Tay của ông khoẻ ghê

Làm được bao nhiêu việc

Thế mà khi ông vạt

Thua cháu liền ba keo.

(Hữu Thỉnh)

 

M : xem phim

Bài tập 3. Chọn từ đã hoặc đang hoặc sẽ để điền vào chỗ trống trong mẩu chuyện sau :

Con cáo và người đốn củi

       Một con cáo bị thợ săn đuổi bắt. Nó cầu khẩn người đốn củi cho náu nhờ. Người đốn củi liền giấu cáo trong lều. Lát sau, đám thợ săn chạy tới, hỏi: “Bác có thấy con cáo chạy qua đây không ?”. Người đốn củi miệng nói to “Không thấy !” nhưng tay lại ra dấu hiệu chỉ chỗ nấp của cáo. Thợ săn không để ý đến dấu hiệu nên kéo nhau đi thẳng. Cáo bò ra lẳng lặng bỏ đi. Người đốn củi mắng nó :

– Tao.. cứu mày thoát chết mà sao chẳng nghe được một lời cảm ơn ?

– Tôi ….. đội ơn ông vô cùng, nếu lời nói và cử chỉ của ông không khác nhau. – Cáo trả lời.

(Theo Ngụ ngôn thế giới chọn lọc)

Bài tập 4. Tìm các từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ dưới đây :

a) hát, múa, thêu, đan, vẽ, viết, đọc, vui

b) chạy, nhày, mệt, tìm, xếp, dọn, quét, giặt

c) ăn, uống, nấu, khâu vá, cày, cấy, lúa

d) nghe, nghĩ, việc, nhìn, ngâm, ngủ, lo, đoàn

Bài tập 5. Những động từ được in đậm trong các câu sau có gì khác nhau ?

a) Minh đang nặn mâm ngũ quả.

b) Bố tôi đang cuốc ruộng.

c) Lá cờ đang bay phần phật trong gió.

d) Dòng sông mài miết trôi.

Bài tập 6. Hãy tìm :

a) 3 động từ chỉ hoạt động.

b) 3 động từ chỉ trạng thái.

3. Tính từ

– Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật (M : người tốt, núi cao), hoạt động (M : chạy nhanh, vẽ đẹp), trạng thái (M : bay phần phật, trôi nhanh),…

– Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau :

+ Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ (M : rất đẹp, đẹp lắm, đẹp quá).

+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho (M : tím nhạt, tim tím).

+ Tạo ra phép so sánh (M : đỏ hơn, chậm nhất, ngọt như mía lùi).

Bài tập 1. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau :

    Trời đột nhiên đổ mưa. Một đất đang nóng bức, ngột ngạt bỗng dưng được tưới một làn nước mát, nhẹ tênh. Sân trường đầy bụi bặm giò được gột rửa nom sạch sẽ, thoáng mát. Chưa kịp lấy hơi để hít vào cái không khí dễ chịu ấy thì trời lại chợt nóng, đỏ bừng. Thật đúng là cơn mưa rào mùa hạ !

(Theo Nguyễn Thế Thọ)

Bài tập 2. Tìm các tính từ trong các câu văn sau. Chỉ ra những cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất trong mỗi câu.

a) Sau trận mưa rào, những tấm lá dọc mùng trông xanh nõn nà, những bông râm bụt thêm đỏ chói,

b) Những cánh hoa tràm nhỏ li ti chụm vào nhau tạo thành một chuỗi dài trông rất dễ thương.

c) Ông mặt trời vừa nhô lên phía đàng đông, chị cỏ cúi xuống ngắm nghía giọt sương đọng trên áo và cảm thấy mình như rực rỡ hơn.

d) Gà Trống Choai rất kiêu ngạo vì chú cho rằng mình có chiếc mào đẹp nhất.

Bài tập 3. Hãy thể hiện mức độ của các đặc điểm, tính chất nêu dưới đây ( theo mẫu)


Bài tập 4. Tìm tính từ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu.

a) Trong đêm rằm… vằng vặc.

b) Cánh đồng mùa gặt.. rực.

c) Toà nhà mới xây……ngất trời,

Bài tập 5. Viết đoạn văn ngắn tả một người thân quen với gia đình em.

Đoạn văn tham khảo :

       Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mát cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không gáy gò, tiều tụy quá như mọi người nói. Gương một mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò mó. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hỉnh hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp lại như thuở còn sung súc ?

(Theo Nguyên Hổng)

4. Đại từ

– Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

– Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó Ngoài ra, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,…

Lưu ý. : Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

Bài tập 1. Tim đại từ xưng hô trong đoạn truyện dưới đây :

Thằng Chiến mải mê kể chuyện cô giáo dìu dắt nó học văn. Nó khoe :

– Cô giáo bày cho tớ làm thơ nữa nhé. Tớ làm được khối bài. Nhưng mà thôi, cậu xem làm gì, tớ viết dở lắm !

Kệ nó nói, tôi cứ giở ra. Một bài, hai bài, ba bài… Ái chà ! Khá thật! Nó làm được hơn hai chục bài rồi.

{Theo Lê Khắc Hoan)

Bài tập 2. Trong những đại từ có trong đoạn văn ở bài tập 1 :

a) Những đại từ nào chỉ mình (người nói) ?

b) Những đại từ nào chỉ người nghe ?

c) Những đại từ nào chỉ người được nhắc đến ?

Bài tập 3. Tìm đại từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng để thay thế cho từ ngữ nào.

a) Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt, Nó mệt mỏi.

b) Tôi thích chơi bóng bàn. Em trai tôi cũng vậy.

c) Hoa cà tim tím. Hoa bìm bìm cũng thế.

Bài tập 4. Trong đoạn văn sau đây, những danh từ chỉ người nào đã được dùng làm đại từ ?

Thừa linh kiện

Sáng chủ nhật, Phong xách chiếc đài bán dẫn tới trước mặt bố khoe :

– Bố ơi! Con vừa tháo đài ra rồi láp vào để tìm hiểu bên trong thế nào.

Bố Phong hốt hoảng nhìn con, hỏi:

– Vậy con có đánh rơi mất linh kiện nào không ?

– Không hề mất một linh kiện nào cả. – Phong xoè bàn tay có đến hơn chục linh kiện ra trước mặt bố.  – Con đã lắp xong tinh tươm rồi mà vẫn còn thừa chỗ này, bố thấy con giỏi không ?

(Theo Học sinh cười)

Bài tập 5. Hãy tìm những danh từ chỉ người được dùng làm đại  từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính.

M : ông – cháu

5. Quan hệ từ

– Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

– Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là :

+ Vì… nên … ; do … nên… ; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).

+ Nếu … thì… ; hễ… thì… (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả).

+ Tuy … nhưng ; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hộ tương phản).

+ Không những … mà … ; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến).

Bài tập 1. Tìm các quan hệ từ trong các câu sau :

a) Em tôi đã viết được đoạn văn dài và hay.

b) Về đến nhà, tôi mới biết mình cầm nhầm vở của bạn.

c) Nó với tay lấy cuốn truyện để đọc.

d) Tôi ở lại mảnh đất này với mẹ tôi.

Bài tập 2. Cặp quan hệ từ nào thích hợp với chỗ trống trong các câu sau :

a) Hồ ………. đẹp bất chợt thường cố những xoáy nước rất mạnh.

b)……….. đã sang thu ……bãi biển Sầm Sơn vân đông người.

c) Thuỷ Tinh dâng nước lên………………….. Sơn Tinh lại nâng núi cao………………..

d) Trời nắng như đổ lửa cây cối trong vườn héo rũ.

Bài tập 3. Tìm các quan hệ từ có trong câu văn hoặc đoạn văn sau và cho biết tác dụng của mỗi quan hệ từ tìm được.

a) Trời nắng và oi ả.

b) Chiều nay, tôi nên đi đá bóng hay ở nhà nấu cơm giúp mẹ nhỉ ?

c) Có được chiếc vòng tay, tôi rất vui. Nhưng cũng từ hôm đó, tôi luôn cảm thấy mình có lỗi. Mẹ tôi đã phải làm quần quật cả ngày, kiếm từng đồng nuôi hai chị em tôi…

(Theo Ngô Quân Miện)

d) Ông già Đương bàn với mọi người trong làng việc ghép đá thành bậc thang vượt núi. Cả làng khâm phục ông. Vậy mà ngày khởi công chẳng có ai đi theo ông.

(Theo Truyện đọc lớp 5)

Bàỉ tập 4. Viết tiếp để hoàn thành các câu sau :

a) Nếu tròi oi bức, ngột ngạt……………….

b) Vì trời mưa như trút nước………………..

c) ………………………….vì thấy mây đen đang ùn lên phía chân tròi.

d)   ……………….  mà vẫn rét cắt da cắt thịt.

Bài tập 5. Đặt câu có chứa các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ sau :

a) tại

b) bằng

c) hễ … thì…

d) không những … mà (còn) …

>>Xem đáp án bài tập tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận