Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Xây dựng đoạn văn trong bản.

Đang tải...

XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm và biết cách triển khai trong một đoạn văn.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là đoạn văn?

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

– Về nội dung: Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của  văn bản.

– Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi vào độ một ô (khoảng 1cm) tính từ lề; kết thúc bằng dấu chấm và xuống dòng.

Ví dụ:

… Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chăn đỏ và loại lông màu xanh cánh chả, chân vàng, mỏ đỏ.

Một con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn. Nó có cánh rất vĩ đại, dài tới ba mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được khối lượng nặng nề của nó tới gần ba chục cân lên bầu trời cao.

Cánh đại bàng rất khoẻ, nó có một bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, và trong như lớp thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng cần cẩu, những móng của nó với những vuốt nhọn có thể cào xơ gỗ như ta trớt lạt giang…

Đôi cánh lực sĩ của đại bàng là hình ảnh kiêu hùng của bầu trời Trường Sơn. Nó có thể bay một mạch dài khoảng hai mươi cây số đường chim bay, không cần nghỉ…

(Thiên Lương)

Đoạn trích trên gồm 4 đoạn văn. Mỗi một đoạn văn đặc tả một nét riêng của đại bàng – “vệ sĩ của rừng xanh”.

– Đoạn 1: Đại bàng ở Trường Sơn… chân vàng, mỏ đỏ: Đoạn này giới thiệu hai loại đại bàng ở Trường Sơn: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông xanh cánh chả, mỏ đỏ, chân vàng.

– Đoạn 2: Mỗi con đại bàng… lên bầu ,trời cao: Tả cánh đại bàng dài tới ba mét, mỗi con nặng tới ba chục cân, lúc bay lên cao nom nhừ một chiếc tàu lượn.

– Đoạn 3: Cánh Đại bàng rất khoẻ… lạt giang: Tả xương cánh, lông cánh đại bàng. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi nhăm phân, rất cứng, đôi chân đại bàng như đôi móc hàng cần cẩu với những móng vuốt sắc.

– Đoạn 4: Đôi cánh lực sĩ… không cần nghỉ: Đại bàng là hình ảnh kiêu hùng của bầu trời Trường Sơn, nó có thể bay liền một mạch dài khoảng hai mươi cây số, không cần nghỉ.

Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”

1.Văn bản trên gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn.

– Đoạn 1; Ngô Tất Tố… Việc làng (1940): Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Tắt đèn là tác phẩm… chân thực, sinh động: Giá trị cơ bản của tác phẩm “Tắt đèn”.

2.Dấu hiệu hình thức để nhận xét đoạn văn là: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuông dòng.

3.Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn là:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tưởng tương đôi trọn vẹn.

– Đặc điếm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm 2 câu trở lên, cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

+ Đầu đoạn đầu dòng viết lùi vào, hết đoạn ngắt xuông dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoan văn

– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đốì tượng được biểu đạt.

Ví dụ:

-Rõ ràng, trống choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chăn mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)

Trong ví dụ này, từ chú là danh từ thân tộc được dùng với tư cách chỉ ngôi, chỉ động vật (theo phép nhân hoá). Từ chú có nghĩa chưa cụ thế, cần tìm biết về nó bằng cách qui nó đến với cụm danh từ trống choai của chúng ta ở câu thứ nhất.

Như vậy, cụm từ trống choai của chúng ta và từ chú là các từ ngữ chủ đề.

– Câu chủ đề: Là câu mang nội dung khái quát, lòi lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

Ví dụ:

Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đât Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bến sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. (Hoài Thanh)

Câu chủ đề trong đoạn văn trên là: “Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

a) Trong đoạn thứ nhất của văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đền”, các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng là: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.

b) Trong đoạn thứ hai của văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”, câu then chốt (câu chủ đề) của đoạn văn là: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu chủ đề của đoạn văn vì nó khái quát nội dung của cả đoạn, lòi lẽ ngắn gọn, đủ cả hai thành phần chính:

– Chủ ngữ nêu đối tượng: “Tắt đèn”.

– Vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng: là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu chủ đề này đứng ở đầu đoạn văn.

c) Như vậy, từ ngừ chủ đề là các từ ngữ được trực tiếp hay gián tiếp lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đốì tượng được nói đến trong đoạn văn. Còn câu chủ đề (câu then chôt) mang nội dung khái quát, lòi lẽ ngắn gọn, đủ cả hai thành phần chính và thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoan văn

Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp và song hành…

– Trình bày nội dung theo cách diễn dịch (được gọi tắt là đoạn diễn dịch).

Diễn dịch là cách thức trình bày từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể, chi tiết. Trong đoạn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ cho câu chủ đề.

Ví dụ:

Thơ thiên nhiên trong tâp “Nguc trung nhật kí” thât sự có nhiều bài rất hay. Có những phác hoạ sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thuỷ mặc cô điển. Có những cảnh lộng lẫy, sinh động như ủ tấm thảm thêu nền gâm chỉ vàng. Cũng có bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp… (Đặng Thai Mai)

– Trình bày nội dung theo cách quy nạp (được gọi tắt là đoạn quy nạp). Quy nạp là cách trình bày nội dung đi từ các ý chi tiết cụ thê đến ý chung, khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn.

Ví dụ:

Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân hùng mạnh. Mặt trận nhân dân rộng rãi. Chủ nghĩa, nông dân và trí thức được rèn luyện thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lai: lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn. (Hồ Chí Minh)

– Trình bày nội dung theo cách song hành (được gọi tắt là đoạn song hành).

Các câu trong đoạn văn song hành có tầm quan trọng như nhau trong việc biêu đạt nội dung của toàn đoạn. Không câu nào mang ý chính và có thể bao quát được ý cua câu khác. Đây là loại đoạn văn không có câu chủ đề. .

Ví dụ: Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi trọc năm gối đầu vào nhau ngủ im lìm – chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm. (Hồ Phương)

a) Trong văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”, ta thấy:

– Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề như vậy thì các từ ngữ chủ đề (Ngô Tất Tố, ông, nhà văn) có vai trò duy trì đối tượng trong đoạn văn.

– Đoạn thứ hai có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng (nói một cách khác, ý của đoạn văn được triển khai theo cách diễn dịch).

b) Đoạn văn này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Như vậy, là cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

Nhìn chung, đoạn văn thường được triển khai theo ba kiểu cấu trúc: diễn dịch, quy nạp, song hành. Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành không có câu chủ đề được khái quát từ ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Xác định văn bản Ai nhầm được chia thành bao nhiêu ý?

– Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn.

Văn bản Ai nhầm có hai ý chính:

– Ông thầy đồ dạy học ở gia đình nọ, bà chủ nhà mất và ông thầy đồ đã lấy văn tế ông thân sinh ra chép đưa cho ông chồng.

– Ông chủ nhà trách thầy đồ vì sự nhầm lẫn đó và ông thầy đồ cãi lại.

Mỗi ý trên được diễn đạt bằng một đoạn văn:

– Đoạn văn thứ nhất: Xưa có một… cho chủ nhà.

– Đoạn văn thứ hai: Lúc vào lễ… nhầm thì có.

2. Bài tập này yêu cầu các em phân tích cách trình bày nội dung của các đoạn văn dẫn ở SGK, trang 36 – 37.

Để làm được bài tập này, các em hãy ôn lại phần lí thuyết về cách trình bày nôi dung trong đoạn văn. Vận dụng những hiểu biêt đó, dựa trên sự phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn, các em sẽ tìm ra lời giải.

Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

a) Đoạn văn được triển khai theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn vàn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Tình yêu thương của Trần Đăng Khoa cụ thể hoá ở hai câu tiêp theo.

b) Đoạn văn được triển khai theo kiẹu song hành, không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn là: Cảnh vật khi mưa sắp tạnh và sau cơn mưa.

c) Đoạn văn triển khai theo kiểu song hành, không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn là: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”

3. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Với câu chủ đề Lịch sử ta đã… của dân ta viết một đoạn văn theo cách diễn dịch.

– Biến đổi đoạn văn diễn dịch trên thành đoạn văn quy nạp.

Với câu chủ đề: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta, có thể viết đoạn văn theo các cách sau:

+ Đoạn văn triển khai theo kiểu diễn dịch.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dẫn ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ củng đã chứng tỏ điều này.

+ Đoạn văn triển khai theo kiểu quy nạp.

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

4. Để viết một đoạn văn với chủ đề cho trước nào đó, cần lưu ý:

– Xây dựng câu chủ đề và triển khai ý bằng các câu khác (theo kiêu diễn dịch hay quy nạp).

– Định hướng chủ đề, duy trì đối tượng bằng từ ngữ chủ đề khi muôn viết theo kiểu song hành.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận