An toàn khi vui chơi – Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 4

Đang tải...

Trong tiết hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 4 lớp 1: An toàn khi vui chơi, các bạn học sinh sẽ nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TUẦN 4

AN TOÀN KHI VUI CHƠI

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi.

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi.

– Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

– Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê: các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn.

– Thẻ mặt cười, mặt mếu.

– Giấy A0, giấy màu, bút vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

 

– Ổn định:

– Hát

– Giới thiệu bài:

 

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của một ngày An toàn khi vui chơi.

– Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

* Mục tiêu:  

– Nêu được những  việc nên làm và không nên làm khi vui chơi.

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi.

– Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn.

Hoạt động 1. Cùng vui chơi.

* Mục tiêu:

– HS khởi động, tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi.

– HS liên hệ và kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường

* Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.

– GV cho mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia.

– GV cho các nhóm chơi trò chơi mình đã chọn:

– HS chia mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS.

– Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba.

– HS chơi trò chơi theo nhóm.

Bước 1. Thảo luận cặp đôi:

– GV cho HS tạo thành các cặp đôi.

– Cho các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý:

+ Bạn vừa tham gia trò chơi nào?

+ Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào?

+ Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia, trò chơi đó?

 

– HS tạo thành các cặp đôi theo bàn.

– HS 1 nêu câu hỏi, HS 2 trả lời câu hỏi của bạn. Sau đó đổi vai.

+ HS trả lời

+ HS trả lời theo cảm nhận của bản thân.

+ HS trả lời theo quan điểm của mình.

Bước 2. Làm việc cả lớp:

– GV  cho 2 đến 3 cặp HS lên chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét chung và đặt câu hỏi:

+ Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác?

+ Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao?

 

– Đại diện các nhóm lên chia sẻ về cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi.

– Lắng nghe và trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời theo vốn sống của mình.

+ HS đưa ra quan điểm của mình.

*GV kết luận:

– Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Tuỳ từng thời gian và địa điểm mà em nên chọn những trò chơi phù hợp để đảm bảo an toàn.

– Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

* Mục tiêu:

– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi.

– Có kỹ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn.

– Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn.

* Mục tiêu:

– HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường.

* Cách tiến hành.

– Cho HS quan sát các hình từ 1 đến 4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi:

+ Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì?

+ Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao? Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình.

+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi?

– GV mời một số cặp HS lên trước lớp, chỉ tranh và bày tỏ thái độ của mình với việc làm của các bạn trong tranh.

– GV cùng HS nhận xét

– GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì?

 

– Làm việc theo nhóm

– HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.

 

 

 

– Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.

 

– HS nhận xét nhóm bạn

– HS trả lời cá nhân.

* Kết luận:

– Khi ở trường hoặc những nơi công cộng, đông người, em không nên chơi những trò chơi đuổi bắt. Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi ở vỉa hè, lòng đường, tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thương không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm.

 

– Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3: Thực hành cam kết “Vui chơi an toàn”

* Mục tiêu:

– HS liên hệ bản thân, thực hành làm  cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn:

– GV cho HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học.

Bước 2. Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn”.

– GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn được làm bằng tờ giấy Ao.  

– Cho HS lên dán những bông hoa đã chọn.

Bước 3. Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn”.

– GV mời HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình.

 – GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học.

 

– Làm việc cá nhân.

– HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học.

– Làm việc cả lớp

– Lắng nghe

– Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việo sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết.

– Làm việc cả lớp

– Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình.

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

– GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

– Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về Vui chơi an toàn.

– Lắng nghe

>> Xem thêm: Tham gia vui Tết Trung Thu – Sinh hoạt dưới cờ tuần 4 lớp 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận