Các câu chuyện về cổ tích (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6

Đang tải...

Các câu chuyện về cổ tích

SỌ DỪA

Đây là một truyện cổ tích thần kì hay trong kho tàng truyện cố tích Việt Nam. Sọ Dừa thuộc kiểu truyện “người mang lốt vật” – kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Kiểu truyện này nhân vật chính luôn có hình hài dị dạng, xấu xí. Nhưng ẩn đằng sau vẻ xấu xí, dị dạng đó là những phẩm chất và tài năng đặc biệt. Đúng trước nhũng đòi hỏi của cuộc sống, Sọ Dừa luôn tự tin vào mình. Không chỉ quyết đoán, tự tin, Sọ Dừa còn bộc lộ tài năng trong từng hành động cụ thể. Lao động giỏi, Sọ Dừa học cũng giỏi và rất thống minh – thi một lần đỗ ngay Trạng nguyên, có tài biết trước mọi việc sẽ xảy ra yà chuẩn bị cách đối phó chính xác, hiệu quả. Như vậy, tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng Sọ Dừa lại là một người có nhiều tài năng và tài năng nào cũng đạt tới mức xuất chúng, khác thường.

Xây dựng một hình tượng nhân vật có sự trái ngược hẳn nhau giữa hình thức bên ngoài với thực chất bên trong như thế, nhân dân lao động muốn khẳng định tuyệt đôi giá trị bên trong của con người, coi đó mới là bản chất của một con người. Từ một cậu bé hình dạng xấu xí, bị mọi người căn cứ vào vẻ ngoài mà xem thung, Sọ Dừa trờ thành một chàng trai lao động giỏi, thổi sáo hay, thông minh, học giỏi. Đó là nơi nhân dân lao động gửi gắm ước mơ về một sự đổi đời của mình, cho mình, cũng là một cách để nhân dân khôi phục quyền làm người chân chính của mình đã bị những thiên kiến, những cách nhìn sai lệch của xã hội cũ che lấp, làm cho méơ mó. Và như thế, truyện Sọ Dừa cũng là một hình thức đấu tranh xã hội, một biểu hiện của ý thức dân chủ, bình đảng hồn nhiên (mà vẫn không kém sâu sắc) của dân gian.

Xây dựng một mẫu hình nhân vật như thế, truyện Sọ Dừa thể hiện một trong nhũng đặc điểm (cả về nội dung lẫn hình thức) của thể loại truyện cổ tích: không kể về cái bình thường mà chọn kể về nhũng điều khác thường; tuy nhiên điều khác thường ấy vẫn bắt nguồn từ hiện thực – không phải cái hiện thực đã có và đang có trước mắt mà là cái hiện thực mà nhân dân muốn có, cần có và tin rằng có. Chính ở đây ta thấy truyện dân gian thấm đẫm tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.

Kết thúc truyện, nhân vật trút lốt vật và kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện đề cao những giá trị chân chính của con người và tình thương đối với ngưòi bất hạnh; đưa ra những bài học về cách đánh giá, nhìn nhận đúng đắn với con người (giá trị đích thực của con người không nằm ở hình thức bên ngoài mà ở bên trong, là tài năng và tâm hồn trong sáng); thể hiện niềm tin bất diệt vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, của tài năng đối với những thói đố kị hèn hạ.

THẠCH SANH

Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. về sự ra đòi và lớn lên của Thạch Sanh có tả những nét bình thường và những nét khác thường. Những nét bình thường như lớn lên trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, Thạch Sanh sống vừa thiếu thốn tình cảm, vừa thiếu thốn cả về vật chất… gợi lên ở người nghe truyện một niềm xót xa, thương cảm. Đó là một phần của cái tâm lí, tâm thế mà truyện cổ tích rất cần tạo nên nơi người nghe – tạo nên ngay từ lúc mở. đầu truyện. Còn những nét khác thường như là thái tử trên trời do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai, được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông… Điều đó mở ra hướng phát triển tiếp của câu chuyện. Truyện sẽ kể về diễn biến của một số phận tuy bình thường mà lại khác thường. Truyện lôi cuốn người nghe một phần do cái tâm lí, tâm thế mà nó tạo nên nơi người nghe kể: tâm lí háo hức chờ theo dõi một số phận tưởng như bình thường mà lại đầy sự khác thường. Cả hai phần, hai nửa tâm lí, tâm thế ấy họp lại thành cái mà người ta gọi là tăm lí nghệ thuật khi nghe kể chuyện cổ tích.

Diễn tiến số phận của Thạch Sanh được tạo thành bởi những trở ngại mang ý nghĩa thử thách mà chàng liên tiếp gặp phải. Đó là quá trình chàng liên tiếp lập được những chiến công thần kì, khác thường. Những Lí Thông, chằn tinh, đại bàng và liên tiếp quân mười tám nước chư hầu là những lực lượng thù địch gây trở ngại cho Thạch Sanh. Nhũng trở ngại đó càng về sau càng gay gắt hơn, và do vậy, những thử thách mà nhân vật lí tưởng trải qua cũng ngày càng khó khăn. Nhưng cũng vì thế những chiến thắng của nhân vật sau mỗi lần vượt qua thử thách cũng ngày càng cao hơn. Đó là quá trình nhân vật chính trở thành nhân vật lí tưởng. Trong quá trình ấy, nhân vật luôn được sự trợ thủ của các nhân vật thần kì.

Những phẩm chất mà Thạch Sanh bộc lộ qua mỗi lần vượt qua (chiến thắng) thử thách đó là sự thật thà, chất phác, lòng thương người, sẵn sàng quên mình vì người khác; là lòng dũng cảm phi thường và tài năng khác thường; là lòng nhân đạo, khoan dung… Nhân dân Việt Nam yêu mến Thạch Sanh, thích kể và nghe kể chuyện về Thạch Sanh chính là do lòng ngưỡng mộ của họ trước những phẩm chất và tài năng của chàng. Họ coi đó là những phẩm chất và tài năng lí tưởng mà họ mơ ước.

Nhân vật tương phản với Thạch Sanh là Lí Thông, về mọi phương diện, Lí Thông đều trái ngược với Thạch Sanh. Lí Thông gian xảo, chỉ quen tính toán có lợi cho mình và nhiều mưu mô, đùng mưu mẹo gian ngoan xảo quyệt để cướp công của người khác mà sống, hưởng thụ. Kết cục là dù được Thạch Sanh tha chết nhung Lí Thông vẫn bị thần sét đánh chết (cùng mẹ hắn), hơn thế lại còn bị biến thành bọ hung. Sự đối lập giữa Thạch Sanh vói Lí Thông là sự đối lập giữa thiện với ác, thật thà với gian xảo, vị tha với ích kỉ, tài năng với bất tài. Xây dựng những mẫu nhân vật tương phản tuyệt đối như vậy là đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì). Nhân vật phản diện là đối tượng chiến thắng của nhân vật chính diện, đồng thòi có tác dụng làm nổi bật nhân vật chính diện.

Trong truyện Thạch Sanh, có một số chi tiết thần kì, đặc sắc nhất là hai chi tiết: cây đàn £hần kì và niêu cơm thần kì. Cây đàn cùng âm thanh thần kì của nó chính là tiếng đàn của công lí, thực hiện ước mơ về công lí của nhân dân. Nhưng đây cũng là tiếng đàn hoà bình dùng để chiến thắng và cảm hoá kẻ thù. Với ý nghĩa này, cây đàn thần kì tượng trưng cho tinh thần yêu chuộng cái thiện, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta trong quan hệ đối ngoại. Niêu com thần kì mang nhiều ý nghĩa: tượng trưng cho sự sáng tạo vô cùng tận của nhân dân lao động; biểu hiện tài năng thần kì, phi thường của nhân vật Thạch Sanh; tượng trưng cho truyền thống nhân đạo của dân tộc ta trong quan hệ đối ngoại; phản ánh ước mơ lãng mạn của nhân dân lao động về sự no đủ, hạnh phúc. Cả hai chi tiết thần kì này, cùng với các chi tiết thần kì khác góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn kì lạ của truyện cổ tích.

Truyện kết thúc bằng việc Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, lại được lên ngôi vua cùng sự thất bại hoàn toàn, thảm hại của các nhân vật thù địch. Đó là kiểu kết thúc có hậu phổ biến ở các truyện cổ tích thần kì. Kiểu kết thúc ấy biểu hiện ước mơ về công lí xã hội (Ớ hiền gặp lành, ở ác gặp ác), ước mơ về hạnh phúc, ước mơ về những mẫu người lí tưởng. Kiểu kết thúc này một mặt thoả mãn nhu cầu của nhân dân về cái đẹp (cái đẹp ở trong con người, cái đẹp ngoài cuộc đời), một mặt góp phần làm nên ý nghĩa giáo dục sâu sắc của thể loại truyện cổ tích.

EM BÉ THÔNG MINH

Đây là truyện cổ tích về “nhân vật thông minh” hay còn gọi là “nhân vật mưu trí” trong loại truyện cổ tích sinh hoạt. Kiểu nhân vật thông minh rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Thông qua những hình thức giải câu đố, vượt qua những thách đố oái oăm của em bé, truyện đã đề cao sự thông minh và trí khôn của dân gian, đồng thời cũng góp phần tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Truyện Em bé thông minh cấu tạo theo lối “xâu chuỗi”: nhân vật chính trải qua một chuỗi những cuộc “phiêu lưu” – những sự kiện – những thách đố, thách đố sau gay cấn hơn thách đố trước, cứ thế, nhân vật ngày càng bộc lộ mức độ tài trí, thông minh cao hơn. Mỗi sự kiện, mỗi thách đố có thể ví như một hạt trong chuỗi “phiêu lưu” của nhân vật tạo thành một chặng của cốt truyện. Qua diễn biến các chặng, ta sẽ thấy rằng tác giả dân gian đã sử dụng tài tình biện pháp tăng cấp.

Em bé thông minh được phát hiện khi cậu thắng thế trong cuộc đối – đáp đầu tiên. Khi đó, người đố chỉ là một viên quan do vua phái đi tìm nhân tài. Cậu bé đáp lại bằng cách đặt ra câu đố, đố lại viên quan. Viên quan tắc tị. Vậy là từ sự việc này, cậu bé đã chứng tỏ rằng hỏi bao giờ cũng dễ hơn đáp và cậu đã đáp bằng cách hỏi lại. Chỉ có những ai có tài biện bác mói nắm được “bí quyết” giao tiếp ấy. Em bé thông minh trong truyện này là người như thế. Ở lần này, để làm nổi bật tài trí của cậu bé, dân gian chỉ đối sánh cậu với một người – người đó chính là cha của cậu bé, qua đây triết lí: “Con hơn cha là nhà có phúc” được nêu cao.

Em bé thông minh được khẳng định qua hai cuộc đối – đáp tiếp theo. Người đố là đích thân nhà vua. Quả thật, hai câu đố do vua đặt ra oái oăm hơn câu đố của viên quan: không thể chỉ trông vào tài biện bạch mà thắng cuộc được, cần phải có một trí tuệ nếu không hơn hẳn tầm thì ít nhất cũng phải ngang tầm vói người đố thì mới đưa ra được lời đáp trúng vói ý đồ của lời đố. Cậu bé đã hai lần tỏ ra “thoả mãn” được yêu cầu ấy. Để giải câu đố thứ nhất của nhà vùa, cậu bé đã khôn khéo đưa vua vào “bẫy”. Cách làm ấy dĩ nhiên là thông minh nhưng ít nhiều cũng còn cần dùng tài biện bác, ứng đối. Để giải câu đố thứ hai của nhà vua, cậu bé chỉ cần đố lại vua – biện pháp cậu đã từng áp dụng với viên quan nọ. Vậy là cậu đã tự khẳng định lần nữa sự thông minh nhiều mặt của mình. Trong lần thứ hai này để làm nổi bật tài trí của cậu bé, dân gian đã đối sánh cậu với toàn thể dân làng, qua đây chứng minh một thực tế đã được tục ngữ đúc kết: “Trẻ khôn ra, già lú lại”, “Anh hùng không đợi tuổi”,…

Để cậu bé được khẳng định ở mức cao hơn, câu chuyện rất cần đến một bước chuyển, đó chính là việc đối – đáp với sứ thần nước lớn. Cả triều đình, từ vua đến quan, đều không tìm được lời giải đố. Đây chính là bước chuẩn bị cần thiết để làm nổi bật tài trí của cậu bé. Dân gian không cần cho cậu đối mặt với viên sứ thần nước lớn kia. Cậu bé cứ vừa đùa nghịch ở nhà vừa đưa ra lời giải đố, lòi giải này lại được diễn đạt trong hình thức hát đồng dao nghêu ngao, tếu táo quen thuộc của “trẻ nít” Việt Nam, ấy thế mà sứ thần chịu thua. Tính chất bất ngờ ấy tạo nên sự thích thú cao độ ở người nghe – người lớn cũng như trẻ em. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi nghe kể đến sự kiện này.

CÂY BÚT THẦN

Đây là truyện cổ tích của Trung Quốc, thuộc kiểu truyện về nhân vật tài năng kì lạ. Mã Lương chính là tấm gương của sự cần cù, chịu khó, say mê, sáng tạo. Em thích học vẽ và say mê, sáng tạo hằng ngày. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng đối với người có tài năng, trí tuệ và phẩm chạt tốt đẹp như em. Em vẽ để làm đẹp cho đời: Em vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo… Mã Lương còn vẽ để giúp đỡ người nghèo, em không vẽ của cải có sẵn mà chỉ vẽ dụng cụ lao động mà họ còn thiếu để họ tự làm giàu trên đôi bàn tay lao dộng chân chính. Em còn vẽ để trừng trị bọn gian tham, từ địa chủ cho đến tên vua tàn ác mà không hề run sợ. Quá đó, ta thấy Mã Lương là một em bé thông minh, tài hoa song cũng rất bản lĩnh, cương trực, khảng khái và mạnh mẽ. Thông qua câu chuyện của Mã Lường, tác giả dân gian đã thể hiện ước mơ về công lí xã hội: có một sức mạnh kì diệu để giúp đỡ những người lao động, người ở hiền gặp lành, những kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị.

Hình tượng cây bút thần trong tác phẩm là yếu tố thần kì, đặc sắc. Nó được miêu tả rất đẹp, là kết tinh của tài năng và phẩm chất cao đẹp của Mã Lương. Nó biểu hiện cho cái đẹp và cái thiện, thể hiện quan niệm về tài năng và nghệ thuật: nghệ thuật chân chính chỉ đạt được nhờ có sự say mê, khổ luyện và tài năng chỉ phát huy tác dụng khi phục vụ những mục đích chính nghĩa, phục vụ nhân dân (tên vua dù có cựớp được bút thần trong tay cũng không thể sai khiến cây bút làm theo sự tham lam vô đáy của hắn).

Truyện có tình tiết phong phú, hấp dẫn. Cách kể chuyện mộc mạc, dung dị. Thủ pháp tăng cấp, hình tượng cây bút thần song hành cùng nhân vật Mã Lương tài hoa đã làm cho câu chuyện trở nên li kì và cuốn hút người đọc.

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VẢNG

Đây là truyện cổ tích của A. Pu-skin (nhà thơ Nga). Thông qua câu chuyện của cá vàng, tác giả đã ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu; đồng thới cũng nêu lên một bài học đích đáng đối với những kẻ tham lam, bội bạc, ích kỉ. Đây cũng chính là ước mơ về công lí xã hội của nhân dân lao động.

Trong truyện, có ba nhân vật: ông lão đánh cá (tiêu biểu cho cái thiện), mụ vợ (tiêu biểu cho cái ác) và con cá vàng (là nhân vật mang tính chất kì ảo có nhiệm vụ trừng phạt cái ác). Ngoài ra, cũng có thể coi biển như một nhân vật, thái độ của biển thể hiện rất rõ qua mỗi lần ông ião ra biển cầu cứu cá vàng.

Về phương diện nghệ thuật, có hai thủ pháp cơ bản được sử dụng thành công: thủ pháp đối lập, tương phản và thủ pháp lặp lại, tăng cấp.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Hãy tìm các chi tiết hoang đường trong các truyện cổ tích Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. Việc sử dụng các chi tiết hoang đường này có ý nghĩa gì?

2. Hãy chỉ ra xung đột trong truyện cổ tích Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. Xung đột này phản ánh điều gì đang diễn ra trong xã hội? Kết thúc xung đột, chiến thắng thuộc về ai? Qua chiến thắng này, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ gì?

3. Trong các truyện cổ tích Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ồng lão đánh cá và con cá vàng có mấy loại nhân vật? Đó là những loại nào? Tính cách của từng loại nhân vật này ra sao? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật như thế của truyện cổ tích?

4. Hãy chỉ ra những thử thách mà nhân vật Sọ Dừa, Thạch Sanh phải trải qua. Em có nhận xét gì về các thử thách đó? Tại sao tác giả dân gian lại phải để cho các nhân vật trải qua những thử thách như vậy?

5. Hãy so sánh Em bé thông minh (truyện cổ tích sinh hoạt) với Thạch Sanh (truyện cổ tích thần kì) và chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loại truyện.

6. Mã Lương và nhà vua đã dùng cây bút thần để vẽ gì và nhằm mục đích gì? Kết quả ra sao? Qua kết quả này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

7.  Hãy tìm những chi tiết đòi hỏi cá vàng và lối ứng xử vói người chồng của mụ vợ ông lão đánh cá trong truyện Ồng lão đánh cá và con cá vàng. Em có nhận xét gì về tính cách của mụ? Mụ vợ gọi nên hình ảnh của tầng lóp nào trong xã hội? Kết cục của vợ ông lão đánh cá thể hiện ước muốn và thái độ gì của tác giả?

Gợi ý 

Gợi ý

1.  – Các chi tiết hoang đường trong các truyện cổ tích:

+ Sọ Dừa: Đó là các chi tiết kể về sự mang thai, hình dạng, tài năng khác thường của Sọ Dừa.

+ Thạch Sanh: Tuy do một bà mẹ nghèo dưới trần thế sinh ra nhưng Thạch Sanh lại chính là thái tử trên trời do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai; Thời gian bà mẹ mang thai dài khác thường (dài đến mấy năm). Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông, cây đàn và niêu cơm thần kì…

+ Cây bút thần: Cụ già cho Mã Lương cây bút thần trong giấc ngủ. Có cây bút thần, Mã Lương vẽ gì được nấy: từ chim, cá, cày, cuốc, đèn, thùng nước đến bếp lò, thang, ngựa, cung tên, cò rồi cả cóc, gà, biển cả và thuyền buồm, gió bão… Còn tên vua tham lam dùng cây bút vẽ lại không được như ý muốn: núi vàng thành núi đá, vẽ thỏi vàng thành mãng xà.

+ Ông lão đánh cá ưà con cá vàng: Cá vàng biết nói, có phép lạ giúp ông lão đánh cá có được nhiều thứ từ cái máng lợn đến to à nhà đẹp, biến vợ ông thành bà nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng rồi lại biến mọi thứ trở về túp lều nát như xưa.

–     Việc sử dụng các chi tiết hoang đường này có nhiều ý nghĩa:

+ Sự ra đời và hình dạng khác thường: Là chủ ý của tác giả dân gian, họ như báo trước cho người đọc về tài năng và số phận khác thường của nhân vật, mở hướng phát triển của câu chuyện và thu hút sự chú ý của người nghe, người đọc.

+ Tài năng hơn người và những phẩm chất đạo đức của nhân vật: Là cách xây dựng nhân vật cổ tích. Nhân vật có hình thức bên ngoài và phẩm chất, tâm hồn bên trong trái ngược nhau. Bề ngoài họ có thể là những người xấu xí, lam lũ, vất vả nhưng bên trong họ là người có tài năng và tấm lòng nhân hậu, bao dung… Qua cách xây dựng nhân vật như vậy, nhân dân muốn tuyệt đối hoá giá trị bên trong, coi đó là bản chất của con người

+ Những chi tiết khác khi tham gia vào truyện cổ tích có nhiều tác dụng khác nhau, nhờ có nó mà cốt truyện có thể kéo dài hay rút ngắn theo ý người kể chứ không phụ thuộc vào lô-gíc thực tế. Nhờ có yếu tố thần kì này mà truyện cổ tích hấp dẫn mọi lứa tuổi, mọi thòi đại, thể hiện một cách sinh động những ước mơ của nhân dân lao động. Ví dụ: Cây đàn thần kì và gắn vói nó là âm nhạc thần kì trong truyện Thạch Sanh, đó là tiếng đàn của công lí, nó thực hiện ước mơ về công lí của nhân dân nhưng cũng là tiếng đàn hoà bình dùng để chiến thắng và cảm hoá kẻ thù. Với ý nghĩa này, cây đàn thần kì tượng trưng cho tinh thần yêu chuộng cái thiện, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta trong quan hệ đối ngoại. Niêu com thần kì trong truyện Thạch Sanh cũng có nhiều ý nghĩa. Nó tượng trưng cho sự sáng tạo vô cùng tận của nhân dân lao động; biếu hiện tài năng thần kì, phi thường của nhân vật Thạch Sanh; thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta trong quan hệ đối ngoại; phản ánh ước mơ lãng mạn của nhân dân lao động về sự no đủ, hạnh phúc…

2. Xung đột trong các truyện cổ tích đã đọc

Xung đột này phản ánh những mâu thuẫn đang diễn ra trong xã hội. Đó là các tầng lóp người lao động vói các tầng lóp thống trị (địa chủ, vua chúa); cái thiện và cái ác… Kết thúc xung đột, chiến thắng bao giờ cũng thuộc về người lao động, về cái tốt, bọn thống trị gian ác cùng cái xấu, sự đố kị, ghen ghét… sẽ bị trừng trị. Qua chiến thắng này, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ về công lí xã hội, về ở hiền sẽ gặp lành,…

3. Hai loại nhân vật trong truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng:

Tính cách của từng loại nhân vật này là: người tốt thì tài năng, tâm đức còn kẻ ác thì ác độc, xấu xa đến tận cùng. Cách xây dựng nhân vật như vậy của truyện cổ tích là xây dựng những mẫu nhân vật tương phản tuyệt đối (một đặc điểm của truyện cổ tích thần kì). Cách xây dựng này sẽ góp phần tạo nên cốt truyện mà kết thúc thì nhân vật chính diện sẽ chiến thắng nhân vật phản diện, đồng thời nhân vật phản diện làm nổi bật nhân vật chính diện.

4. Những thử thách mà nhân vật Sọ Dừa, Thạch Sanh phải trải qua:

Các thử thách mà nhân vật Sọ Dừa và Thạch Sanh phải trải qua đều theo hướng thử thách sau khó hơn thử thách trước và quá trình vượt qua các thử thách đó đều có sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì. Tác giả dân gian để các nhân vật trải qua các thử thách với dụng ý để họ thể hiện tài năng (tự tin, dũng cảm) và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp (thật thà, thương người, nhân đạo, khoan dung…). Hành trình trải qua thử thách này là quá trình làm cho nhân vật trở nên lí tưởng.

5. Thạch Sanh thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì nên có rất nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Ví dụ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian, chàng có cây đàn và niêu cơm kì diệu. Còn Em bé thông minh thuộc kiểu truyện cổ tích sinh hoạt, nhân vật em bẻ là kiểu nhân vật trí xảo. Nhân vật này không có những yếu tố hoang đường kì ảo, các tình tiết và cách xử lí tình huống trong truyện rất gần gũi với đòi thường, nhằm khẳng định về trí tuệ và ước mơ của nhân dân lao động.

6. Mã Lương vẽ chim, cá, cày, cuốc, đèn, thùng nước, bếp lò, thang, ngựa, cung tên, cò, cóc, gà, biển cả và thuyền buồm, gió bão… Tên vua vẽ: núi vàng, thỏi vàng. Mục đích: Mã Lương vẽ những thứ làm đẹp cho đời hay những vật dụng cần thiết giúp cho người nghèo sản xuất hoặc những thứ giúp mình tự vệ và tiêu diệt kẻ ác còn tên vua vẽ của cải để thoả mãn lòng tham. Kết quả: Mã Lương vẽ gì được nấy còn tên vua vẽ núi vàng thì thành núi đá, vẽ thỏi vàng thành mãng xà. Qua kết quả này tác giả dần gian muốn thể hiện ước mơ có một sức mạnh kì diệu để giúp đỡ người lao động và trừng trị kẻ tham lam độc ác, đồng thời cũng thể hiện quan điểm tài năng chỉ phục vụ nhân dân và những điều chính nghĩa.

7. Những chi tiết đòi hỏi cá vàng và lối ứng xử của người chồng với mụ vợ ông láo đánh cá trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng:

Các câu truyện về cổ tích

Tính cách của mụ vợ ông lão đánh cá là tham lam, độc ác, bội bạc. Mụ vợ ông lão gợi nên hình ảnh của tầng lóp thống trị trong xã hội. Kết cục mụ vợ lại trở về bên túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ ngày xưa. Kết quả này thể hiện thái độ, ước mơ của nhân dân: những kẻ tham lam, bội bạc, độc ác sẽ bị trừng trị.

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về truyện ngụ ngôn – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6 tại đây. 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận