Phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó

Đang tải...

Biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận

1. Khái lược về phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

1.1. Phép biện chứng và phép siêu hình

a) Phép biện chứng

Thuật ngữ biện chứng (Dialektika) theo tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa gốc là nghệ thuật tranh luận. Nói cách khác người Hy Lạp cổ đại hiểu phép biện chứng là nghệ thuật phát hiện ra mâu thuẫn trong lập luận của đối phương để bắt đối phương phải chấp nhận lập luận của mình. Theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại, đã là tri thức đúng, đã là chân lý thì không thể có mâu thuẫn. Nấu trong lập luận có mâu thuẫn thì không phải là chân lý. Do vậy quá trình giải quyết mâu thuẫn thông qua tranh luận chính là quá trình nhận thức vận động đến chân lý. Quan niệm này về sau đã được mở rộng thêm đem lại cho phép biện chứng một ý nghĩa mới, đó là sự nhận thức đối tượng trong những tính quy định đối lập nhau, hay sự phát hiện ra tính thống nhất của các mặt đôi lập – một phương pháp vận động của tư duy để đi đến chân lý.

Sở dĩ nghệ thuật tranh luận ở thời kỳ cổ đại được gọi là phép biện chứng vì ở thời kỳ đó trình độ sản xuất và khoa học còn rất thấp kém, người ta chưa có điều kiện, phương tiện tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để kiểm tra chân lý, mà chỉ có thể kiểm nghiệm chân lý qua tranh luận. Cũng vì thế mà ở Hy Lạp cổ đại khả năng tranh luận được coi là một năng lực cần thiết, không thể thiếu được của nhà triết học, một khoa học để phát triển nhận thức của mình. Mỗi nhà triết học Hy Lạp cổ đại thường là một nhà hùng biện, một nhà diễn thuyết tài năng. Neu thiếu khả năng tranh luận thì khó có thể trở thành nhà triết học được. Vì những lẽ đó người Hy Lạp cổ đại coi nghệ thuật tranh luận là phép biện chứng, hay nói khác đi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý.

Hêraclit (540 – 475 TCN) là người nêu ra tư tưởng biện chứng sớm nhất ở Hy Lạp thời kỳ cổ đại. ông có quan niệm khá rõ về vận động và phát triển. Nhưng người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phép biện chứng” theo nghĩa nghệ thuật tranh luận lại là Xôcrát (469 – 399 TCN). Ồng cũng là một nhà triết học của Hy Lạp cổ đại. về sau Platôn, học trò của Xôcrát coi phép biện chứng là nghệ thuật đối thoại dưới hình thức hỏi – đáp để phân biệt và liên kết các khái niệm nhằm đạt đến định nghĩa đúng đắn các khái niệm đó.

Cùng với sự phát triển của nhận thức và thực tiễn, thuật ngữ phép biện chứng ngày càng được bổ sung nhiều nội dung mới. Đến thế kỷ XVIII, phép biện chứng đã được các nhà triết học cổ điển Đức tiêu biểu như: Kantơ, Phichtơ, Selinh và đặc biệt là Hêghen phát triển thành học thuyết về sự phát triển. Hêghen (1770 – 1834) – một nhà triết học duy tâm khách quan vĩ đại của Đức đã phát triển một cách toàn diện phép biện chứng. Ông đã nghiên cứu lịch sử phát triển triết học thế giới từ cổ đại đến thế kỷ XVIII, phê phán các quan điểm siêu hình và kế thừa những tư tưởng biện chứng trong lịch sử, xây dựng phép biện chứng thành học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc và toàn diện nhẩt. Trong phép biện chứng của Hêghen đã có một hệ thống hoàn chỉnh những phạm trù, quy luật của phép biện chứng, phản ánh khái quát toàn diện quá trình vận động phát triển của thế giới. Nhưng vỉ thế giới quan của Hêghen là duy tâm, tức là ông không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với tư duy, ý thức, mà trái lại ông cho rằng chính tư duy, ý thức tự vận động là nguyên nhân sinh ra thế giới vật chất; các phạm trù, khái niệm nói về các sự vật được hình thành trong lĩnh vực tư duy thuần túy, có đời sống riêng, tồn tại trước khi các sự vật trong hiện thực khách quan tồn tại. Giới tự nhiên và lịch sử chỉ là tồn tại khác của tư duy, ý thức, chỉ là một giai đoạn phát triển của tư duy, ý thức. Do vậy phép biện chứng của Hêghen thực chất mới chỉ là phép biện chứng của quá trình vận động phát triển của tinh thần, của ý niệm (theo nhận xét của c. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin), chưa phải là phép biện chứng của chính quá trình vận động của tự nhiên và xã hội. Và cũng vì vậy phép biện chứng này, mặc dù nó đã nắm được những mối liên hệ cơ bản của thế giới (Lênin cho là Hêghen đã đoán được những mối liên hệ của thế giới), nhưng còn nhiều hạn chế, về cơ bản còn có tính chất gò ép, thần bí cần phải khắc phục.

Mác và Ph. Ảngghen sau đó là V.I. Lênin đã kế thừa và phát triển một cách sáng tạo những giá trị của lịch sử triết học của nhân loại, đặc biệt là phép biện chứng – “hạt nhân họp lý” trong triết học của Hêghen, cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm của Hêghen, làm cho nó trở thành phép biện chứng duy vật, thực sự là một học thuyết khoa học về những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng theo đúng nghĩa hiện đại của nó.

Từ những điều trình bày trên đây có thể hiểu phép biện chứng là học thuyết (hay lý luận) về sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ăngghen nói: Phép biện chửng là khoa học về mối liên hệ phổ biến, “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

Phép biện chứng nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và trong sự vận động, phát triển. Lênin còn căn cứ vào những yếu tố đặc trưng của phép biện chứng để định nghĩa phép biện chứng, ông viết:

“1) Định nghĩa của khái niệm từ bản thân khái niệm [bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó];

2) tính mâu thuẫn trong bản thân sự vật (cái khác của bản thân nó), những lực lượng và những khuynh hướng mâu thuẫn trong mọi hiện tượng;

3) sự kết hợp phân tích và tổng hơp.

Xem chừng, đó là những yếu tố của phép biện chứng”;.

Lênin còn trình bày các yếu tố cơ bản trên thành 16 yếu tố cụ thể và sau đó ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.

Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình.

b) Phép siêu hình

Phép siêu hình hiện nay được hiểu là phương pháp xem xét các sự vật trong trạng thái đứng im và tách rời khỏi mối liên hệ chung với các sự vật và hiện tượng khác, nhưng thuật ngữ phép siêu hình có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ở thời kỳ cổ đại. Theo nghĩa gốc của tiếng Hy Lạp cổ đại, siêu hình (mêtaphizika – cái phía sau vật lý) là một môn triết học, nghiên cứu những hiện tượng siêu cảm giác, những cái thuộc về bản chất, đằng sau cái vật lý. Đến thế kỷ IV – III TCN người Hy Lạp đã tách riêng các hiện tượng tâm lý, cảm giác ra khỏi cái vật lý để nghiên cứu. Arixtốt quan niệm vật lý học nghiên cứu những vật thể hữu hình (có hình dạng, thể tích và có sức nặng) có thể cảm nhận được bằng cảm giác. Còn triết học nghiên cứu những hiện tượng mà con người không thể cảm nhận được bằng cảm giác mà phải bằng tư duy trừu tượng, đó là những hiện tượng “sau vật lý”, tức là những cái thuộc về bản chất của sự vật, những hiện tượng thuộc về tinh thần, ý thức. Vì vậy về sau, Ăng-đrô-nhich Rô-đô-xki (thế kỷ I TCN) đã gọi những tác phẩm triết học của Arixtốt chỉ nghiên cứu nhũng hiện tượng siêu cảm giác là siêu hình học. Quan niệm coi siêu hình học là triết học còn khá phổ biến trong các nhà khoa học thế kỷ XVII – XVIII. Tuy nhiên về sau trong quan niệm của các nhà triết học cận đại và hiện đại, như quan niệm của Hêghen, nhất là của Mác và Ảngghen, siêu hình được hiểu là một phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy đối lập với phương pháp biện chứng. Nếu phương pháp biện chúng xem xét các sự vật trong sự liên hệ, tác động qua lại nhau và trong sự vận động phát triển thì phương pháp siêu hình xem xét các sự vật trong sự tách rời nhau một cách hoàn toàn và không có sự vận động phát triển. Phép siêu hình không thừa nhận một sự vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, vừa là bản thân nó, vừa là một sự vật khác. Đối với phép siêu hình, “một sự vật hoặc là tồn tại, hoặc là không tồn tại”, “cái khắng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau; nguyên nhân và kết quả cũng đối lập hẳn với nhau”.

Tuy đối lập với phép biện chứng nhưng phép siêu hình cũng có ý nghĩa tích cực nhất định của nó trong lịch sử. Do đi sâu nghiên cứu từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nên trong lịch sử đã có thời kỳ phép siêu hình đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, đem lại cho loài người nhiều tri thức mới, nhiều hiểu biết về thế giới hơn so với phép biện chứng cổ đại. Vì thế phép siêu hình đã đẩy lùi được phép biện chứng tự phát, đã trở thành một phương pháp nhận thức chủ yếu (chiếm ưu thế) ở thế kỷ XVII – XVIII so với phép biện chứng tự phát.

Đến cuối thế kỷ XVIII, phép siêu hình lâm vào tình trạng khủng hoảng, không còn phù họp với tình hình phát triển khá mới mẻ và ở trình độ cao của khoa học tự nhiên lúc này. Phép siêu hình lchông cho phép khái quát được những quy luật vận động, phát triển chung của thế giới. Các khoa học cụ thể vẫn tồn tại tách rời nhau, cô lập nhau, chưa tìm thấy mối liên hệ thực sự giữa chúng. Các học thuyết giải thích về thế giới đều trở thành những học thuyết giáo điều. Đây là một trở ngại cho sự phát triển của nhận thức khoa học. Trở ngại này đã được phép biện chứng duy tâm Đức khắc phục, đẩy lùi được phép siêu hình một bước quan trọng. Hêghen là người đã đối lập phép biện chứng với phép siêu hình và phê phán quyết liệt phép siêu hình, chỉ ra những hạn chế khuyết điểm của nó, đồng thời ông đã khái quát được hệ thống phạm trù, quy luật của phép biện chứng. Tuy nhiên phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, bản thân nó còn nhiều hạn chế, do vậy, sự phê phán đối với phép siêu hình cũng chưa triệt để. Chỉ đến khi phép biện chứng duy vật ra đời, khắc phục những hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, mới phê phán một cách triệt để phép siêu hình.

Hiện nay theo quan điếm macxit, phép siêu hình là một phương pháp nhận thức không khoa học, nó xem xét sự vật một cách phiến diện, một chiều, đối lập với phép biện chứng duy vật. Với sự phát triển của nhận thức khoa học yà thực tiễn xã hội hiện nay, chỉ có phép biện chứng duy vật mới là công cụ thích hợp để nhận thức và cải tạo thế giới. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XIX, khi đánh giá vai trò của phép biện chứng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên, Ph. Ăngghen đã viết: “Một quan niệm đúng đắn về vũ trụ, về sự phát triển của vũ trụ và sự phát triển của loài người, cũng như về sự phản ánh của sự phát triển ấy vào trong đầu óc con người chỉ có thể có được bằng con đường biện chứng, với sự chú ý thường xuyên đến những tác động qua lại phổ biến giữa sự phát sinh và sự tiêu vong, giữa sự biến đổi tiến bộ và sự biến đổi thụt lùi”.

Sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình thể hiện trên các mặt sau:

Phép siêu hình cho rằng các sự vật là hoàn toàn đồng nhất, không có khác biệt, không có mâu thuẫn, trái lại phép biện chúng cho rằng sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm những khác biệt, bao gồm những mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng.

Phép siêu hình cho rằng các sự vật hoàn toàn tách rời nhau, các sự vật đơn giản chỉ nằm cạnh nhau, không có liên hệ với nhau, hoặc nếu có liên hệ thì liên hệ đó chỉ là bề ngoài và có tính chất ngẫu nhiên; trái lại phép biện chứng cho rằng các sự vật hiện tượng trong thế giới có liên hệ với nhau, phụ thuộc, quy định và chuyển hoá lẫn nhau, không có sự vật nào tồn tại trong sự biệt lập. Các sự vật không phải chỉ đơn giản nằm cạnh nhau.

Phép siêu hình chỉ thừa nhận hình thức vận động cơ học, nguyên nhân của sự vận động là do lực tác động từ bên ngoài, do sự xung đột của những lực lượng đổi lập ở bên ngoài sự vật quyết định. Trái lại phép biện chứng cho vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật, vận động cơ học chỉ là một trong những hình thức vận động của sự vật. Vận động là sự tự vận động của vật chất. Nguyên nhân của sự vận động là do sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hoặc sự tác động giữa sự vật này với sự vật khác quyết định. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, gắn liền với vật chất, không có vận động thuần tuý bên ngoài vật chất.

Phép siêu hình phủ nhận sự phát triển, hoặc họ cho rằng phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất, nghĩa là không có sự ra đời cái mới về chất so với cái cũ. Trái lại phép biện chứng cho rằng phát triển là sự vận động theo xu hướng tiến bộ. Đây là quá trình tự phát triển của sự vật. Quá trình này rất phức tạp, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao hàm cả sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất, là quá trình cái mới về chất ra đời thay thế cho cái cũ.

Phép siêu hình cho rằng trong sự vận động của sự vật, không có tính định hướng, do vậy không có cái mới, cái tiến bộ thay thế cho cái cũ, cái lạc hậu. Vì vậy khi xem xét thế giới, quan điểm siêu hình cho rằng các loài động vật, thực vật từ xưa đến nay đều vẫn như vậy. số lượng các chủng loại không có gì thay đổi chỉ có số lượng cá thể trong từng loài là tăng lên hoặc giảm đi thôi. Trái lại phép biện chứng cho rằng trong sự vận động, phát triển của sự vật, sẽ xác định một xu hướng vận động, tiến từ thấp đến cao. Chẳng hạn quá trình tiến hoá của các loài động vật, thực vật chính là một xu hướng tiến bộ của các loài động vật, thực vật thông qua quá ừình vận động biến đổi của thế giới sinh vật.

Sự so sánh trên đây cho thấy chỉ có phép biện chứng mới phản ánh đúng các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, do vậy trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cần phải dựa vào phép biện chứng, tránh quan điểm siêu hình.

1.2. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng

Những tài liệu lịch sử triết học cho thấy ngay từ thế kỷ thứ VI và V trước công nguyên, trong nền văn hoá cổ đại ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp đã xuất hiện tư tưởng biện chứng. Những nhà tư tưởng ở Hy Lạp cổ đại đã phát triển phép biện chứng cổ đại lên đỉnh cao. Chính thuật ngữ “phép biện chứng” đã được sáng tạo ra trong nền văn hoá Hy Lạp cổ đại. Từ khi ra đời đến nay trải qua hơn 2500 năm, phép biện chứng đã được phát triển, bổ sung nhiều nội dung mới và đã tồn tại dưới những hình thức khác nhau trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó có ba hình thức lịch sử chủ yếu sau:

Phép biện chứng tự phát, sơ khai ở thời kỳ cổ đại.

Phép biện chứng duy tâm khách quan trong triết học của Hêghen.

Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.

Dưới đây sẽ trình bày khái quát đặc điểm của ba hình thức lịch sử chủ yếu của phép biện chứng.

a) Phép biện chứng tự phát, sơ khai

Phép biện chứng tự phát, sơ khai xuất hiện sớm trong triết học Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Tư tưởng biện chứng tự phát của triết học Ấn Độ cổ đại thể hiện rõ trong quan niệm của Phật giáo về thế giời. Phật giáo cho rằng tất cả các sự vật trong thế giới, bao gồm cả con người, được tạo thành do sự tụ họp của các yếu tố sắc (vật chất) và Danh (tinh thần). Nhưng Danh và Sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian nhất định, rồi lại phân tán, chuyển sang trạng thái khác. Do vậy “không có cái tôi” (vô ngã), không có sự vật nào trong thế giới tồn tại mãi. Bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (vô thường). Các sự vật, hiện tượng trong thế giới xuất hiện, tồn tại rồi lại biến đi, các sự vật luôn biến hoá theo chu trình: Sinh – Trụ – Dị – Diệt theo luật nhân quả, không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Đây rõ ràng là một quan niệm biện chứng khá sâu sắc về thế giới, thừa nhận sự liên hệ, vận động biến đổi của các sự vật trong thế giới và cố gắng tìm cách giải thích mối liên hệ và sự biến đổi đó. Tuy nhiên quan niệm này mới là nhũng khái quát dựa trên những tài liệu có tính chất trực quan, cảm tính về thế giới, chưa được chứng minh chi tiết bằng những tài liệu khoa học, còn mang tính mô phỏng, mộc mạc, sơ khai, chưa thật sự vững chắc.

Ở Trung Quốc, Phái Âm – Dương và Ngũ hành cũng đưa ra tư tưởng biện chứng về thế giới. Theo thuyết Âm – Dương, vạn vật trong thế giới đều là sự thống nhất của hai thế lực đối chọi nhau là Âm và Dương. Sự thống nhất của hai thế lực đối chọi nhau Âm – Dương là khởi nguyên của mọi sự biến hoá, sinh thành trong thế giới. Thuyết Âm – Dương quan niệm Âm – Dương có nhiều hình thức tồn tại, nó có thể là trời – đất, ngày – đêm, sáng – tối, cha – mẹ, chồng – vợ, cứng – mềm, nóng – lạnh, nhanh – chậm, thông minh – ngu đần, thịnh – suy, khoẻ mạnh – ốm yếu v.v. Không có cái gì thuần âm hay thuần dương, mà trong dương có âm, trong âm có dương, trong Thái dương (dương lớn) có Thiếu âm (âm nhỏ), trong Thái âm (âm lớn) có Thiếu dương (dương nhỏ). Khi Thiếu dương phát triển trong Thái âm đến cùng thì có sự chuyển hoá Thái âm thành Thái dương và ngược lại ở mặt kia (Thái dương) cũng diễn ra quá trình như vậy làm cho sự vật phát triển không ngừng. Trong cách giải thích trên đây thể hiện rõ tư tưởng thừa nhận thế giới vật chất vận động, biến đổi không ngừng. Sự vận động biến đổi của thế giới diễn ra trên nhiều lĩnh vực và có nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân của sự biến đổi là do những nhân tố vật chất của bản thân thế giới quyết định. Tuy nhiên tính chất phỏng đoán dựa trên các tài liệu trực quan, cảm tính thể hiện rõ khi họ cho Âm — Dương tương tự như hình ảnh trời – đất, cha – mẹ, cứng – mềm, v.v. Mối quan hệ thực sự giữa các sự vật hay giữa các yếu tố trong một sự vật chưa được nghiên cứu một cách chi tiết, mà thường thay thế bằng những phỏng đoán, những ví dụ có tính trực quan.

Trong thuyết Ngũ hành lại cho rằng sự tác động lẫn nhau của năm yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo hướng tương sinh (cái này sinh cái kia, cái này tạo điều kiện cho cái kia phát triển) và tương khắc (cái này chế ngự, kìm hãm cái kia) làm cho các sự vật trong thế giới sinh – diệt, biến hoá không ngừng theo nhũng chu trình nhất định. Thuyết Ngũ hành còn đưa ra những tính năng khác cho 5 yếu tố vật chất ban đầu để giải thích các hiện tượng tự nhiên như: Ngũ sắc (Vàng – Trắng – Đen – Xanh – Đỏ); Bốn mùa (Điều hoà bốn mùa – Thu – Đông – Xuân – Hạ); Bốn phương (Ở giữa – Tây – Bắc – Đông – Nam) v.v. Quan niệm trên đã giải thích nhiều hiện tượng, quá trình trong tự nhiên một cách biện chứng, thấy được tính chất đa chiều của quá trình biến đổi của các sự vật (có tương sinh và có tương khắc), nhưng giải thích còn mộc mạc và đơn giản, trong đó các yếu tố là nguyên nhân của sự vận động còn mang tính chất cảm tính, tưởng tượng và gán ghép cho sự vật, mà chưa được chứng minh một cách khoa học.

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng biện chứng tự phát được thế hiện trong quan điểm về thế giới của các nhà triết học tiêu biểu như: Hêraclit, Xôcrát, Platôn, Arixtốt V.V., trong đó đặc sắc nhất là quan điểm của Hêraclit. ông coi thế giới luôn vận động biến đổi phát triển không ngừng. Không có cái gì tồn tại mãi, mọi vật đều trôi đi, không có cái gì xảy ra lần thứ hai mặc dù có sự kế thừa nhất định, cho nên ông nói: Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Ảngghen cho rằng ở thời kỳ này “tư duy biện chứng xuất hiện với tính cách thuần phác, tự nhiên của nó”7. Đây là phép biện chứng dựa trên sự cảm nhận trực tiếp của con người về thế giới xung quanh. Những kết luận rút ra từ sự cảm nhận trực tiếp đó chưa có căn cứ khoa học, mới chỉ là những yếu tố biện chứng mộc mạc, thô sơ, mới chỉ là những quan niệm biện chứng tự phát, ngây thơ, chưa phải là một hệ thống quan điểm lý luận chặt chẽ của phép biện chứng. Tính chất tự phát ngây thơ là đặc điểm chủ yếu của phép biện chứng cổ đại.

Tính chất tự phát thể hiện ở chỗ các nhà triết học thời cổ đại chưa có chủ định nghiên cứu phép biện chứng, chưa lấy chính phép biện chứng, (tức sự biến đổi của thế giới) làm đối tượng nghiên cứu của mình, mà chủ yếu họ nghiên cứu sự tồn tại của tự nhiên nhằm xây dựng bức tranh chung về thế giới và chỉ ra được nguồn gốc của nó. Trong khi giải quyết nhiệm vụ đó thì nhân tiện họ nói đến phép biện chứng. Vì thế phép biện chứng cổ đại chỉ nêu lên được một số quan niệm biện chứng thô sơ, mộc mạc. Đó là những yếu tố biện chứng lẻ tẻ, rời rạc, có tính chất ẩn dụ, chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh với những phạm trù, quy luật khái quát thống nhất với nhau. Do đó nó chưa đủ sức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người và chưa có cơ sở khoa học để hướng dẫn việc nghiên cứu bản thân phép biện chứng một cách tự giác.

Tính ngây thơ thể hiện ở chỗ những kết luận của nó thường được rút ra từ sự cảm nhận trực tiếp thế giới xung quanh con người cổ đại. Sự cảm nhận đó phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện và hoàn cảnh sống cụ thể của con người ở thời kỳ cổ đại. Chẳng hạn Ta-lét khi cảm nhận được vai trò quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người và thế giới sinh vật, đã cho rằng nước là cơ sở đầu tiên của thế giới. Mọi cái đều được sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại trở thành nước. Hê-ra-clít trong điều kiện sống của mình (như thế nào đó), đã nhận thấy vai trò to lớn của lửa, nên đã có quan niệm cho rằng lửa là bản nguyên đầu tiên của thế giới; hoặc do vai trò to lớn của các dòng sông đối với sản xuất nông nghiệp của người cổ đại, nên Hê-ra-clít đã chú ý nhiều đến dòng sông và có tư tưởng cho rằng sự vận động của thế giới khách quan giống như dòng sông, ông đã có những câu nói nổi tiếng, thế hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc như: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, (hoặc như quan niệm về sắc và Danh của Phật giáo, hay Âm – Dương của triết học Trung Quốc). Đây là những quan niệm rất biện chứng, tuy nhiên còn thô sơ, rời rạc, mói chỉ là những liên hệ bề ngoài, chưa phải là những hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự vật và hiện tượng. Vì vậy phép biện chứng thời kỳ này chưa có tính chất khoa học, còn đơn giản, rời rạc, chưa thành hệ thống lý luận. Mặc dù vậy phép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại vẫn có giá trị trong việc bảo vệ quan niệm vô thần, chống lại những quan niệm tôn giáo và phép siêu hình cổ đại.

b) Phép biện chứng duy tâm khách quan

Từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do yêu cầu của sản xuất’ trong xã hội tư bản nên khoa học tự nhiên có bước phát triển mới. Ở Đức thời kỳ này giai cấp tư sản cũng ra sức đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học tự nhiên phục vụ sự phát triển kinh tế nhằm thu lợi nhuận cao. Vì vậy nước Đức vào thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu khoa học. Những thành tựu khoa học này là cơ sở để đi đến những khái quát mới cả về nội dung và hình thức của phép biện chứng. Do những điều kiện lịch sử đặc biệt của nước Đức ở thế kỷ XVIII, phép biện chứng thời kỳ này mang một hình thức mới. Đó là phép biện chứng duy tâm khách quan của triết học cổ điển Đức, bắt đầu từ Kantơ qua Phichtơ, Selinh và đạt đỉnh cao trong triết học của Hêghen.

Đặc điểm của phép biện chứng duy tâm khách quan trong triết học của Hêghen là:

Thứ nhất, khác với phép biện chứng sơ khai thời kỳ cổ đại, phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen đã hướng vào nghiên cứu chính phép biện chứng, nghĩa là hướng vào việc xây dựng lý luận về chính quá trình vận động và phát triển. Do vậy nó không còn là những tư tưởng biện chứng lẻ tẻ, rời rạc, mộc mạc như ở thời kỳ cổ đại, mà là một hệ thống quan điểm khá hoàn chỉnh về sự vận động và phát triển. Trong phép biện chứng của mình, Hêghen đã xây dựng được hệ thống các phạm trù, khái niệm, quy luật quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh khái quát quá trình phát triển. Trước hết là quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và quy luật phủ định của phủ định, làm sâu sắc thêm quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay quy luật mâu thuẫn).

Thứ hai, các phạm trù, quy luật trong phép biện chứng của Hêghen bao quát cả ba lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó là kết quả của quá trình phát triển tư duy duy lý, khái quát quá trình phát triển của nhận thức, khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và lịch sử.

Thứ ba, phép biện chứng của Hêghen dựa trên quan điểm duy tâm về thế giới, nghĩa là quan điểm cho rằng thế giới được sinh ra từ tinh thần. Theo đó, các quá trình tự nhiên và xã hội chỉ là biểu hiện của các quá trình tư duy. Những khái niệm, phạm trù, quy luật của phép biện chứng không phải là sự phản ánh khái quát các mối quan hệ của hiện thực khách quan, mà nó có đời sống riêng, tồn tại trước và độc lập với ‘thế giới vật chất. Do vậy về bản chất phép biện chứng này mới là phép biện chứng của ý niệm, nó còn nhiều nội dung có tính chất gò ép, thần bí, không phù họp với thực tiễn xã hội, với hiện thực khách quan và nhận thức khoa học hiện đại.

Như vậy phép biện chứng dưới hình thức duy tâm khách quan trong triết học của Hêghen là một bước tiến lớn so với phép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại. Nhưng nó chưa thực sự khoa học, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn xã hội, điều đó đòi hỏi phải phát triển hơn.

c) Phép biện chứng duy vật (còn gọi là phép biện chứng mácxit)

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, kế thừa có phê phán chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử triết học, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật của Phơbách và phép biện chứng của Hêghen, khái quát những thành tựu của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội, Mác và Ăngghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đem lại cho phép biện chúng một hình thức mới về chất, đó là phép biện chứng duy vật. Sau này, phép biện chứng duy vật được Lênin phát triển và hoàn thiện thêm. Đây là hình thức họp lý và hiện đại nhất của phép biện chúng.

Phép biện chúng duy vật có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về cơ sở thế giới quan, phép biện chứng duy vật dựa trên quan điểm duy vật về thế giới, thừa nhận thế giới vật chất là vô cùng, vô tận, tồn tại khách quan và vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra, không mất đi, các bộ phận của thế giới quan hệ chặt chẽ với nhau, vận động phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Phép biện chứng duy vật không những đối lập căn bản với phép biện chứng duy tâm mà còn đổi lập với phép siêu hình. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng khoa học.

Thứ hai, về cấu trúc, phép biện chứng duy vật bao gồm một hệ thống những nguyên lý, phạm trù, quy luật chung nhất, phản ánh sự vận động phát triển của cả tự nhiên, xã hội và tư duy, khác với phép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại chưa xây dựng được bộ máy các phạm trù trừu tượng để phản ánh hiện thực khách quan một cách toàn diện và sâu sắc. Khác với các phạm trù của phép biện chứng duy tâm, các phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là những thực thể tinh thần tồn tại trước nhũng sự vật và mối liên hệ giữa các sự vật của hiện thực khách quan, mà là kết quả của quá trình phản ánh khái quát, trừu tượng các mối liên hệ của hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Các phạm trù của phép biện chứng duy vật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chúng có nội dung khách quan và hình thức thể hiện có tính chất chủ quan. Các phạm trù được hình thành trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Thứ ba, những quy luật của phép biện chứng duy vật vừa là quy luật của thế giới khách quan vừa là quy luật của nhận thức. Nó là sự thống nhất (trên cơ sở thừa nhận vật chất là tính thứ nhất) giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic biện chứng. Nghĩa là những quy luật của phép biện chứng không phải chỉ là những quy luật của riêng tư duy, riêng tồn tại, hay của riêng sự phản ánh tồn tại vào tư duy, mà là sự thống nhất của cả ba quá trình đó. 5

Thứ tư, phép biện chứng duy vật không phải là những khẳng định có tính chất giáo điều, trừu tượng, mà là những khẳng định, những luận điểm luôn gắn với thực tiễn, luôn được bổ sung phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn. Do vậy phép biện chứng duy vật vừa có tính cách mạng vừa có tính khoa học, vừa có tính tự giác cao, nó có tác dụng quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung lý luận cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận của nó.

2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.

Chúng ta biết lý luận là tri thức được hình thành từ sự khái quát kinh nghiệm và thực tiễn, nhưng không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm, thực tiễn và không phải mọi lý ỉuận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn. Sự ra đời và phát triển của các hệ thống lý luận có tính độc lập tương đối so với sự phát triển kinh nghiệm và thực tiễn. Đặc trưng căn bản của lý luận so với kinh nghiệm là tính hệ thống, tính trừu tượng, tính đúng đắn, sâu sắc, khái quát cao của lý luận. Bất kỳ lý luận nào cũng là một hệ thống các quan điểm, các phạm trù, quy luật liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, phản ánh những mối liên hệ bản chất của sự vật và hiện tượng.

Phép biện chứng duy vật là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó vừa là hệ thống lý luận, tức hệ thống các quan điểm phản ánh khái quát quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, vừa có chức năng phương pháp luận, tức chỉ ra những nguyên tắc làm phương hướng chung cho quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Có thế nói, mọi khoa học đều có chức năng lý luận và phương pháp luận, nhưng không có khoa học nào lại là hệ thống lý luận có tính khái quát cao như phép biện chứng duy vật. Chỉ có phép biện chứng duy vật mới khái quát được một cách đủng đắn những đặc trưng bản chất, sâu sắc nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Vì vậy, phép biện chứng duy vật là lý luận khái quát nhất, đồng thời chỉ ra được những nguyên tắc xuất phát chung nhất làm phương hướng đúng đắn cho nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Giữa phương pháp luận của phép biện chứng duy vật với nội dung lý luận của nó không tách rời nhau, mà liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nội dung lý luận trong hệ thống lý luận của phép biện chứng duy vật đều chứa đựng những nguyên tắc phương pháp luận nhất định. Sau đây tác giả sẽ trình bày về vấn đề đó.

2.1. Nội dung lý luận và ý nghĩa phương pháp luận của hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật 

a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

* Nội dung lý luận

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phản ánh khái quát một tính chất chung và cơ bản của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất. Sự phản ánh khái quát này được thể hiện dưới hình thức hệ thống các khái niệm và luận giải về tính chất của các khái niệm đó. Trước hết, đó là khái niệm liên hệ.

Khái niệm liên hệ được định nghĩa là sự tác động qua lại, sự phụ thuộc, quy định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hoặc giữa các mặt, các yếu tổ cấu thành nên sự vật. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong thể giới mà không nằm trong sự phụ thuộc vào các sự vật khác, tức là nằm trong các mối liên hệ chung. Điều này được chứng minh không phải chỉ bằng sự quan sát thông thường, trực tiếp hàng ngày mà cả bằng những nghiên cứu khoa học, những khái quát của các hệ thống triết học trong lịch sử. Thí dụ, sự phụ thuộc của cơ thể sống vào môi trường là mối liên hệ dễ nhận thấy nhất. Một cơ thể thực vật hoặc động vật, muốn sống, sinh trưởng cần phải có các yếu tố nước, các khoáng chất trong nước và đất, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ v.v. Thiếu các yếu tố của môi trường nêu trên các cơ thể sống không thể tồn tại và phát triển được. Một thí dụ khác, trong nền sản xuất hàng hoá, giữa những người sản xuất hàng hoá khác nhau có sự phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Người sản xuất sợi phụ thuộc rất nhiều vào người sản xuất bông và người dệt vải, người tiêu thụ vải.

Tư tưởng về mối liên hệ giữa các sự vật được phản ánh trong các hệ thống triết học ở các giai đoạn lịch sử khác nhau với những hình thức diễn đạt khác nhau như: Ở Trung Quốc cổ đại, phái Âm – Dương nêu lên tư tưởng về sự tác động qua lại giữa hai lực lượng đối lập nhau Âm – Dương làm cho mọi vật biến đổi. Ở Ấn Độ, tư tưởng của đạo Phật về sự kết họp giữa sắc – Danh, Nhân – Duyên làm cho các vật ra đời, tồn tại và biến đi. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng của Hêraclit về sự chuyển hoá từ các mặt ẩm ướt sang khô ráo và ngược lại làm cho các vật chuyển hoá không ngừng từ vật này sang vật kia v.v. Tư tưởng về mối liên hệ trong các hệ thống triết học thời kỳ Phục hưng, Khai sáng và thời kỳ cận đại ở Tây Âu mà tiêu biểu nhất là trong triết học của Hêghen càng sâu sắc hơn. Hêghen không chỉ chú ý đến trạng thái tồn tại nhất thời của sự vật mà điều chủ yếu được ông chú ý đến là các mối liên hệ, sự chuyển hoá từ sự vật này sang sự vật kia. Theo ông, nhận thức về sự vật mà không nhận thức được các mối liên hệ của nó, những sự phụ thuộc của nó vào các sự vật khác thì chưa thế nhận thức được thực chất của sự vật. Như vậy khái niệm liên hệ trong phép biện chứng duy vật là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài của con người, là sự tổng kết kinh nghiệm lịch sử và nâng lên thành lý luận của con người, chứ không phải là sự sáng tạo có tính chất ngẫu nhiên, thuần túy chủ quan của ý thức con người.

Tính chất của các mối liên hệ

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn khẳng định các tính chất của mối liên hệ, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng của các mối liên hệ.

Tính khách quan nghĩa là các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của thế giới vật chất, do tính vật chất của thế giới quy định, không phụ thuộc vào ý thức của con người, không phải do lực lượng thần thánh nào đó sáng tạo ra. Thí dụ, sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất. Khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ là nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật, đế phân biệt với phép biện chứng duy tâm. Trong phép biện chứng duy tâm, các sự vật và mối liên hệ giữa các sự vật trong hiện thực khách quan được xem là do tinh thần sáng tạo ra. Thí dụ, trong phép biện chứng duy tâm người ta cho rằng khái niệm lực phải có trước rồi mới có các lực trên hiện thực như lực hút của trái đất, lực đẩy của lò xo. Lực hút của trái đất, lực đàn hồi của lò xo chỉ là biểu hiện của khái niệm lực do tư duy sáng tạo ra. Phép biện chứng duy vật cho rằng lực hút của trái đất và lực đàn hồi của lò xo là vốn có của thế giới vật chất. Đó là những mối liên hệ khách quan của các sự vật mà con người nhận thức được bằng tư duy của mình,

Tính phổ biến của mối liên hệ có hai nghĩa: Một là, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình hoặc mọi yếu tố cấu thành nên sự vật đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng, các yếu tố khác, không có sự vật, hiện tượng nào, yếu tố nào tồn tại trong sự biệt lập hoàn toàn. Hai là, có những mối liên hệ chung tồn tại trong thế giới vật chất, tác động lên mọi sự vật, mọi quá trình biến đổi của các sự vật. Thí dụ, theo mức độ hiểu biết của chúng ta hiện nay, mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, nộỉ dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, lượng và chất, v.v. Đều là những mối liên hệ chung tồn tại trong mọi sự vật, mọi quá trình.

Tính đa dạng của các mối liên hệ: Thể hiện ở chỗ sự vật khác nhau có các mối liên hệ khác nhau. Thí dụ, các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú. Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú lại không thể sống trong nước thường xuyên được. Có loài cá sống trong nước ngọt, có loài cá sống trong nước mặn. Tính đa dạng của các mối liên hệ còn thể hiện ở chỗ: một sự vật đồng thời tồn tại nhiều mối liên hệ, mỗi mối liên hệ của sự vật có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại của sự vật, chẳng hạn có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ cơ bản quyết định sự tồn tại của sự vật, có mối liên hệ không cơ bản, không quyết định đến sự tồn tại của các sự vật, có mối liên hệ là nguyên nhân, có mối liên hệ là kết quả, có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên v.v. Các mối liên hệ của sự vật quan hệ với nhau và có thể chuyến hoá cho nhau, lúc này, trong phạm vi này một mối quan hệ nào đấy đóng vai trò là nguyên nhân, hay là mối liên hệ bên trong, nhưng lúc khác, trong phạm vi khác chính mối quan hệ đó lại đóng vai trò là kết quả, hay là mọi liên hệ bên ngoài. Thí dụ, quan hệ giữa người chủ sở hữu với người công nhân xét trong phạm vi sản xuất của xí nghiệp thuộc quyền người chủ, thì đó là quan hệ trong nội bộ của quá trình sản xuất của xí nghiệp. Nhưng xét trong phạm vi sản xuất của xí nghiệp khác, hoặc trong phạm vi sản xuất và sinh hoạt của gia đình người công nhân, thì quan hệ giữa người chủ và người công nhân kia lại là mối liên hệ bên ngoài. Có thể chỉ ra nhiều thí dụ khác nữa về môi liên hệ và sự chuyển hoá giữa các mối liên hệ của các sự vật. Sự liên hệ-phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng rõ ràng là đặc trưng phổ biến nhất của thế giới vật chất.

Khái niệm liên hệ với các tính chất khách quan, phổ biến và đa dạng trên đây nói lên sự khác biệt căn bản của phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duy tâm và phép siêu hình.

* Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý

Từ nội dung lý luận trên đây chúng ta có . thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thể hiện ở chỗ: Nguyên lý đó chỉ ra nguyên tắc (hay còn gọi là quan điểm) khách quan và toàn diện khi nhận thức và cải tạo sự vật.

Nguyên tắc khách quan là thể hiện quan điểm duy vật của nguyên lý, phân biệt với quan điểm duy tâm của phép biện chứng duy tâm. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi, khi nghiên cún, nhận thức các sự vật phải xuất phát từ chính sự vật, nghiên cứu những điều kiện tồn tại khách quan, cụ thể vốn có của chính sự vật, không được xa rời sự vật, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể cho sự vật, hoặc từ một khuôn mẫu có sẵn nào đó, không liên quan với sự vật, đem gán ghép cho sự vật. Làm như vậy sẽ không thể nhận thức được bản chất thực sự của sự vật.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi: Một là, phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, không loại trừ một mối liên hệ nào. Yêu cầu này trễn thực tế khó thực hiện được, bởi vì sự vật có vô vàn các mối liên hệ. Trong khi đó nhận thức của con người tại một thời điểm nhất định nào đó bao giờ cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử cụ thể, không thể nhận thức được tất cả các mối liên hệ của sự vật. Muốn nhận thức đưọc tất cả các mối liên hệ của sự vật phải trải qua lịch sử lâu dài của nhận thức. Nhưng cần thiết đặt ra yêu cầu này để đòi hỏi chủ thể phải xem xét nhiều mặt của sự vật, tránh rơi vào sai lầm phiến diện. Hai là, phải phân loại được các mối liên hệ, nghĩa là trong tổng số các mối liên hệ của sự vật phải rút ra được đâu là các mối liên hệ bản chất, chủ yếu, đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả. Yêu cầu này đòi hỏi con người phải tìm hiểu sâu sắc các mối liên hệ, so sánh, đánh giá vị trí, vai trò các mối liên hệ của sự vật, từ đó giúp con người tránh rơi vào quan điểm dàn đều, liệt kê các sự kiện, các mối liên hệ, không đi sâu nhận thức được bản chất của sự vật. Ba là, từ việc rút ra các mối liên hệ bản chất của sự vật con người lại phải đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật, xem xét sự vật một cách thực tế trong tiến trình vận động lịch sử cụ thể của sự vật, tức là phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi nhận thức và hoạt động thực tiễn. Yêu cầu này giúp con người tránh rơi vào sai lầm siêu hình, kinh nghiệm xa rời thực tế.

b) Nguyên lý về sự phát triển

* Nội dung lý luận

Khái niệm phát triển: Nguyên lý về sự phát triển phản ánh một đặc tính chung, khách quan của thế giới vật chất, đó là: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động, biến đổi không ngừng và thông qua sự vận động, biến đổi đó, sẽ xác định một xu hướng vận động đi lên nhất định, đó là sự phát triển.

Vậy ta có thể định nghĩa phát triển là khái niệm phản ánh xu hướng vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, ở đây những từ: “thấp”, “cao”, “đơn giản”, “phức tạp”, “chưa hoàn thiện”, “hoàn thiện hơn” được hiểu theo nghĩa khái quát, không phải theo nghĩa đen của các từ này.

Theo định nghĩa trên, khái niệm phát triển nằm trong khái niệm vận động, nói lên một xu hướng vận động nhất định của thế giới vật chất. Thí dụ, sự tiến hoá của thế giới động vật là một xu hướng biến đối của các loài động vật hình thành nhờ vô vàn nhũng sự biến đổi của các loài động vật dưới tác động qua lại giữa môi trường và cơ thể qua một thời gian rất lâu dài; sự thay thế các phương thức sản xuất và các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử cũng diễn ra theo xu hướng đi lên, hình thái kinh tế – xã hội sau hoàn thiện hơn hình thái kinh tế – xã hội trước, đó cũng là sự phát triển. Sự phát triển các môn khoa học và các lý thuyết khoa học trong lịch sử cũng là xu hướng vận động đi lên của nhận thức khoa học v.v. Đó là những quá trình phát triển cụ thể của thế giới vật chất. Nguyên lý về sự phát triển có quan hệ mật thiết với nguyên lý về mối liên liên hệ phổ biến. Không có liên hệ thì không có sự vận động, biến đổi, chuyển hoá từ sự vật này thành sự vật khác và không thể có phát triển. Phát triển là một hình thức của sự liên . hệ, đó là liên hệ giữa cái mới, cái tiến bộ với cái cũ.

Tính chất của sự phát triển. Không phải chỉ có phép biện chứng duy vật mới đưa ra quan niệm về phát triển. Chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy tâm cũng đưa ra quan niệm về phát triển, nhưng khác căn bản với quan niệm của phép biện chứng duy vật. Để phân biệt nội dung khái niệm phát triển trong phép biện chứng duy vật với phát triển trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy tâm, nguyên lý về sự phát triển nêu lên các tính chất của sự phát triển đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính phức tạp của sự phát triển.

Sự phát triển có tính khách quan nghĩa là xu hướng vận động đi lên của các sự vật trong thế giới vật chất là xu hướng chung, vốn có của thế giới vật chất, không do ai sáng tạo ra, không phải là sự sáng tạo của thần thánh, thượng đế như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, hay tôn giáo nêu ra. Nguyên nhân của xu hướng vận động đi lên là do sự tác động giữa các sự vật của thể giới vật chất quyết định. Thí dụ, sự tiến hoá của thế giới động vật là xu hướng khách quan của sự vận động của các loài động vật. Nguyên nhân của sự tiến hoá của thế giới động vật là do sự tác động giữa cơ thể động vật và môi trường. Điều này đã được những nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên chứng minh. Sự tiến bộ của các phương thức sản xuất, của các hình thái kinh tế – xã hội là xu hướng vận động khách quan của xã hội loài người. Nguyên nhân của sự tiến bộ xã hội là do các hoạt động của con người, nghĩa ià do sự tác động giữa con người với tự nhiên và sự tác động giữa con người với con người tuân theo những quy luật khách quan quyết định, không phải do thần thánh hay do ý muốn chủ quan thuần tuý của con người quyết định.

Tính chất phổ biến của sự phát triển nghĩa là sự phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới vật chất. Điều này thể hiện ở chỗ: cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều tồn tại quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Những tài liệu của các ngành khoa học cụ thể trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đều chứng minh điều này. Thí dụ, trong tự nhiên có quá trình tiến hoá của động vật; trong xã hội có quá trình tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, tiến bộ của tổ chức, quản lý quá trình sản xuất, tiến bộ của các chế độ chính trị; trong tư duy, ý thức có sự tiến bộ của nhận thức khoa học, của khả năng SU) luận, phán đoán, dự báo khoa học, y.v. Tuy nhiên sự phát triển không phải là một quá trình đơn giản mà là quá trình rất phức tạp.

Tỉnh chất phức tạp của sự phát triển thể hiện ở chỗ mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau có quá trình phát triển khác nhau. Thí dụ sự phát triển của các loài động vật được thực hiện thông qua sự sinh trưởng, sự di truyền và biến dị của các cá thể động vật trong quan hệ với môi trường, và thể hiện ra dưới hình thức tiến hoá của động vật. Quá trình đó làm cho cơ thể động vật có cấu trúc hoàn thiện hơn, thích ứng tốt hơn với môi trường xung quanh. Quá trình tiến hoá của động vật lại khác với quá trình phát triển của xã hội. Trong xã hội, xu hướng phát triển được xác định thông qua vô số các sự biến xã hội như đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đấu tranh cải tạo tự nhiên, nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất v.v. làm cho xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, chuyển biến từ hình thái kinh tế – xã hội thấp lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, xây dựng được các thiết chế xã hội đảm bảo cho con người có cơ hội tốt hon để phát huy năng lực hoạt động, sáng tạo của mình. Tính phức tạp của sự phát triển còn thể hiện ở chỗ, quá trình phát triển bao hàm cả sự thay đổi về chất và sự thay đổi về lượng, bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời, cả sự kế thừa, lặp lại cái cũ. Quá trình phát triển không đơn giản diễn ra theo con đường thẳng, mà theo con đường quanh co, phức tạp, con đường xoáy ốc theo chiều hướng đi lên.

Để phân biệt quan điểm của phép biện chứng duy vật với quan điểm duy tâm siêu hình về phát triển, V.I. Lênin viết: “Hai quan niệm cơ bản (hay là hai quan niệm có thể có? hay là hai quan niệm đã thấy trong lịch sử) về sự phát triển (sự tiến hoá): sự phát triển coi như là giảm đi và tàng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy)”. “Quan niệm thứ nhất là chết cứne, nehèo nàn. khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hoá thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh cái mới’w.

Từ sự khái quát lý luận trên đây, nguyên lý về sự phát triển đồng thời bao hàm ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

* Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý

Do phát triển là xu hướng chung vốn có của các sự vật trong thế giới vật chất, nên muốn nhận thức và cải biến được sự vật phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi: Thứ nhất, phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và phát triển của chính sự vật, nghiên cứu những giai đoạn phát triển khác nhau và mối liên hệ giữa những giai đoạn phát triển đó của sự vật. Không được chỉ xem xét sự vật trong một trạng thái, một thời điểm nhất định nào đó. Nghiên cứu sự vật trong sự vận động, biến đổi mới có thể nhận thức được đúng nguyên nhân xuất hiện và xu hướng vận động của sự vật là như thế nào. Thứ hai, phải thừa nhận cái mới, cái tiến bộ tất yếu ra đời thay thế cái cũ, nghĩa là phải có thái độ ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, mặc dù cái mới lúc đầu ra đời còn non yếu, gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, những nhân tố của xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, ra đời trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hay như ở nước ta tò xã hội thuộc địa nửa phong kiến, chưa qua chủ nghĩa tư bản, những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ra đời tất yếu gặp rất nhiều khó khăn, không tránh khỏi những thất bại, những sai lầm, phải làm đi, làm lại nhiều lần. Điều đó đòi hỏi người làm cách mạng phải có lập trường kiên định, không được vội từ bỏ mục tiêu vì những khó khăn thất bại tạm thời. Tuy nhiên cũng phải thấy mối liên hệ giữa cái mới với cái cũ, cái mới ra đời phải dựa trên cơ sở cái cũ. Do vậy cùng với việc ủng hộ cái mới phải biết tôn trọng cái cũ, phát huy giá trị tích cực của cái cũ để thúc đẩy cái mới, cái tiến bộ ra đời và phát triển, không được có thái độ phủ định hoàn toàn mọi cái cũ.

Do quá trình phát triển rất phức tạp. Mỗi sự vật khác nhau, điều kiện lịch sử khác nhau quá trình phát triển (sự thay thế cái cũ bằng cái mới, cái tiến bộ) lại diễn ra dưới các hình thức cụ thể khác nhau. Do vậy phải có quan điểm lịch sử cụ thể, luôn xuất phát từ hiện thực khách quan, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể để xác định các hình thức phát triển cho phù họp với từng sự vật trong những điều kiện ỊỊch sử khác nhau. Không được áp dụng một cách máy móc hình thức phát triển của sự vật này cho sự vật khác.

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật phản ánh những tính chất biện chứng chung nhất của thế giới. Những tính chất chung này lại được bổ sung cụ thể hơn trong nội dung lý luận của các cặp phạm trù và các quy luật của phép biện chứng duy vật, từ đó lại có thể rút ra những ý nghĩa phương pháp luận mới, làm cho phép biện chứng duy vật càng có nội dung phong phú, sinh động, phù hợp với cuộc sống và có giá trị hơn đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

2.2. Nội dung lý luận và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật

Phạm trù là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất củạ các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực khách quan. Những phạm trù kết họp chặt chỗ với nhau thành từng cặp gọi là những cặp phạm trù. Những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định, lặp lại ở nhiều sự vật được gọi là quy luật. Các cặp phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật phản ánh những mối liên hệ cơ bản, phổ biến, những quan hệ tất nhiên của thế giới vật chất, là sự cụ thể hoá nội dung lý luận của hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Mỗi cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật nói lên một nội dung cụ thể hay một mặt của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên một mặt của nguyên lý về sự phát triển, chỉ ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Toàn bộ các nguyên lý, phạm trù và quy luật của nhén biện chứng duy vật quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống lý luận phản ánh hiện thực khách quan một cách khoa học, sâu sắc và sinh động.

– Các cặp phạm trù cái riêng và cái chung, hiện tượng và bản chất, ngẫu nhiên và tất nhiên phản ánh mối liên hệ giữa một bên là các mặt, các quá trình có đặc tính tương đối ổn định, không trực tiếp biểu hiện ra bên ngoài một cách đầy đủ với một bên là các mặt, các quá trình thưòng xuyên biến đổi, trực tiếp bộc lộ ra của các sự vật trong hiện thực khách quan. Những cặp phạm trù này đồng thời cũng thể hiện cấp độ nhận thức của con người ngày càng đi vào chiều sâu của thế giới vật chất, phản ánh được những mối liên hệ phức tạp và sâu sắc của các sự vật trong thế giới vật chất.

a) Cái riêng và cái chung

* Nội dung lý luận

Định nghĩa: Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình, một kết cấu vật chất nhất định nào đó. Thí dụ, một ngôi nhà cụ thể, một cái bàn cụ thể, một cái cây, một lóp học cụ thể v.v. đó là những cái riêng.

Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những quá trình được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng riêng lẻ. Thí dụ, màu xanh là cái chung của những chiếc lá eây; sống dưới nước, thở bằng mang là cái chung của các loài cá; có tư duy, ý thức và lao động sáng tạo là cái chung của con người, v.v.

Phạm trù cái đơn nhất dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính (trong một giới hạn nhất định), tồn tại chỉ ở một cái riêng nào đó, ngoài ra không tồn tại ở bất kỳ một cái riêng khác nào nữa. Thí dụ, trong phạm vi nhất định, vân tay của mỗi người có thể được xem là cái đon nhất của mỗi người. Nếu mở rộng phạm vi hơn nữa thì điều đó có thể không còn đúng. Cái đơn nhất ở phạm vi này (chẳng hạn trong phạm vi 1000 người), có thể trở thành cái chung ở phạm vi khác (chẳng hạn trong phạm vi 1001 người).

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Trong lịch sử triết học đã có những nhà triết học thuộc trường phái Duy Danh (ở thời kỳ trung cổ) chỉ thừa nhận cái riêng tồn tại thực tế, còn cái chung chỉ là những danh từ trống rỗng do con người đặt ra. Quan niệm này đã đi đến chỗ phủ nhận mọi nội dung khách quan của các khái niệm, phạm trù và quy luật. Bên cạnh đó lại có những nhà triết học thuộc trường phái Duy Thực (ở thời kỳ trung cổ) chỉ thừa nhận cái chung tồn tại thực tế, còn cái riêng chỉ là biểu hiện nhất thời của cái chung, do cái chung quyết định. Quan điểm này đi đến chỗ phủ nhận mọi tính hiện thực của các sự vật hiện tượng thông thường mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình. Cả hai quan điểm trên đều không đúng, đều chưa thấy mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện ở chỗ:

Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Cái chung phải tồn tại thông qua cái riêng. Thí dụ, sự thở bằng .mang là cái chung của loài cá, nhưng không có sự thở bằng mang bên ngoài con cá cụ thể. Ý thức là cái chung của con người, nhưng không có ý thức tồn tại bên ngoài hoạt động tinh thần của một người cụ thể.

Cái riêng không tồn tại tách rời cải chung mà tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Bởi vì nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đó khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Khi liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác các sự vật sẽ chuyến hoá lẫn nhau và tất yếu sẽ tạo nên cái chung giữa chúng. Nếu cho rằng có một cái riêng nào đó không có cái chung với bất kỳ một cái riêng nào khác thì như vậy cái riêng đó không có mối liên hệ nào với cái khác. Điều đó là trái với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Do vậy, mọi cái riêng đều bao chứa cái chung. Thí dụ, mọi sinh vật sống đều phải có quá trình trao đổi chất với môi trường. Mọi người, muốn sổng đều phải ăn* mặc, đi lại, hoạt động, v.v.

Cái riêng đa dạng hơn cái chung, cái chung sâu sắc hơn cái riêng. Xét về hình thức tồn tại cái riêng ià một kết cấu vật chất cụ thế có tính toàn vẹn, bao gồm nhiều mặt, phong phú hem cái chung và thường xuyên có những mặt, yếu tố biến đổi, còn cái chung là một bộ phận của cái riêng, nghèo nàn hơn cái riêng, ổn định hơn cái riêng bởi vì cái chung được lặp lại ở nhiều cái riêng, do đó cái chung có thể gần với cái bản chất. Với ý nghĩa đó, cái chung sâu sắc hơn cái riêng.

Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyến hoá cho nhau trong quá trình vận động phát triển của các sự vật. Thí dụ, quá trình lai tạo giống lúa trong phòng thí nghiệm, tại một thời điểm nào đó, người ta tạo ra được một hạt gống có đặc tính cho năng suất cao, có chất dinh dưỡng tốt. Đặc tính đó là một cái đơn nhất trong một cái riêng. Người ta tiếp tục nhân rộng hạt giống đó để đặc tính cho năng suất cao tồn tại trong nhiều cá thể, khi đó cái đon nhất đó chuyển hoá thành cái chung.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nội dung lý luận về cặp phạm trù cái riêng và cái chung trên đây có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Cái chung không tồn tại bên ngoài cái riêng, mà tồn tại thông qua cái riêng, do vậy để nhận thức được cái chung, con người phải đi từ nhận thức cái riêng, qua nhiều cái riêng rồi mới đi đến nhận thức được cái chung.

Tuy nhiên quá trình nhận thức không phải chỉ vận động một chiều từ cái riêng đến cái chung mà còn vận động từ cái chung đến cái riêng, dựa vào cái chung để đi đến nhận thức cái riêng. Khi đó phải căn cứ vào cái riêng để vận dụng cái chung cho thích họp, không thể áp đặt một cách máy móc cái chung cho mọi cái riêng mà không căn cứ vào đặc điểm cái riêng. Nguyên tắc phương pháp luận trên cũng khẳng định rằng quá trình nhận thức phải kết họp giữa phương pháp phân tích và tổng hợp một cách chặt chẽ.

Trong quá trình vận động của sự vật cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau, nên con người có thể chủ động tạo ra điều kiện để biến cái đon nhất có lợi thành cái chung, và biến cái chung bất lợi thành cái đơn nhất.

b) Hiện tượng và bản chất

* Nội dung lý luận

Định nghĩa. Hiện tượng và bản chất là hai mặt của sự vật. Nhận thức sự vật trước hết con người nhận thức được những biểu hiện, những đặc tính bề ngoài của sự vật khi sự vật tác động vào các giác quan của con người, đó là hiện tượng.

Vậy, hiện tượng là phạm trù chỉ những mặt, những mối liên hệ bề ngoài của sự vật mà con người có thể nhận thức được bằng cảm giác. Bản chất là phạm trù chỉ những mặt, những mối liên hệ tương đổi ổn định, ẩn giấu bên trong, sau hiện tượng, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Bằng cảm giác, con người chưa nhận thức được bản chất của sự vật. Thuật ngữ “bên trong, sau hiện tượng” không nên hiểu một cách cơ học, máy móc theo nghĩa đen của từ này như một vật được bao bọc bởi lóp vỏ bên ngoài, mà phải hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa khái quát, tức phải bằng tư duy trừu tượng mới có thể nhận thức được bản chất. Thí dụ, quan sát một bệnh nhân ta có thể thấy những biểu hiện bên ngoài như sốt, kèm theo ho và đau họng. Bản chất của những hiện tượng đó là gì? Phải qua nghiên cứu nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng họp rồi người ta mới nhận thức được bản chất của sốt, ho, đau họng của bệnh nhân là do một loại vi khuẩn nào đó xâm nhập vào cơ thể qua họng của bệnh nhân làm cho các tế bào họng bị tổn thương, tấy đỏ bệnh nhân cảm thấy đau họng và ho. Sự đề kháng của cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn một cách bất thường làm cho cơ thế có hiện tượng sốt.

Mối quan hệ biện chứng giữa hiện tượng và bản chất

Hiện tượng và bản chất là hai mặt vốn có của sự vật, quan hệ biện chứng với nhau, không tồn tại tách rời nhau.

Bản chất hiện ra, hiện tượng thể hiện bản chất. Bản chất không phải là cái tách rời hiện tượng, bị hiện tượng che lấp, giống như cái hạt bị lóp vỏ bên ngoài che lấp. Bản chất bao giờ cũng được thể hiện ra ở hiện tượng, nhưng không hiện ra hoàn toàn ở một hiện tượng. Hiện tượng là sự thể hiện của bản chất, nhưng mỗi hiện tượng không thể hiện toàn bộ bản chất, thậm chí còn rất sai iệch với bản chất. Cho nên bản chất và hiện tượng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Hiện tượng và bản chất vừa đồng nhất, vừa khác biệt.

Một bản chất có thể được thể hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau. Thí dụ, vi khuẩn xâm nhập vào họng có thể biểu hiện ở nhiều hiện tượng như họng tấy đỏ, đau họng, ho, sốt v.v. Mặt khác, một hiện tượng cũng có thể thể hiện nhiều bản chất. Thí dụ, hiện tượng sốt của bệnh nhân có thể biểu hiện của viêm nhiễm họng, có thể biểu hiện của viêm nhiễm ruột thừa, có thể biểu hiện của viêm nhiễm răng, lợi v.v. Điều đó đòi hỏi con người phải có sự nghiên cứu công phu, cụ thể mới xác định được đúng hiện tượng thể hiện bản chất nào. Những thí dụ thực tế trên đây cho thấy mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng là rất phức tạp. Cho nên không thể đơn giản chỉ căn cứ vào một hoặc một vài hiện tượng để suy ra bản chất của sự vật.

Bản chất là mặt ổn định hơn hiện tượng và có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sự vật. Hiện tượng là mặt thường xuyên biến đổi, đồng thời hiện tượng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật. Mác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị và giá cả của hàng hoá. Giá cả hàng hoá lên xuống xoay quanh giá trị, đó là biểu hiện của sự hoạt động của quy luật giá trị. Lợi nhuận bình quân là biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh, còn quy luật lợi nhuận độc quyền cao là biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn độc quyền.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ những khái quát iý luận về cặp phạm trù hiện tượng và bản chất trên đây có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với nhận thức và thực tiễn:

Nhận thức của con người không thể chỉ dừng lại ở việc phản ánh những biểu hiện bề ngoài của sự vật, mà phải tiến tới nhận thức được những mối liên hệ bản chất của sự vật.

Không nên đồng nhất hiện tượng với bản chất, chỉ căn cứ vào một hiện tượng, hoặc một vài hiện tượng bề ngoài để đánh giá bản chất của một sự vật nào đó.

Nhưng bản chất lại chỉ tồn tại thông qua hiện tượng. Do vậy muốn nhận thức được bản chất của sự vật, con người phải bắt đầu từ nhận thức các hiện tượng, nghiên cứu, phân tích, so sánh nhiều hiện tượng, rồi mới đi đến nhận thức được bản chất của sự vật, và từ bản chất cấp chưa sâu sắc tiến đến nhận thức bản chất cấp sâu sắc hơn.

Bản chất là mặt ổn định hơn hiện tượng và quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Nhưng bản chất không phải là cái bất biến, mà vẫn có sự biến đổi ở một giới hạn nhất định do nhũng biến đổi của hiện tượng đưa đến. Do vậy trong thực tiễn, muốn biến đổi bản chất của sự vật có thể tạo ra nhũng điều kiện để biến đổi các hiện tượng, rồi từ hiện tượng biến đổi sẽ dẫn đến biến đổi được bản chất. Chẳng hạn muốn cải tạo một tật xấu nào đấy của con người, cần tạo ra những điều kiện để những biểu hiện của tật xấu đó không được thực hiện, dần dần tật xấu đó có thể sẽ biến đổi.

c) Tất nhiên và ngẫu nhiên

* Nội dung lý luận

Định nghĩa: Tất nhiên là những sự vật, hiện tượng, quá trình do nhũng mối liên hệ bản chất, do những nguyên nhân cơ bản, bên trong sự vật quy định và trong nhũng điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế này chứ không thể khác được. Thí dụ, tung một vật nặng lên cao trên bề mặt trái đất, nhất định nó sẽ rơi xuống bề mặt trái đất; nước nhất định ciịậy từ nơi cao xuống nơi thấp, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh sản xuất, kinh doanh nhất định có người gặp nhiều thuận lợi, giàu lên, và có người chẳng may gặp rủi ro bị thua lỗ, phá sản v.v.

Ngẫu nhiên là những sự vật, hiện tượng, quá trình do mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định và trong điều kiện nhất định nó có thể xảy ra có thể không, có thể xảy ra thế này, có thể xảy ra thế khác. Thí dụ, tung con xúc xắc xuống đất có thể mặt 6 lỗ xấp xuống đất có thể mặt 1 lỗ, 2 lỗ v.v. xấp xuống. Điều đó do rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định, đó là cái ngẫu nhiên; hay việc mua một chiếc vé xổ số có trúng thưởng hay không cũna là cái ngẫu nhiên, bởi vì số trúng thưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài.

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân. Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân còn cái ngẫu nhiên không có nguyên nhân, và cũng không phải cái ngẫu nhiên là cái con người chưa nhận thức được nguyên nhân của nó, khi con người nhận thức được nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đó thì lập tức sự vật, hiện tượng đó biến thành cái tất nhiên. Cái ngẫu nhiên tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào việc con người nhận thức được hay không nhận thức được nguyên nhân của nó.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên

Quan điểm siêu hình tách rời cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: tất nhiên và ngẫu nhiên có quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: Tất nhiên và ngẫu nhiên không thể tồn tại tách rời nhau. Không có cái tất nhiên thuần tuý tồn tại ngoài cái ngẫu nhiên, cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần tuý tồn tại mà không bao chứa cái tất nhiên. Tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mình, hay vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Thí dụ, mỗi lần quay xổ số sẽ có một con số trúng thưởng, đó là cái tất nhiên. Nhưng con số trúng thưởng đó cụ thể là con số nào, điều đó được thể hiện qua kết quả quay để có một số cụ thể xuất hiện, số cụ thể đó là cái ngẫu nhiên. Như vậy cái tất nhiên (ở đây là phải có một số trúng thưởng) không tồn tại bên ngoài cái ngẫu nhiên, mà phải thông qua cái ngẫu nhiên (ở đây là một số cụ thể nào đó) để thể hiện sự tồn tại của mình. Cái ngẫu nhiên là hình thức thể hiện của cái tất nhiên.

Phạm trù tất nhiên và phạm trù bản chất, phạm trù quy luật có quan hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Chúng đều phản ánh những mối liên hệ chung có tính ổn định tương đối và có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của sự vật. Tuy nhiên cấp độ chung và cấp độ sâu sắc, chi phối sự vận động biến đổi của sự vật thì khác nhau. Điều đó đòi hỏi tư duy con người phải có sự phát triển ở mức độ khác nhau mới nhận thức được.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ lý luận về mối quan hệ biện chúng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên như vậy, có thể rút ra nguyên tắc phương pháp luận:

Thứ nhất, muốn nhận thức được sự vật phải nhận thức được cả những mối liên hệ tất nhiên, cả những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật.

Thứ hai, muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nhận thức nhiều cái ngẫu nhiên, tiến từ nhận thức cái ngẫu nhiên đến nhận thức cái tất nhiên.

Thứ ba, vì cái tất yếu là cái do những mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân bên trong quy định, còn cái ngẫu nhiên là cái do những yếu tố không bản chất chi phổi, nên khi xác định phương hướng hoạt động phải dựa vào cái tất yếu, không nên dựa vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên cũng cần phải tính đến các yếu tố ngẫu nhiên để chuẩn bị nhiều phương án xử lý, tránh bị động trong hoạt động thực tiễn.

Lý luận về các cặp phạm trù cái riêng và cái chung, hiện tượng và bản chất, ngẫu nhiên và tất nhiên là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hoá, trừu tượng hoá để con người phản ánh được một cách có hệ thống những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

– Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực phản ánh sự kế tiếp nhau về mặt thời gian, quá trình sản sinh ra nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. 

d) Nguyên nhãn và kết qủa

* Nội dung lý luận

Định nghĩa:  Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa sự vật này với sự vật khác để sinh ra một biến đổi nào đó. Thí dụ, sự tác động của từ trường vào khung dây dẫn là nguyên nhân sinh ra dòng điện trong dây dẫn. Sự tác động của dòng điện với dây tóc bóng đèn là nguyên nhân sinh ra ánh sáng của bóng đèn. Sự tác động giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguyên nhân làm cho các phương thức sản xuất thay đổi trong lịch sử, v.v.

Kết quả là phạm trù chỉ sự biển đổi do sự tác động giữa sự vật này với sự vật khác hoặc giữa các mặt trong cùng một sự vật gây ra. Thí dụ, bóng đèn phát sáng là kết quả của sự tác động của dòng điện với dây tóc bóng đèn; Sự thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới là kết quả của sự tác động giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất cũ, mà biểu hiện của nó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp gắn với phương thức sản xuất đó, v.v.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra trước kết quả, không sinh ra kết quả, nhưng con người coi nó là nguyên nhân. Thí dụ, những lực lượng thù địch nước ngoài thường lợi dụng một số thông tin sai lầm, hoặc một số hành động quá khích gây mất trật tự trong nước ta. Họ coi đó là sự vi phạm nhân quyền, sự vi phạm dân chủ của Nhà nước ta để can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Thật ra, nguyên nhân đưa đến việc các thế lực thù địch muốn can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta là những lợi ích cục bộ của họ đối lập với lợi ích chung của cả dân tộc, đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa. Họ muốn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo một số người chưa hiểu biết, ngăn cản sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Điều kiện là những sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra đồng thời với nguyên nhân, nhưng không sinh ra kết quả mà chỉ tác động vào nguyên nhân để nguyên nhân phát huy tác dụng sinh ra kết quả. Thí dụ, chất xúc tác trong các phản ứng hoá học là điều kiện để các chất hoá học tác động với nhau tạo ra phản ứng hoá học. Nhiệt độ, áp suất, độ dưỡng khí trong lò ấp trứng gà không phải là nguyên nhân, mà là điều kiện để tế bào phôi trong quả trứng hoạt động tạo thành con gà. Môi trường tự nhiên thuận lợi là điều kiện để sản xuất của xã hội phát triển.

Mối quan hệ biện chímg giữa nguyên nhân và kết quả

Phép biện chứng duy vật cho rằng nguyên nhân và kết quả tồn tại khách quan, không phải do thói quen, cảm giác của con người quyết định, cũng không phải do tinh thần thế giới sáng tạo ra. Bởi vì mọi sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan đều tồn tại trong mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau và sự vận động biến đổi. Như thế nghĩa là sự vật tồn tại luôn tạo ra nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân và kết quả là cái cố hữu của hiện thực khách quan, là một tính quy định vốn có của thế giới vật chất, gắn liền với mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Nguyên nhân và kết quả quan hệ biện chứng với nhau không tách rời nhau. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả về mặt thời gian và quyết định kết quả. Tuy nhiên không phải mọi sự vật xuất hiện trước đều là nguyên nhân của những sự vật xuất hiện sau, chỉ có sự vật xuất hiện trước nào sinh ra sự vật sau mới là nguyên nhân và kết quả của nhau. Thí dụ, hiện tượng gà gáy xuất hiện trước mặt trời mọc, nhưng gà gáy không phải là nguyên nhân của mặt trời mọc. Mùa xuân xuất hiện đầu tiên trong năm, nhưng không phải là nguyên nhân của mùa hè, mùa thu và mùa đông. Hiện tượng sốt của bệnh nhân có thể xuất hiện trước hiện tượng ho và đau họng, nhưng sốt không phải là nguyên nhân của ho và đau họng, mà chính viêm họng mới là nguyên nhân của cả ho, đau họng và sốt của bệnh nhân. Quan hệ hàm số không phải luôn luôn là quan hệ nguyên nhân và kết quả bởi vì các phần tử của hai tập hợp quan hệ với nhau qua một hàm số không phải lúc nào cũng là nguyên nhân và kết quả của nhau, v.v.

Kết quả nào cũng do nguyên nhân nhất định sinh ra, kết quả phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên quá trình nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp. Một nguyên nhân không phải trong mọi hoàn cảnh đều sinh ra kết quả như nhau. Ngược lại, một kết quả không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất sinh ra. Trong cùng một lúc có thể có nhiều nguyên nhân cùng tác động. Neu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì sự xuất hiện kết quả thuận lợi, càng đẩy nhanh sự xuất hiện kết quả. Ngược lại, nếu nguyên nhân tác động không cùng chiều thì việc xuất hiện kết quả sẽ gặp trở ngại và có thể tạo ra những kết quả trái ngược hẳn với trường hợp các nguyên nhân tác động cùng chiều.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại tác động trở lại nguyên nhân làm cho nguyên nhân biến đổi. Như vậy, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đối với sự vận động của thế giới vật chất nói chung không có nguyên nhân và kết quả cuối cùng.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả nêu trên có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, kết quả do nguyên nhân quyết định, do vậy muốn tạo ra một sự vật hiện tượng nào đấy phải nhận thức được nguyên nhân của sự vật đó.

Thứ hai, nguyên nhân xuất hiện trước kết quả, do vậy muốn nhận thức nguyên nhân của một sự vật nào đấy phải nghiên cúm sự tác động giữa những sự vật xuất hiện trước sự vật đang cần tìm nguyên nhân.

Thứ ba, nguyên nhân sinh ra kết quả còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, do vậy trong hoạt động thực tiễn con ngưòi có thể chủ động tác động vào điều kiện để làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng tạo ra kết quả theo nhu cầu của con người.

Thứ tư, kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân làm cho nguyên nhân biến đổi, phát huy tác dụng, do vậy trong thực tế có thể lợi dụng kết quả đã đạt được để thúc đẩy quá trình hoạt động của nguyên nhân tạo ra kết quả mới theo yêu cầu của con người.

e) Khả năng và hiện thực

* Nội dung lý luận

Định nghĩa: Hiện thực là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng, quá trình đang có trên thực tế. Còn khả năng là phạm trù chỉ những sự vật, hiện tượng, hiện chưa có, chưa tồn tại trên thực tế, mà mới tồn tại ở dạng tiềm năng hay mầm mống, nhưng sẽ trở thành hiện thực (tức tồn tại trên thực tế) trong tương lai với những điều kiện nhất định.

Thí dụ, hôm nay, trong lúc này “mỗi chúng ta” với tư cách là một người bình thường đang sống, đang hoạt động, có thể đi lại, ăn uống, suy nghĩ v.v. đó là hiện thực. Nhưng ngày mai, lúc khác “mỗi chúng ta” có thể biến đổi thành một con người khác, già, yếu, bệnh tật v.v. nhưng hiện tại “cái con người khác đó” chưa tồn tại trên thực tế, mà mới tồn tại ở dạng tiềm năng, hay mới có những yếu tố của cái sự vật thực tế. Chỉ trong tương lai, với những điều kiện nhất định “cái con người khác đó” mới tồn tại thực tế, đó là khả năng. Với nghĩa đó, phạm trù khả năng chỉ sự vật chưa tồn tại trên thực tế, hay chưa có thực, mà chỉ là những yếu tố, những mầm mống của “sự vật trong tương lai” nằm trong cái hiện thực. Các yếu tố đó khác với sự vật hiện thực được phản ánh trong phạm trù hiện thực.

Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Hiện thực bao hàm trong mình những yếu tố, những mầm mong để thay thế nó bằng cái khác, tức hiện thực là cơ sở của khả năng. Khả năng có nguồn gốc, mầm mống từ hiện thực. Sự vật nào cũng là một cái hiện thực tại thời điểm này, đồng thời bao hàm trong nó các yếu tố làm cơ sở để chuyển hoá thành sự vật khác, nghĩa là sự vật nào cũng chứa đựng khả năng. Thí dụ, đứa trẻ mới sinh với các cơ quan thính giác, thị giác v.v. bình thường, nhưng chưa biết nói, đó là hiện thực. Đứa trẻ biết nói khi đó chưa tồn tại trên thực tế, mà chỉ có các yếu tố để có thể hình thành nên đứa trẻ biết nói trong tương lai. Đứa trẻ biết nói trong tương lai đó là khả năng. Như vậy, khả năng có mầm mong trong hiện thực. Hiện thực chứa đụng khả năng.

Quá trình vận động của sự vật làm cho khả năng chuyến hoá thành hiện thực, làm cho những yếu tố, mầm mống của cái mới nằm trong hiện thực biến thành “hiện thực mới”. Trong cái “hiện thực mới” lại xuất hiện khả năng mới. Vì vậy có thể nói sự vận động phát triến của sự vật bao hàm trong nó sự chuyển hoá khả năng thành hiện thực và sự nảy sinh khả năng mới từ hiện thực mới.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nội dung lý luận trên đây có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, để chủ động cải biến một sự vật nào đó phải nhận thức được những khả năng biến đổi của sự vật, nhưng muốn nhận thức được khả năng biến đổi của sự vật, nhất thiết phải dựa vào hiện thực, nghiên cứu những sự vật tồn tại hiện thực, không thể dựa vào cái chưa có, chưa xuất hiện.

Thứ hai, quá trình khả năng biến thành hiện thực rất phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, do vậy muốn biến khả năng thành hiện thực phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thế đế tác động vào những yếu tố hiện thực.

Nội dung lý luận của hai cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực trên đây cho chúng ta thấy sự vật hiện tại có quan hệ với quá khứ và tương lai của nó. Cái quá khứ, cái hiện tại và cái tương lai quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc, quy định nhau. Do vậy để nhận thức và cải biến được cái hiện tại phải tìm hiểu cái quá khứ, tìm ra nguyên nhân của nó và muốn biết nó sẽ vận động tới đâu cần nghiên cứu một cách thực tế cả cái quá khứ, cả cái hiện tại. Đây chính là những yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phương pháp luận phát triển và nguyên tắc phương pháp luận lịch sử cụ thể được rút ra từ hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.

f) Nội dung và hình thức

* Nội dung lý luận

Cặp phạm trù nội dung và hình thức phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố cẩu thành nên sự vật và phương thức kết họp các yếu tố đó thành một cơ cấu, hay một hệ thống tương đối hoàn chỉnh và ổn định nhất định.

Định nghĩa: Nội dung là phạm trù chỉ tổng số các yếu tố, các mặt, các quá trình cấu thành nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phạm trù chỉ phương thức kết hợp các yếu tố của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các mặt, các yếu tố của sự vật. Thí dụ, trong một tác phẩm văn học những sự kiện, những con người hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là nội dung của tác phẩm, còn phương thức phản ánh các sự kiện, phương thức thể hiện tính cách các nhân vật trong tác phẩm là hình thức. Hoặc một ví dụ đơn giản khác:

Trong mâm cơm bao gồm các món ăn như rau, đậu, thịt, cá, cơm, canh, đó là nội dung của mâm cơm. Sự bày biện, kết hợp các món theo những tỷ lệ nhất định, đó là hình thức của mâm cơm. Một sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa mặt nội dung và mặt hình thức.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức tồn tại khách quan, nhưng không tách ròi nhau. Không có nội dung thuần tày và hình thức thuần túy tồn tại tách rời nhau trên thực tế. Nội dung và hình thức là hai mặt của sự vật gắn bó chặt chẽ với nhau. Bất kỳ nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức nhất định và bất kỳ hình thức nào cũng là hình thức của một nội dung nhất định. Một nội dung có thể được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau và một hình thức cũng có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.

Tuy nhiên giữa nội dung và hình thức có sự khác biệt nhau ở chỗ: Hình thức là mặt ổn định hơn nội dung, ít biến đổi hon nội dung. Nội dung là mặt không ổn định, mặt thường xuyên biến đổi của sự vật. Sự biến đổi của hình thức do sự biến đổi của nội dung quyết định. Ngược lại hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung và tác động đến sự biến đổi của nội dung. Hình thức không phù họp với nội dung sẽ ngăn cản nội dung phát triển, ngược lại nếu hình thức phù họp với nội dung sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nội dung phát triển. Nội dung và hình thức quan hệ biện chứng với nhau trong suốt quá trình vận động và phát triển của sự vật. Thí dụ, các yếu tố con người, đối tượng lao động, công cụ lao động, con người dùng công cụ để tác động vào đối tượng lao động, đó là nội dung của quá trình lao động sản xuất. Cách thức (hay hình thức) con ngưòi sử dụng công cụ để tác động vào đối tượng lao động như thế nào, đó là hình thức của quá trình lao động. Nếu hình thức kết họp không thích họp sẽ không phát huy được năng lực của các yếu tố con người, công cụ lao động và đối tượng lao động. Neu cách thức kết hợp thích họp sẽ nâng cao được hiệu quả của quá trình lao động, tức làm cho nội dung phát triển.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nêu trên có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động tích cực đến sự biến đổi của nội dung, nên để thúc đẩy sự vật phát triển phải biết tạo ra hình thức kết hợp các yếu tố của bản thân sự vật một cách phù hợp.

Nhưng muốn xác định được hình thức thích hợp vói nội dung phải căn cứ vào ciiính nội dung, phải tìm hiểu rõ những yểu tồ cấu thành nên sự vật, vị trí, vai trò của các yếu tố đó, từ đó mói tìm ra hình thức thích họp với nội dung.

Đây chính là cơ sở phương pháp luận của nguyên tắc xác định hình thức xuất phát từ nội dung, xác định phương pháp hoạt động xuất phát từ bản thân nội dung đối tượng, tránh chủ nghĩa hình thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, tách rời hình thức khỏi nội dung, tuyệt đối hoá vai trò của hình thức, không thấy vai trò của nội dung đối với hình thức.

2.3. Nội dung lý luận và ý nghĩa phương pháp luận của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Nội dung lý luận của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là sự phát triển sâu sắc hơn nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, chỉ ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó làm phong phú hơn nguyên tắc phương pháp luận của hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.

a) Quy luật chuyến hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

* Nội dung lý luận

Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra mối quan hệ, sự chuyển hoá giữa hai mặt, hai tính quy định vốn có của sự vật là chất và lượng. Từ đó nói lên phương thức biến đổi, phát triển từ sự vật này sang sự vật khác của hiện thực khách quan.

Định nghĩa chất và lượng

Từ lâu, khi nhận thức và cải tạo thế giới con người đó nhận thấy: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, có những đặc điểm nhất định để phân biệt nó với cái khác, người ta gọi đó là tính quy định về chất của sự vật. Đồng thời mọi sự vật không tồn tại mói mà sẽ mất đi để sự vật mới ra đời. Sự vật mới và sự vật cũ khác nhau về chất. Sự mất đi của sự vật cũ có nguồn gốc từ sự thay đổi dần dần những yếu tố nào đó trong chính nó mà chúng ta không nhận ra được ngay. Chỉ đến mức độ nào đó sự biến đổi của những yếu tố đó mới được bộc lộ. Cái mặt thay đổi âm thầm, không nhận ra đó người ta gọi là lượng của sự vật. Vậy mọi sự vật đồng thời tồn tại hai mặt, hay hai tính quy định là chất và lượng. Sự thay đổi về chất của sự vật bắt nguồn từ sự thay đổi dần dần về lượng. Bằng kinh nghiệm con người đó nhận ra mối quan hệ giữa hai mặt chất và lượng của sự vật và diễn đạt mối quan hệ đó bằng nhiều cách khác nhau. Thí dụ, ông cha ta thường nói: có công mài sắt, có ngày nên kim; một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; tích gió thành bão v.v. Tuy nhiên chất và lượng là gì, quan hệ với sự vật như thế nào và cơ cấu tác động giữa chất và lượng như thế nào để quy định sự vận động biến đổi của sự vật, cần luận giải một cách có hệ thống mới đảm bảo tính khái quát khoa học của quy luật. Để thực hiện điều đó trước hết cần định nghĩa khái quát về chất và lượng.

Chất là một tính quy định vốn có của sự vật, là tổng họp hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là gì, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong một mối quan hệ nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất có những tính chất sau:

Chất là tính quy định khách quan, gắn liền với sự vật, là mặt tương đối ổn định, đặc trưng cho sự vật trong một quan hệ nhất định. Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật. Chất không phải do tư duy con người sáng tạo ra rồi gán cho sự vật.

Chất và thuộc tính của sự vật có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi sự vật đều là tổng họp của rất nhiều thuộc tính, đó là những đặc tính vốn có của sự vật được bộc lộ ra thông qua sự tác động giữa sự vật này với sự vật khác. Thí dụ, nước có các thuộc tính như: chất lỏng, lthông màu, không mùi, không vị, đóng băng ở 0°c, hoá hơi ở 100°c, công thức hoá học H20, hoà tan được đường, muối, rượu v.v. Chất không đồng nhất với thuộc tính của sự vật, nhưng chất phụ thuộc vào thuộc tính, là tổng hợp các thuộc tính nói lên sự vật là gì, phân biệt với sự vật khác trong một mối quan hệ nhất định. Cácli thức kết hợp các thuộc tính, các yếu tố của sự vật khác nhau cũng làm cho sự vật có chất khác nhau. Sự vật có nhiều thuộc tính và có nhiều mối quan hệ. Có thể trong mối quan hệ này, thuộc tính này giữ vai trò căn bản, quy định chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác, thì thuộc tính khác lại giữ vai trò quyết định. Thí dụ, để phân biệt nước với rượu, hoặc giấm, các thuộc tính không mùi, không vị, công thức phân tử H20 v.v. là thuộc tính căn bản quy định chất của nước trong quan hệ với rượu, giấm. Nhung trong quan hệ giữa nước ở trạng thái lỏng với nước đá và hơi nước, thì thuộc tính lỏng của nước là thuộc tính căn bản quy định chất của nước ở trạng thái lỏng, phân biệt với nước ở trạng thái hơi (hơi nước) và trạng thái rắn (nước đá). Như vậy, sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối.

Sự vật có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính có thể là chất của sự vật trong một mối quan hệ nhất định. Do vậy sự vật không phải chỉ có một tính quy định về chất mà có nhiều tính quy định về chất. Ăngghen nói: không có chất thuần túy tồn tại, chỉ có sự vật có chất, hon nữa sự vật có vô vàn chất mới tồn tại. Tương ứng với tính quy định về chất của sự vật có tính quy định về lượng.

Lượng là một tính quy định vốn có của sự vật về phương diện: quy mô, trình độ phát triển của sự vật, số lượng các yếu tố, các thuộc tính cẩu thành nên sự vật, tốc độ, nhịp điệu phát triển của sự vật, mức độ cao thấp, đậm nhạt, to nhỏ của nhiệt độ, màu sắc và kích thước của sự vật v.v. và thường được biểu thị bằng con số và đại lượng. Thí dụ, nhiệt độ của nước ở trạng thái lỏng có thể là l°c, có thể 20°c, 30°c v.v. Trọng lượng riêng của nước là lkg/dm3, tốc độ của một đoàn tàu là 100 km/giờ v.v. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng tính quy định về lượng có những tính chất sau:

Tính quy định về lượng là cái vốn có của sự vật, tồn tại khách quan ừong sự vật, được tư duy của con người nhận thức, phản ánh, chứ không phải được tư duy của con người sáng tạo ra rồi đưa vào sự vật.

Mỗi tính quy định về chất lại có tính quy định về lượng tương ứng để nói lên quy mô, mức độ phát triển của sự vật. Sự vật có nhiều tính quy định về chất do đó cũng có nhiều tính quy định về lượng. Có tính quy định về lượng được biểu thị bằng con số và đại lượng chính xác, nhưng cũng có tính quy định về lượng không biểu thị được bằng con số và đại lượng. Khi đó phải dùng phương pháp trừu tượng hoá. Thí dụ, đánh giá về tinh thần thái độ đối với nhiệm vụ được giao, mức độ tốt, xấu về phẩm chất chính trị của một người không thể biểu thị bằng một con số và đại lượng chính xác được, mà chỉ có thể đánh giá một cách khái quát dựa trên nhiều nguồn thông tin, xem xét nhiều ý kiến, cả những ý kiến trái ngược, theo dừi nhiều hoạt động, nhiều sự kiện liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đối tượng cần đánh giá.

Tính quy định về lượng không ổn định và không đặc trưng cho sự vật như tính quy định về chất. Tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong mối quan hệ này một thuộc tính nào đấy của sự vật có thể giữ vai trò là chất, đặc trung cho sự vật, nhưng chuyển sang mối quan hệ khác thì thuộc tính đó lại chỉ là một yếu tố quy định mức độ phát triển của sự vật, như là mặt lượng của sự vật. Thí dụ, trong quan hệ giữa các trạng thái nước đá, nước lỏng, hơi nước thì tính lỏng của nước là một tính quy định về chất, đặc trưng cho nước ở trạng thái lỏng. Nhung trong mối quan hệ giữa nước với rượu, hay với giấm thì tính lỏng không đặc trưng cho nước mà chỉ là một trong những thuộc tính của nước. Xét về số lượng các thuộc tính thì đó là một một yếu tố của lượng.

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Tính quy định về chất phản ánh mặt tương đối ổn định của sự vật. Tính quy định về lượng phản ánh mặt thường xuyên biến đổi của sự vật. Hai mặt chất và lượng có tính chất trái ngược nhau, nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một mâu thuẫn biện chứng của sự vật. Sự tác động giữa chất và lượng làm cho lượng biến đổi trướCj vì lượng là mặt không ổn định như tỉnh quy định về chất. Sự thay đổi của lượng bằng cách tăng hoặc giảm dần và trong một giới hạn nhất định chưa làm cho chất của sự vật biến đổi. Khi đó sự vật vẫn là nó, chưa chuyển nhất định nào đó mới làm cho chất của sự vật biến đổi. Khi đó sự vật cũ chuyển sang sự vật mới.

Giới hạn trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm cho chất của sự vật biến đổi được gọi là “độ”. Mỗi sự vật trong một quan hệ nhất định nào đó có một “độ nhất định”. Chỉ khi sự biến đổi của lượng đạt đến giới hạn của “độ” mới xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật.

Thời điểm ở đó sự biến đổi về lượng chuyển hoá thành sự biến đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Sự biến đổi về chất tại điểm nút được gọi là bước nhảy.

Có nhiều hình thức bước nhảy khác nhau như: bước nhảy nhanh, bước nhảy chậm, bước nhảy bộ phận, bước nhảy toàn bộ, bước nhảy lớn, bước nhảy nhỏ. Mỗi sự vật có các hình thức bước nhảy khác nhau. Thông qua bước nhảy sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Trong sự vật mới lại có tính quy định về chất và lượng mới. Quá trình tác động giữa chất và lượng mới lại diễn ra theo cách thức nói trên làm cho sự vật vận động biến đổi không ngừng trong đó có sự xen kẽ giữa quá trình thay đổi dần dần về lượng và bước nhảy vọt về chất.

Sự biến đổi của chất là do sự biến đổi của lượng quyết định. Nhưng khi chất mới ra đời sẽ tác động đến sự thay đổi về lượng, làm cho quy mô, nhịp độ biến đổi của lượng thay đổi. Thí dụ, trong phương thức sản xuất phong kiến cũ, do quan hệ sản xuất lạc hậu, không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đó không tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên đó làm cho lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển rất nhanh với quy mô rất lớn.

* Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

Sự khái quát lý luận trên đây cho ta hiểu về cơ chế phát triển của sự vật, từ đó chúng ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn là:

Thứ nhất, phải tôn trọng tính tất yếu của sự tích luỹ thường xuyên về ỉượng, tạo điều kiện cho sự thay đổi về chất của sự vật. Không được phủ nhận vai trò của sự thay đổi về lượng đối với sự vận động phát triển của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn, cần phải tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, muốn thay đối về chất mà không tính đến sự thay đổi về lượng như thế nào.

Thứ hai, phải thấy vai trò của sự thay đổi về chất đối với sự phát triển của sự vật khi sự thay đổi về lượng đạt đến giới hạn. Không có sự thay đổi về chất thì không thể thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới và không thể thúc đẩy sự vật tiếp tục phát triển được. Do vậy trong hoạt động thực tiễn phải chống thái độ bảo thủ, trì trệ, không muốn thay đổi về chất khi điều kiện khách quan cho phép để thúc đẩy sự vật mới ra đời đó đầy đủ.

Thứ ba, sự thay đổi về chất được thực hiện dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo từng sự vật và điều kiện cụ thể khác nhau. Vì vậy phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy để đẩy nhanh quá trình phát triển của sự vật, hoặc có thể chủ động giữ cho sự vật tồn tại nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Thí dụ, để duy trì sức khỏe phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Ản uống thiếu hoặc thừa chất đạm sẽ gây bệnh, hại cho sức khỏe. Để chữa khỏi một bệnh nào đấy phải dùng thuốc đủ liều, nếu dùng không đủ liều hoặc dùng quá liều đều không tốt, có thể không khỏi bệnh, hoặc có thể lại đưa đến hậu quả có hại mới. Trong lĩnh vực xã hội hình thức bước nhảy về chất rất phức tạp, bởi vì mọi sự biến đổi xã hội đều phải thông qua hoạt động của con người. Do những lực lượng xã hội có những lợi ích khác nhau, trong xã hội có giai cấp đối kháng có thể có những lợi ích đối lập nhau, nên hoạt động của họ có xu hướng trái ngược nhau, tạo ra những yếu tố làm cho bước nhảy về chất không diễn ra một cách tự phát như trong tự nhiên.

b) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

* Nội dung lý luận

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển. V.I. Lênin còn cho rằng quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng, óng viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chúng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.

Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức đó cho thấy: Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong hiện thực khách quan đều bao chứa những mặt, những yếu tố, những thuộc tính có đặc điểm trái ngược nhau, nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Những mặt, những yếu tố có đặc điểm trái ngược nhau đó được gọi là mặt đối lập. Thí dụ, một nguyên tử có điện tử mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương. Điện tử và hạt nhân là hai mặt đối lập kết hợp với nhau tạo thành nguyên tử. Một vật chuyển động luôn có lực đẩy và lực cản tác động trái chiều nhau. Một cơ thể sống luôn phải thực hiện hai quá trình trái ngược nhau: hấp thụ các chất dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thế và đào thải ra môi trường những chất từ cơ thể. Hai quá trình trái ngược nhau đó cũng là hai mặt đối lập của một cơ thể sống. Di truyền và biến dị cũng là hai quá trình đối lập nhau của sự phát triển của thế giới sinh vật. Các mặt đối lập của sự vật tồn tại khách quan. Hai mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng là một hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy).

Mâu thuẫn tồn tại khách quan vì nó được tạo ra từ sự kết họp các mặt đối lập vốn có của sự vật, không do ai sáng tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người có nhận thức được hay không thì mâu thuẫn vẫn tồn tại. Thí dụ, sự thống nhất và đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong quá trình phát triển của động, thực vật là quá trình khách quan, vốn có của thế giới sinh vật đó tồn tại rất lâu trước khi con người xuất hiện.

Mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến vì không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào không chứa đựng mâu thuẫn. Ăngghen nói, ngay sự vận động đơn giản nhất là sự thay đổi vị trí của sự vật trong không gian cũng là một mâu thuẫn, bởi vì trong cùng một lúc sự vật vừa ở một vị trí vừa không ở vị trí đó, vừa ở vị trí kề bên, đó là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó luôn được giải quyết, nhưng đồng thời lại luôn xuất hiện đã đẩy sự vật vận động từ vị trí này sang vị trí khác. Những hình thức vận động phức tạp hơn như sự sống, hay như vận động xã hội thì lại càng phải có mâu thuẫn.

Sự vật là một kết cấu phức tạp, không phải chỉ có một mâu thuẫn, mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn có hình thức thể hiện, có quá trình biến đổi và có vai trò khác nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật.

Sự vận động của mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động phát triển của sự vật

Một mâu thuẫn bao gồm hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập của một mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Thống nhất của hai mặt đổi lập có ba nghĩa: một là, sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, sự cùng tồn tại của hai mặt đối lập, mặt này làm tiền đề tồn tại cho mặt kia; hai là, sự đồng nhất giữa hai mặt đối lập, nhờ sự đồng nhất mà hai mặt có thể chuyển hoá cho nhau; ba là, sự dung hoà giữa hai mặt đối lập, hai mặt đối lập có sự tác động ngang nhau. Thống nhất của hai mặt đối lập có xu hướng chủ đạo là giữ cho hai mặt đối lập tạm thời ổn định. Điều đó làm cho sự vật tạm thời tồn tại và tạm thời đứng im.

Đồng thời với sự thống nhất, hai mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng còn thường xuyên đấu tranh với nhau. Đấu tranh của hai mặt đối lập là sự tác động qua lại giữa chúng theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau, sự thúc đẩy nhau biến đổi.

Đấu tranh của hai mặt đối lập có xu hướng chủ đạo là làm cho các mặt đổi lập biển đổi. Nhưng sự biến đổi của hai mặt đổi lập trong phạm vi nhất định chưa phá vì sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, nên mâu thuẫn của sự vật vẫn tồn tại và sự vật vẫn chưa biến thành sự vật khác. Trong phạm vi sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, đấu tranh của hai mặt đối lập diễn ra thường xuyên làm cho hai mặt đối lập biến đổi theo chiều hướng trái ngược nhau, điều đó dẫn đến sự thay đổi trạng thái của mâu thuẫn. Ở trạng thái đầu tiên của mâu thuẫn, hai mặt đối lập chủ yếu còn thống nhất với nhau, mâu thuẫn biểu hiện ra chỉ như là sự khác biệt giữa hai mặt đối lập. Sự khác biệt của hai mặt đối lập ngày một tăng do sự đấu tranh của hai mặt đối lập vẫn tiếp diễn, làm cho mâu thuẫn chuyển từ trạng thái khác biệt sang trạng thái đối lập. Ớ trạng thái đối lập sự thống nhất của hai mặt đối lập vẫn được duy trì, nhưng sự đấu tranh của hai mặt đối lập trở nên gay gắt hơn, mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập tiếp tục tăng cao đến mức hai mặt đối lập không còn có thể nương tựa vào nhau được nữa, đòi hỏi phải phá vì sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Khi đó mâu thuẫn chuyển sang trạng thái chuyển hoá. Trong trạng thái chuyến hoá, hai mặt đối lập không còn nương tựa vào nhau mà đều chuyển hoá thành các mặt đối lập mới.

Tùy theo mỗi sự vật và tùy điều kiện hoàn cảnh khác nhau, hình thức chuyển hoá của các mặt đối lập có sự khác nhau. Thông qua bước chuyến hoá, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập cũ mất đi để hình thành nên sự thống nhất mới. Tương ứng với điều đó là sự vật cũ mất đi và hình thành sự vật mới. Trong sự vật mới lại có những mặt đối lập để tạo thành mâu thuẫn mới. Quá trình thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập trong mâu thuẫn mới tiếp tục diễn ra để đẩy mâu thuẫn phát triển đến mức độ nhất định, ở đó lại xảy ra sự chuyển hoá làm cho sự vật mới đó chuyển sang sự vật mới khác. Đó là quy luật vận động của mâu thuẫn. Rõ ràng là sự vận động của mâu thuẫn (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật.

Đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra thường xuyên, quy định sư vận động thường xuyên của sự vật. Thống nhất của các mặt đối lập nhất định của sự vật tồn tại trong những điều kiện nhất định, tức sự thống nhất của các mặt đối lập là có tính chất tương đối. Thống nhất của các mặt đối lập của sự vật quy định đến sự đứng im tương đối của sự vật.

Lý luận về quy luật mâu thuẫn còn chỉ ra rằng: sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn. Mồi mâu thuẫn có vị trí vai trò khác nhau đối với sự vận động, biến đổi của sự vật. Do vậy cần phân biệt một số loại mâu thủẫn như: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu; trong xã hội có giai cấp thì có mâu thuẫn đổi kháng và không đối kháng.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Từ lý luận về quy luật mâu thuẫn trên đây, chúng ta có thể rút ra phương pháp luận khi nhận thức và hoạt động thực tiễn:

Thứ nhất, phải xuất phát từ bản thân sự vật, phân tích mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành nên sự vật để tìm ra mâu thuẫn của chính sự vật. Không có sự vật hiện tượng nào là hoàn toàn thuần nhất, không có mâu thuẫn. Vì vậy Lênin nói: Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đổi lập của nó, đó là thực chất phép biện chứng.

Thứ hai, sự vật có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn có vị trí vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích quá trình tác động giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa sự tác động đó với sự vận động của sự vật để xác định được mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của sự vật.

Thứ ba, mâu thuẫn chỉ được giải quyết ở giai đoạn các mặt đổi lập xung đột gay gắt với nhau và phương thức giải quyết mâu thuẫn là các mặt đối lập phải tác động qua lại với nhau để tự chuyển hoá. Không được dùng ý chí chủ quan để thủ tiêu mâu thuẫn, điều hoà giữa các mặt đối lập, hoặc tuyệt đối hoá mặt này, gạt bỏ mặt kia.

Những nguyên tắc phương pháp luận trên đây là sự cụ thể hoá nguyên tắc phương pháp luận: khách quan, toàn diện và phát triển được rút ra từ hai nguyên lý của phép Ịpiện chứng duy vật.

c) Quy luật phủ định của phủ định

* Nội dung lý luận

Quy luật phủ định của phủ định phản ánh khuynh hướng phát triển theo con đường xoáy ốc, phản ánh tính kế thừa, tính chu kỳ của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

Định nghĩa phủ định và phủ định biện chứng

Nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh, chúng ta thấy không có sự vật hiện tượng nào trong thế giới tồn tại mãi. Sự vật nào cũng có quá trình ra đời, tồn tại, vận động, biến đổi và chuyển hoá sang sự vật hiện tượng khác. Triết học gọi sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác là sự phủ định. Trên thực tế có sự phủ định tự thân, có sự phủ định do các yếu tố bên ngoài quyết định. Sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác một cách tự thân được gọi là phủ định biện chứng. Thí dụ, có hàng trăm nghìn hạt thóc được nghiền nát thành bột, nấu chín và được tiêu hoá đi, đó không phải là phủ định biện chứng, nhưng có một hạt thóc rơi xuống đất, gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, nó tự nảy mầm và chuyển hoá thành cây lúa. Đây là sự tự phủ định của hạt thóc, sự phủ định này được gọi là phủ định biện chứng.

Tính chất của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng có tính khách quan và tính kế thừa.

Tính khách quan của phủ định biện chứng nghĩa là sự phủ định không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Nguyên nhân của sự phủ định là do mâu thuẫn của bản thân sự vật quyết định, nghĩa là do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập bên trong sự vật hoặc sự tác động lân nhau giữa sự vật này với sự vật khác quy định sự phủ định.

Tính kế thừa nghĩa là sự phủ định biện chứng không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ. Cái mới ra đời luôn giữ lại những yếu tố nhất định của cái cũ dưới hình thức mới. Nhờ tính kế thừa mà phủ định biện chứng liên kết cái mới với cái cũ. Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, cái cũ là tiền đề cho sự ra đời cái mới.

Phủ định của phủ định và sự phát triển theo con đưòng xoáy ốc

Sự phát triển của các sự vật phải thông qua những lần phủ định biện chứng. Phủ định lần thứ nhất sự vật từ điểm xuất phát ban đầu chuyển sang cái mới đối lập với cái ban đầu. Cái mới, đối ỉập với cái ban đầu này không hoàn toàn loại bỏ cái xuất phát ban đầu, mà giữ lại những yếu tố nhất định của cái ban đầu dưới hình thức mới. Vì vậy cái đối lập (cái phủ định lần thứ nhất) với cái xuất phát ban đầu có quan hệ kế thừa nhau. Cái đối lập, đến lượt nó lại bị phủ định để sự vật chuyển sang cái mới khác. Quá trình phủ định biện chứng, tất yếu dẫn đến một sự phủ định mà qua đó đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Đó là phủ định của phủ định.

Định nghĩa phủ định của phủ định. Từ những điều trình bày trên đây ta có thể định nghĩa phủ định của phủ định là sự phủ định đã qua một số lần phủ định biện chứng để đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Thí dụ, quá trình tái sản xuất mở rộng được thực hiện qua sự phủ định của phủ định: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng (bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất với quy mô lớn hơn). Mỗi chu trình sản xuất quá trình sản xuất lại được lặp lại với quy mô lớn hơn và cả trình độ cao hơn. Đó là phủ định của phủ định. Công thức chung của sự vận động của tư bản cũng là một ví dụ về sự phủ định của phủ định: T – H – T’ (T = T + t). Tư bản ban đầu sau một chu trình phát triển đó tự lớn lên về quy mô và cả về mặt trình độ nữa.

Tính chất phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định cũng có tính khách quan và tính kế thừa vì nó được thiết lập từ sự phủ định biện chúng. Ngoài ra phủ định của phủ định còn có tính chất lặp lại cái ban đầu trên cơ mới, hay nói khác đi: đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn về chất. Có tính chất này vì sự vật do phủ định của phủ định đưa đến là cái đã qua một số lần lọc bỏ. Sự phát triển hơn về chất đó phản ánh tính chất chu kỳ và xu hướng đi lên của sự phát triển.

Phủ định của phủ định là sự kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ phát triển mới. Sự phát triến của sự vật thông qua những vòng khâu phủ định của phủ đinh như vậy sẽ tạo nên một con đường xoáy ổc theo chiều hướng đi lên. Con đường xoáy ốc là sự phản ánh khái quát quá trình phát triến đi lên của các sự vật, hiện tượng.

Tuy nhiên trên thực tế quá trình phủ định của phủ định của mỗi sự vật diễn ra rất phức tạp và có các hình thức khác nhau: có thê một chu kỳ phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm, có thể trải qua số lần phủ định biện chứng khác nhau để đi đến phủ định của phủ định v.v. Đó là nội dung quy luật phủ định của phủ định.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Những khái quát lý luận trên đây về quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Thứ nhất, phải thừa nhận xu hướng vận động đi lên là xu hướng chung, tất yếu của sự vận động của các sự vật trong thế gới vật chất. Cái mới, cái tiến bộ tất yếu ra đời thay thế cho cái cũ, do vậy trong thực tiễn và trong nhận thức phải có thái độ ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, tạo điều kiện cho cái mới, cái tiến bộ ra đời và phát triển, mặc dù cái mới ra đời lúc đầu còn rất khó khăn.

Thứ hai, phải tôn trọng tính kế thừa của sự phát triển, từ đó phải có thái độ đúng đắn đối với cái cũ, không được phủ định sạch trơn, đồng thời cũng không được kế thừa nguyên xi cái cũ. Chẳng hạn, để xây dựng xã hội mới ở nước ta, phải biết kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc đã hình thành trong lịch sử, đồng thời phải biết loại bỏ những truyền thống không còn phù hợp và thay đổi những truyền thống cũ cho phù hợp với yêu cầu mới.

Thứ ba, phải tôn trọng tính chu kỳ, tính lặp lại của sự phát triển. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu lịch sử để có thể dự kiến, tiên đoán những hình thức cơ bản của tương lại.

Thứ tư, quy luật phủ định của phủ định diễn ra dưới hình thức rất khác nhau ở các sự vật khác nhau. Quá trình phủ định của phủ định trong tự nhiên khác quá trình phủ định của phủ định trong xã hội. Trong tự nhiên quy luật diễn ra một cách tự phát, không phụ thuộc vào hoạt động của con người, nhưng phủ định của phủ định trong xã hội lại thông qua hoạt động có ý thức của con người, phụ thuộc vào hoạt động của con người. Nếu nhận thức được quy luật, con người có thể chủ động lợi dụng quy luật, phục vụ cho nhu cầu của con người. Do vậy phải căn cứ vào từng sự vật để vận dụng quy luật thích họp, có hình thức kế thừa, cải tạo cái cũ cho thích hợp, tạo điều kiện cho cái mới ra đời.

Từ những sự trình bày trên đây cho thấy: Trong nội dung của phép biện chứng có sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp luận. Mỗi nguyên lý, phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật khái quát một mặt của những mối liên hệ chung của hiện thực khách quan. Các mặt hiện thực khách quan đó có quan hệ với nhau vì vậy các nguyên lý, phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật cũng có mối liên hệ với nhau. Trong vận dụng cần phải thấy mối liên hệ này, nghĩa là cần phải vận dụng tổng hợp các nguyên lý, phạm trù và quy luật của phép biện chúng duy vật.

Xem thêm Phương pháp và phương pháp luận

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận