Bài tập ôn chương II – Sách bài tập Toán lớp 7

Đang tải...

Bài tập ôn chương II – Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 63:

Một tạ nước biển chứa 2,5kg muối. Hỏi 300g nước biển đó chứa bao nhiêu gam muối?

Bài 64:

Có hay không một tam giác có độ dài ba cạnh tỉ lệ với các số 3; 4; 9?

Chú ý: Trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Bài 65:

Hai thanh nhôm và sắt có khối lượng bằng nhau. Hỏi thanh nào có thể tích lớn hơn và lớn

hơn bao nhiêu lần, nếu biết rằng khối lượng riêng của nhôm là 

 và của sắt là ?

Bài 66:

Ông B dự định xây dựng một bể nước có thể tích là V, nhưng sau đó ông muốn thay đổi kích thước so với dự định ban đầu như sau: giảm cả chiều dài và chiều rộng đáy bể 1,5 lần. Hỏi chiều cao của bể phải thay đổi như thế nào để bể xây được vẫn có thể tích là V?

Bài 67:

a) Viết tọa độ các điểm A, B, C, D, E, F, G trong hình dưới.

b) Trong mặt phẳng tọa độ vẽ tam giác ABC với các đỉnh A(-3;4), B(-3;1), C(1;-1).

Bài 68:

Một vận động viên xe đạp đi được quãng đường 152km từ A đến B với vận tốc 36km/h. Hãy vẽ đồ thị của chuyển động trên trong hệ trục tọa độ Oxy (với một đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 giờ và một đơn vị trên trục tung biểu thị 20km)

Bài 69:

Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ của các hàm số:

a) y = x                   b) y = 2x                    c) y = -2x

Bài 70:

Cho hàm số Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số trên:

Bài 71:

Giả sử A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số y = 3x + 1.

a) Tung độ của A bằng bao nhiêu nếu hoành độ của nó bằng 2/3?

b) Hoành độ của B bằng bao nhiêu nếu tung độ của nó bằng –8?

Xem thêm:Đồ thị hàm số y = ax (a≠0) – Sách bài tập Toán lớp 7

LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 63:

Gọi lượng muối có trong 300g nước biển là x(g). Vì lượng nước biển và lượng muối chứa trong đó là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận, ta có :

Trả lời : 300g nước biển chứa 7,5g muối.

Chú ý : Khi giải cần phải đổi các đại lượng cùng loại ra cùng đơn vị đo.

Bài 64:

Giả sử có tam giác mà độ dài ba cạnh là a, b, c, thoả mãn điều kiện :

Đặt các tỉ số trên bằng k, ta được :

=> a = 3k, b = 4k, c = 9k.

Ta nhận thấy   a + b  = 3k + 4k = 7k < 9k = c, điều này mâu   thuẫn với chú ý.

Vậy không có tam giác nào mà độ dài ba cạnh    tỉ lệ  với 3 ; 4 ; 9.

Bài 65:

Vì m = V.D và m là hằng số (có khối lượng bằng nhau), nên V và D là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ dương. Theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có :

V nhôm/ V sắt = D sắt / D nhôm = 7,8 / 2,7 ≈ 2,9/

Trả lời : Thể tích thanh nhôm lớn hơn và lớn hơn khoảng 2,9 lần.

Bài 66:

Vì V = h.S nên diện tích đáy (S) và chiều cao (h) của bể (khi V không đổi) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số dương.

Theo điều kiện đề bài chiều dài và chiều rộng đều giảm 1,5 lần nên diện tích giảm :

1,5 . 1,5 = 2,25 (lần).

Vì vậy chiều cao của bể phải tăng lên 2,25 lần.

Bài 67:

a) A(2 ; -2), B(4 ; 0),

C(-2 ; 0), D(2 ; 3),

E(2 ; 0), F(-3 ; 2),

G(-2 ; -3).

b) Xem hình 20.

Bài 68:

Xem hình 21.

Bài 69:

Học sinh tự vẽ.

Bài 70:

Thay hoành độ và tung độ của mỗi điểm vào công thức y = 5x2 – 2. Nếu được đẳng thức, ta kết luận điểm đó thuộc đồ thị. Nếu không được đẳng thức (hai vế khác nhau), ta kết luận điểm đó không thuộc đồ thị.

Đáp số: Hai điểm A ( 1/2 ; -3/4 ) và C(2 ; 18) thuộc đồ thị của hàm số trên.

Bài 71:

a) Khi x = 2/3 thì y = 3.2/3  + 1 = 3.

Vậy tung độ của A bằng 3 ;

b) Khi y = -8 thì ta có -8 = 3x + 1.

Vậy hoành độ của B bằng -3.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận