“Vì sao tôi sống ở trên đời ?”. Hãy trình bày quan điểm của em về vấn đề trên.

Đang tải...

ĐỀ BÀI

“Vì sao tôi sống ở trên đời ?”. Hãy trình bày quan điểm của em về vấn đề trên.

Bài làm

Hẳn không ít người trong chúng ta tùng băn khoăn đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, lí do về sự tồn tại của bản thân. “Vì sao tôi sống ở trên đời ” – một câu hỏi tưởng chừng giản đơn mà không dễ trả lời và hàm chứa trong đó bao ý nghĩa sâu xa.
Tôi đã là một học sinh lớp tám, chưa đủ lớn nhưng không còn quá bé để không thể tự nhận thức về bản thân và mục đích cuộc sống của mình. Tôi vẫn hằng ngày sống, học tập, vui chơi, tận hưởng cuộc sống và biết rằng cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu, ý nghĩa biết bao nhiêu, có biết bao lí do để tôi sống trên đời.
Tôi sống trên đời trước hết vì những người yêu thương tôi. Sau chín tháng mười ngày mẹ mang nặng, tôi được ra đời trong nỗi đau của mẹ, niềm vui vỡ oà của cha. Cha mẹ đã cho tôi biết đến cuộc đời này, vì vậy tôi phải sống để xứng đáng với món quà vô giá đó. Có người đã nói với tôi rằng : Con cái là món quà quý giá nhất mà thượng đế ban cho cha mẹ. Đối với tôi, cha mẹ chính là Thượng đế, những người đã ban cho tôi một cuộc sống tươi đẹp, đã gìn giữ món quà vô giá của mình bằng tình yêu thương, sự nâng niu, trân trọng. Từ ngày oe oe cất tiếng khóc chào đời, đến khi chập chững biết đi rồi khôn lớn như bây giờ, tôi đã lấy đi của bố mẹ và người thân bao mồ hôi, công sức. Tôi lớn lên bằng sự ấm áp, dịu dàng của mẹ, bằng sự kiên nghị, vững chãi của cha, bằng sự nhường nhịn, thương yêu của anh chị, bằng nhũng câu chuyện cổ của bà, những lời chỉ dạy của ông,… Nhờ tình yêu đong đầy ấy của mẹ cha, của người thân, tôi đã có thể bước vào đời bằng sự tự tin, hăm hở và luôn biết “vì sao tôi sống trên đời”. Đơn giản, vì tôi biết mình được yêu thương. Tôi phải sống để đền đáp tình yêu thương và sự dạy dỗ đó.
Nhà thơ Xuân Quỳnh từng cắt nghĩa cho đứa con nhỏ của mình :

“Con làm bằng yêu thương

Của cha và của mẹ

Của ông và của bà

Của má nữa – biết không

Con làm bằng tất cả”

(Cắt nghĩa)

Tôi cũng như tất cả các bạn, đều là niềm tự hào của bố mẹ, cũng là nơi bố mẹ gửi gắm nhũng ước mơ. Tôi sống để thực hiện những hoài bão đó. Một đời cha mẹ lam lũ, vất vả là để tôi có được cuộc sống tốt đẹp nhất. Cha mẹ nhường những năm tháng tuổi trẻ của người cho tôi lớn lên. Nhiều ước vọng của mẹ, hoài bão của cha đã không làm được vì lôi. Tôi phải sống, sống để thực hiện khát vọng của mình, cũng là của mẹ cha.
Những người yêu thương tôi không chỉ có mẹ cha, có ông bà, họ hàng người thân. Tôi còn có những người bạn. Và tôi sống là để lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với họ. Bạn bè là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Những khi tôi vui hay những lúc tôi buồn, tôi cần có một người bạn ở cạnh bên. Cũng vậy, rất nhiều khi bạn bè cần có tôi bên cạnh, để cùng khóc, cùng cười, cùng chơi, cùng lớn lên. Đó chính là lí do “vì sao tôi sống ở trên đời”.
Sau này lớn lên, tôi sẽ có một gia đình của riêng mình, và tôi phải sống cho gia đình đó. Khi đó, họ là lẽ sống của tôi cũng như tôi là một phần cuộc sống của họ. Bản thân sự hiện diện của tôi trong cuộc đời đã là một niềm hạnh phúc với những người thân yêu. Đó chính là lí do để tôi “sống trên đời”.
Con người là một hạt nhân của xã hội và chúng ta không thể sống đơn độc trên thế giới này, cũng không phải chỉ có những người thân yêu, mà còn có hàng xóm, láng giềng, có đồng bào và có đồng loại. Vì thế, sự hiện diện của chúng ta trên cuộc đời còn là vì những người xung quanh ta.
Quê tôi còn nghèo nhưng thật thanh bình và con người nơi đây hồn hậu, chân chất biết bao. Sống với họ, tôi cảm nhận được thế nào là tình làng, nghĩa xóm. Một câu chào, một sự hỏi han ân cần, một sự động viên, sẻ chia những lúc khó khăn, vui buồn,… Họ sống bằng sự ân tình, bằng một tình cảm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Và tuổi thơ của tôi lớn lên trong bầu không khí đó, trong con người tôi có sự chảy trôi của những tình cảm giản dị ấy, và tôi muốn sống để có thể tiếp tục cảm nhận được điều đó.
Xung quanh tôi có biết bao mảnh đời bất hạnh, cần có sự sẻ chia của tôi, của bạn và của toàn xã hội. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng có những câu hát : “Sống trong dời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì, em biết không, để gió cuốn đi…”. Mất nhiều thời gian để tôi có thể hiểu được ý nghĩa của câu hát : sống trong cuộc đời cần có trách nhiệm, cố sự sẻ chia tấm lòng để cuộc sống này nhân ái hơn, giàu tình yêu thương hơn. Vì vậy, mỗi bản thân chúng ta tồn tại là làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn.
Đất nước tôi bước ra từ lửa đạn chiến tranh. Quê hương đã oằn mình trong gian khổ bao thế kỉ để chúng tôi có ngày hôm nay. Bầu trời trong xanh, mảnh đất màu mỡ, dòng sông hiền hoà,… tất cả là “báu vật” cha ông tạo dựng và gìn giữ cho chúng ta. Vì thế, tôi phải sống để học tập và cống hiến cho quê hương, đất nước, nơi nuôi lớn tôi từng ngày, loi muốn sống để cảm nhận nhịp đập của đất nước, đổi mới từng ngày, để thêm tự hào vé quê cha đất tổ.
Cuộc sống là của chúng ta. Cha mẹ cho ta sự sống, nhũng người xung quanh tiếp thêm cho ta sức mạnh và tình yêu thương để lớn lên. Nhưng chúng ta sống trước hết vì bản thân mình. Mỗi người là một tuyệt khắc của thượng đế, không có sự trùng lập. Tỏi là một cá nhân đặc biệt và duy nhất. Có thể tôi không xinh đẹp, không thông minh, không giàu có. Nhưng tôi là tôi, không thổ trộn lẫn. Tôi phải sống trên đời đế khẳng định bản ngã đó của mình.
Thượng đế chỉ ban cho con người một cuộc sống duy nhất, vì vậy tôi cần phải sống để tận hưởng hết những niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời này. Sự sống vốn ngắn ngủi trong khi cuộc đời có quá nhiều điều thú vị. Tôi có một trái tim để cảm nhận cuộc sống, một đôi mắt để ngắm nhìn cuộc đời. Mỗi sáng thức dậy, hãy cám ơn cuộc đời vì bạn vẩn đang sông, bạn có thể nghe thấy những thanh âm ồn ào, những sống động xung quanh, cảm nhận được làn gió sớm. ánh nắng ban mai, những nhành non lộc biếc,… Những ngọt bùi, đắng cay, những nụ cười hay giọt nước mắt luôn đổng hành cùng bạn trong suốt hành trình dài của cuộc đời. Hãy khóc, cười, vui, buồn để cảm nhận mình đang sống. Hãy sống để đến khi xa lìa thế giới có thể mỉm cười mãn nguyện vì mình đã sống trọn vẹn một cuộc đời.
Nhưng sống khác với tồn tại. Sống là phải sống hết mình, tận hiến và tận hưởng. Không chỉ hốt mình cho bản thân dể trở thành ích kỉ, rồi biến mất trong cuộc đời như cát bụi vô danh. Hãy sống để sao cho khi ban không còn hiện diện bằng xương bàng thịt trên cuộc đời này thì bạn văn sống mãi trong trái tim những người thân yêu. Điều đó chỉ có thể có khi bạn biết “sống vì người khác”, khi “tôi sống trên đời” không chí vì cá nhân ích kỉ.
Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là dành cho bạn một chỗ trẽn đời, cho nên bận phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó. Hãy sống dể trả ơn cuộc đời, sống có mục dích, có lí tưởng. Xin mượn lời của một chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Pa-ven Cop-sa-gin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Ni-cô-lai O-strốp-xki) để kết thúc cho bài viết : “Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chí sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti liên và đớn hèn của mình”.

TRỊNH THỊ THUỶ

Lời nhận xét :
– Bài viết của Trịnh Thị Thuỷ thực sự tạo ấn tượng mạnh với người đọc, đánh thức trong mỗi chúng ta những vấn đề tưởng như đơn giản mà giàu ý nghĩa sâu xa : “vì sao tôi sống ?”
– Bài viết vừa hám sát yêu cầu dề vừa thê hiện sự sáng tạo trong cách viết. Bố cục mạch lạc, lô gích, các ý được sắp xếp khoa học.
– Lời văn lưu loát, già dặn : “Tôi lớn lên bằng sự ấm áp, dịu dàng của mẹ, bằng sự kiên nghị, vững chãi của cha, bâng sự nhường nhịn, thương yêu của anh chị, bằng những càu chuyện cổ của bà, những lời chỉ dạy của ông,… Nhờ lình yêu đong đầy ấy của mẹ cha, của người thân, tôi đã có thể bước vào dời bằng sự tự tin, hăm hở và luôn biết “vì sao tôi sống trên đời . Đơn giản, vì tôi biết mình được yêu thương. Tôi phái sống đế đền đáp tình yêu thương và sự dạy dỗ đó”.
– Người viết đã thể hiện cá tính, cái tôi rất riêng của mình : “Tôi đã là một học sinh lớp tám, chưa đủ lớn nhưng không còn quá bé để không thể tự nhận thức về bản thân và mục đích cuộc sống của mình. Tôi vẩn hằng ngày sóng, học tập, vui chơi, tận hưởng cuộc sống và biết rằng cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu, ý nghĩa biết bao nhiêu, có biết bao lí do đế tôi sống trên đời
– Bên cạnh đó, Trịnh Thị Thuỷ thể hiện được kiến thức phong phú của mình vê văn học khi đưa ra các dẫn chứng về thơ Xuân Quỳnh, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy.

Xem thêm bài văn “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ cố kiến thức mới là con đường sống”. Em có suy nghĩ gì về câu nói trên.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận