Bài viết số 6 (Nghị luận xã hội) – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Bài viết số 6 (Nghị luận xã hội)

(Bài làm ở nhà)

 

I – BÀI TẬP

          1. Xác định đặc điểm của các đề văn nghị luận nêu ở Bài viết số 6 trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai.

          2. Nêu đặc điểm của dạng đề nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống ; dẫn ra một số đề văn (chưa có ở Bài viết số 6 trong sách giáo khoa) để minh hoạ.

          3. Hai đề văn sau đây (về dạng loại) có gì khác với các đề văn nêu trong Bài viết số 2 của sách giáo khoa ?

          a) Người xưa nói : “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên trên ?

          b) Từ các tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Đất (Anh Đức), anh (chị) có suy nghĩ gì về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam ?

          4. Tìm hiểu và nêu trọng tâm, phương hướng viết bài cho các đề văn nêu ở Bài viết số 6 trong sách giáo khoa, trang 108 – 109.

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. Các đề văn trong Bài viết số 6 nêu lên một số sự việc, hiện tượng vừa gần gũi với đời sống tuổi trẻ vừa liên quan đến những vấn đề lớn lao mà cả cộng đồng xã hội đang quan tâm. Đề 1 yêu cầu nêu suy nghĩ trước một hiện tượng thiên nhiên : hoa lá vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên từ đất đá khô cằn. Đề 2 yêu cầu phát biểu suy nghĩ của người viết trước những nấm mồ liệt sĩ vô danh ở nghĩa trang Trường Sơn với chủ đề “Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn”. Đề 3 yêu cầu bàn về vấn đề nữ sinh nên mặc đồng phục hiện đại hay áo dài truyền thống đến trường. Đề 4 yêu cầu phát biểu suy nghĩ của người viết trước tấm gương người anh hùng thời đổi mới (hiện tượng tích cực). Đề 5 yêu cầu nêu những suy nghĩ trước nạn cháy rừng vẫn liên tiếp xảy ra (hiện tượng tiêu cực).

Khác với dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, dạng đề này thường xuất phát từ một sự việc, một hiện tượng có thật trong cuộc sống để yêu cầu người viết phát biểu những suy nghĩ của mình. Sự việc, hiện tượng nêu lên để học sinh bàn luận có thể tốt hoặc xấu (tích cực hoặc tiêu cực). Tốt để biểu dương, ca ngợi và xấu để phê phán, bác bỏ,… Chính dạng đề này đặt ra các vấn đề rất gần gũi, quen thuộc nhung giàu ý nghĩa, buộc học sinh phải thể hiện suy nghĩ và biết thể hiện suy nghĩ của mình trước một vấn đề (con người, hiện tượng) trong cuộc sống.

          2. Học sinh xem lại các bài học : Nghị luận xã hội và nghị luận văn học, Nghị luận về một hiện tượng đời sống để làm bài tập này.

          3. Nghị luận xã hội có ba dạng đề chính : nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận vê một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm, văn học. Học sinh xem lại đặc điểm của các dạng đề này, sau đó đối chiếu với hai đề nêu trong Bài tập 3 để thấy điểm khác biệt.

          4. Có thể nêu một số gợi ý về phương hướng triển khai các đề trong Bài viết số 6 như sau :

        Đề 1. Hiện tượng thiên nhiên mà đề nêu lên hàm chứa nhiều ý nghĩa thật sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp : Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, khốc liệt bao nhiêu, sự sống vẫn xuất hiện, cái đẹp vẫn hiện hĩru quanh ta. Đó cũng chính là tứ thơ mà Xuân Diệu có lần đã phát biểu “Sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Hiện tượng đó cũng gợi lên trong người đọc những suy tưởng về sức sống và nghị lực của con người,…

        Đề ra dưới dạng mở, học sinh có thể nêu lên những suy tưởng khác nhau, miễn là có mối liên hệ chặt chẽ và toát ra một cách tất yếu từ hiện tượng thiên nhiên đã nêu trong đề, tránh suy diễn, thiếu căn cứ.

        Đề 2. Hai điểm cần chú ý trong đề này là liệt sĩ vô danh và chủ đề “Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn”. Cũng là hi sinh vì Tổ quốc, cũng đều thiêng liêng, cao quý,… nhưng liệt sĩ vô danh là những người không tên tuổi, không biết qué hương, bản quán,… vì thế, dường như sự hi sinh này còn lớn hơn gấp bội, gợi lên trong mỗi chúng ta nhiều nỗi niềm đau xót, tiếc thương,… Trước những nấm mộ liệt sĩ vô danh đó, người viết có thể phát biểu nhiều điều, nhưng ở đây đề yêu cầu theo chủ đề “Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn”, vì thế các ý cần tập trung vào chủ đề này. Có thể nêu ba ý chính như sau :

        – Ca ngợi công lao của những liệt sĩ vô danh.

        – Giới thiệu cảnh đất nước thanh bình và những thay đổi lớn lao trong cuộc sống hôm nay trong mối quan hệ với những hi sinh của thế hệ cha anh.

        – Lời hứa và hành động của tuổi trẻ và của chính bản thân người viết.

        Đề 3. Đề nêu lên một vấn đề rất gần gũi với tuổi trẻ học đường : nữ sinh đến trường nên mặc áo dài truyện thống hay đồng phục hiện đại ? Quan điểm đồng tình hay phản đối tuỳ mỗi học sinh, nhưng phải có lí, có cơ sở, có lập luận và giàu sức thuyết phục. Cũng có thể đưa ra một giải pháp chung, vì mỗi kiểu trang phục có một vẻ đẹp, một giá trị riêng,…

        Đề 4. Tấm gương hiến máu tự nguyện rất nhiều lần của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh là tấm gương về lòng vị tha, đức hi sinh, tinh thần nhân ái cao cả đáng để cho mọi người, nhất là tuổi trẻ, ngợi ca và học tập. Bài viết cần phân tích được ý nghĩa cao đẹp đó và phê phán những người có lối sống vị kỉ, tầm thường đối lập với cách sống cao đẹp qua hiện tượng gia đình người hiến máu. Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về cách sống thế nào là sống đẹp, sống có ích.

          Đề 5. Trái với hiện tượng nêu ở Đề 4, đề văn này nêu lên một hiện tượng tiêu cực, đáng báo động qua một bản tin : hiện tượng cháy rừng. Môi trường đang bị huỷ hoại, trong đó cháy rừng do chính con người gây nên là một hiện tượng đáng phê phán. Bài viết cần nêu được vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với đời sống con người. Vì thế, cần phê phán và ngăn chặn nạn cháy rừng đang liên tiếp xảy ra. Mỗi địa phương, gia đình và mỗi cá nhân cần có thái độ và hành động như thế nào để bảo vệ rừng.

 

 

—–

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Trả bài viết số 5 – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận