Cấu tạo của từ – Ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6

Đang tải...

 Ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6

Cấu tạo của từ 

1. Từ đơn-Từ phức

– Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn (M : vui). Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức(M : vui mừng, vui vẻ).

– Từ dùng để tạo nên câu.

Bài tập 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Rung rinh chùm quà mùa xuân

Nhìn xa thì ấm, nhìn gần thì no

Quả nào quả ấy tròn vo

Cành la cành bổng thơm tho khắp vườn.

(Tạ Hữu Yên)

1. Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các từ trong mỗi câu.

2. Đoạn thơ trên có mấy từ đơn ? Đó là những từ nào ?

3. Đoạn thơ trên có mấy từ phức ? Đó là những từ nào ?

4. Từ phức nào do các tiếng có nghĩa tạo thành ? Từ phức nào do những tiếng có âm đầu lặp lại tạo thành ?

Bài tập 2. Hãy tìm và ghi lại 5 từ đơn, 5 từ phức nói về thời tiết.

M : nóng ( từ đơn) – nóng bức ị(từ phức)

Bài tập 3. Đặt 1 câu với một từ đơn và 1 câu với một từ phức tìm được.

Bài tập 4. Hãy tạo ra các từ phức chứa tiếng cho dưới đây :

a) gió

b) nóng

c) bão

d) mưa

2. Từ ghép – Từ láy

Có 2 cách chính để tạo từ phức là :

– Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép (M : nhà cửa, vui mừng, chạy nhảy,…).

– Phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần giống nhau (M : nhanh nhẹn, lộp độp,…); hoặc cả âm đầu và vần giống nhau (M : xinh xinh, hiu hiu,…). Đó là các từ láy.

Bài tập 1. Trong các từ phức (được in đậm) trong đoạn văn dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?

        Lên Trường Sơn, bọn sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng động vang vọng khắp núi rừng: gà gáy, đa đa kêu, khướu hót, mang gào,… Nổi bật lên là tiếng hú lanh lảnh của bầy vượn. Để chào đón bình minh, chúng ngồi trên những ngọn cây chót vót, nhìn về phía nắng lên, con đầu đàn cầm nhịp kêu từng đợt ba tiếng “tủa… tủa… tủa…” và sau đó cá bầy liền hú theo rộn rã.

(Theo Đất nước ngàn năm – Tập một)

Bài tập 2. Ghép tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành từ ghép hoặc từ láy (theo mẫu):


Bài tập 3. Đặt câu với một từ ghép hoặc một từ láy tìm được.

Bài tập 4. Xếp các từ ghép dưới đây vào bảng thích hợp :

a) hoa quá, hoa hồng, hoa lá

b) ruộng vườn( vườn rau, vườn cây)

c) mưa gió, mưa rào, mưa bão

d) lúa gạo, lúa nếp, lúa ngô


Bài tập 5. Tìm các từ láy có trong đoạn văn sau :

      Có rất nhiều đường lớn lên Trường Sơn. Những con đường ấy vươn dài từ miền đồng bằng phì nhiêu lên các đỉnh núi chon von, qua những làng bản thấp thoáng mái nhà sàn, những đồng cỏ đầy đàn trâu bò với tiếng mõ khua lóc cóc, qua những cánh rừng hoang vu, những dòng suối trong xanh len lỏi giữa các vách đá chênh vênh, dưới những thác cao, nước đổ trắng ngần…

(Theo Vũ Hùng)

Bài tập 6. Phân loại các từ láy dưới đây và xếp vào bảng thích hợp.

nhè nhẹ, lóc đác, lọ lùng, thênh thang, thênh thênh, bộp bềnh, xù xì, lành lạnh, ngơ ngác, chen chúc, lất phất, mập mạp, lộp độp, lồng lộng, hổng hào, lay láy, mơn mởn, lăn tăn, lóng lánh, rực rỡ

Bài tập 7. Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy ? mệt mỏi, nóng nực, sấm sét, dẫn dắt

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1. 

– Từ ghép : núi rừng, chào đón

– Từ láy : lanh lảnh, chót vót, rộn rã. 

Bài tập 2. M

Cấu tạo của từ

Bài tập 3. 

Học sinh tự làm

Bài tập 4.  Phân loại như sau

Cấu tạo của từ

Bài tập 5.  Các từ láy : chon von, thấp thoáng, lóc cóc. len lỏi, chênh vênh

Bài tập 6. Phân loại như sau : 

– Từ láy âm : lạ lùng, thênh thang, bộp bềnh, xù xì, ngơ ngác, chen chúc, mập mạp, hồng hào, lóng lánh, rục rỡ

– Từ láy vần :lác đác, lất phất, lộp độp, lăn tăn

– Từ láy cả âm và vần : nhè nhẹ, thênh thênh, lành lạnh, lồng lộng, lay láy, mơn mởn

Bài tập 7. 

Các từ : mệt mỏi, nóng nực, dẫn dắt, sấm sét đều là từ ghép. 

>>Xem thêm : Các từ loại chủ yếu – Ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận