Hai góc đối đỉnh ( phần bài tập bổ sung)- Sách bài tập Toán lớp 7

Đang tải...

Hai góc đối đỉnh ( phần bài tập bổ sung)- Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 1.1.

Mỗi câu sau đây là đúng hay sai ?

a) Có những cặp góc bằng nhau nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.

b) Hai góc bằng nhau và một đường thẳng chứa tia của góc này có chứa tia của góc kia là hai góc đối đỉnh.

c) Hai góc bằng nhau và một tia của góc này là tia đối của góc kia là hai góc đối đỉnh.

d) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh là hai góc đối đỉnh.

e) Góc tạo bởi hai tia đối của một góc và góc đã cho là hai góc đối đỉnh.

f) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 góc, đôi một đối đỉnh.

Bài 1.2.

Ba đường thẳng phân biệt xy, mn, zt cùng đi qua điểm o và tạo thành các

góc ZOx = 38°, tốĩn = 71° (h. bs 1).

a) Đọc tên các cặp góc đối đỉnh có trong hình đó.

b) Cho biết số đo của các góc còn lại có trong hình đó.

Bài 1.3.

a) Cho góc mOn. Vẽ góc nOt kề bù với góc mOn. Vẽ góc mOz kề bù với góc mOn. Khi đó mOn và tOz có phải là hai góc đối đỉnh không ?

b) Cho góc hBk. Vẽ Bm là tia phân giác của góc hBk. Vẽ Bm’ là tia đối của tia Bm. Vẽ góc kBj kề bù với góc hBk. Khi đó các góc m’Bj và hBm có phải là hai góc đối đỉnh không ?

c) Cho góc xOy. Vẽ góc yOz kề bù vói góc xOy. Vẽ góc xOt kề bù với góc xOy. Vẽ On là tia phân giác của góc zOy. Vẽ Om là tia phân giác của góc tOx. Khi đó zOn và xOm có phải là hai góc đối đỉnh không ?

Bài 1.4.

Căn cứ số đo của các góc đã cho hãy tìm số đo của các góc còn lại có trong hình bs 2.

Xem thêm: Bài tập ôn chương II – Sách bài tập Toán lớp 7

LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 1.1.

a) Đúng ;                   b) Sai ;

c) Sai ;                        d) Sai ;

e) Đúng ;                    f) Sai ;                 g) Sai.

Bài 1.2.

(h. bs. 17)

a) Các cặp góc đối đỉnh là : xOz và tOy ; xOn và mOy ; zOn và tOm ; xOm và nOy ; xOt và zOy ; mOz và tOn ; các góc bệt như tOz, yOx, nOm có góc đối đỉnh là chính nó.

b) Từ các cặp góc đối đỉnh suy ra ngay : zOx = tOy = 38°, tOm = zOn = 71°.

Từ tOz là góc bẹt suy ra xóm = 180° – (71° + 38°) = 71°.

Từ đó,  góc xOm = yOn = 71°.

Các góc bẹt như tOz, yOx, nOm đều có số đo là 180

Bài 1.3.

a) (h. bs. 18).

Vì góc nOt kề bù với góc mOn nên Ot là tia đối của tia Om. Tương tự, góc mOz kề bù với góc mOn nên Oz là tia đối của tia Từ đó, zOt và mOn là hai góc đối đỉnh.

b) (h. bs. 19).

Vì góc kBj kề bù với góc hBk nên Bj là tia đối của tia Bh. Từ đó, m’Bj và là hai góc đối đỉnh.

c) (h. 20).

Vì góc yOz kề bù với góc xOy nên Oz là tia đối của tia Ox. Tương tự, góc xOt kề bù với góc xOy nên Ot là tia đối của tia Oy. Từ đó, zOy và tOx là hai góc đối đỉnh, tức là zOy = tOx.

Vì On, Om đều là tia phân giác và

góc zOy =  góc tOx nên góc  zQn = góc  nOy = góc  xQm = góc  mOt.

Lại vì góc  zOn + góc nOx = 180°,

nên góc  mOx + góc  = 180°.

Suy ra Om và On là hai tia đối nhau.

Từ đó, zOn và mOx là hai góc đối đỉnh.

Bài 1.4.

(h. bs. 21)  :

Dựa vào các góc kề bù ta có: góc HGx = 135°, góc  tFH = 120°, góc FHG = 75°

Dựa vào các góc đối đỉnh ta có:

góc  HFG = góc  zFt = 60° ; góc  xGy = góc  HGF = 45° ;

góc  yGF = góc  xGH = 135° ; góc  GHF = góc  = 75°.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận