“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ cố kiến thức mới là con đường sống”. Em có suy nghĩ gì về câu nói trên.

Đang tải...

ĐỀ BÀI
“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ cố kiến thức mới là con đường sống”.
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên.

Bài làm

Thế giới có lõ không ai không biết đến đại văn hào Nga M. Gor-ki, nhung không phải ai cũng biết rằng ông vốn là đứa tre mồ côi, từng trải qua những năm tháng tuổi thơ bất hạnh. Bằng nỗ lực và ý chí của bản thân, ông đã tự mình vươn lên để trở thành cánh chim dẫu đàn của văn học vô sản Nga. Những năm tháng khốn khó ấy ông chỉ có người bạn thân thiết nhất là sách. Ông dã trân trọng và biết ơn biết bao người bạn của mình. Và tình yêu sách của ông được ông phát biểu thật giản dị : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Câu nói của M. Gor-ki thật đúng đắn, như một chân lí. Nhà văn muốn nói với chúng ta về vai trò, sức mạnh kì diệu của sách.
Nói tới sách là nói tới trí tuệ cao cả của loài người được đúc kết. “Nó dường như được ướp lại, được giữ gìn một cách thiêng liêng như kho báu lớn đối với cuộc sống”. Nó là kinh nghiệm, là những gì tinh tuý nhất mà tổ tiên, những thế hệ di trước tích luỹ lại cho mai hậu. A. I. Ghéc-xen từng nói : “Sách – đó là di huấn về tinh thán của thế hệ này đối với thế hệ khác, đó là lời khuyên của những người già sắp từ giã cõi dời, đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ nghỉ truyền lại cho người đến thay gác”.
Từ ngàn xưa, khi chưa có giấy bút, nhân loại đã nghĩ đốn sách. Người Hy Lạp, Ai Cập cổ đại biết khắc chữ lèn đá, người Trung Quốc lưu giữ tri thức bằng thẻ tre, da cừu,… Từ những hoang sơ ấy, sách vẫn khẳng định được sức sống bất diệt dể ngày càng phát huy sức mạnh diệu kì của mình. Trải qua cuộc hành trình hàng triệu năm, từ buổi hổng hoang, đến khi cuộc sống văn minh hơn, sách đã luôn đồng hành cùng con người. Sách là trí nhớ bằng giấy của nhân loại, dã lưu giữ phần lớn tri thức của loài người thuộc tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy, sách là công cụ không thể thiếu trong việc cung cấp tri thức cho chúng ta. “Sách lớn lên cùng với loài người, sách kết tinh tất củ những học thuyết làm rung động khối óc kết tinh mọi khát vọng làm rung động trái tim, sách ghi lại cuộc sống sôi nổi của loài người, được mệnh danh là lịch sử thế giới” (A. I. Ghec-xen). Gần gũi nhất với học sinh là những quyến sách giáo khoa. Từ những chữ cái đầu tiên, những con số, những phép toán, những kiến thức khoa học cơ bản,… sách đã ở bên cạnh ta trong suốt thời gian học tập, như một người bạn thân ân tình, tận tuỵ.
Nếu như sách giáo khoa là những tri thức giản đơn, cơ bản thì những cuốn sách khoa học, xã hội, văn học đã “mở ra cho ta những chân trời mới” (M. Gor-ki).
Những quyển sách khoa học là một thế giới phong phú, mang đến cho ta những kiến thức khoa học, giúp la mở mang tri thức, có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh. Tôi có thể biết đến sự hình thành trái đất, quy luật vũ trụ, đến những vì sao xa, những hành tinh mới,… tất cả là nhờ những quyển sách.
Có những vùng đất xa xôi tôi chưa từng đặt chân tới, có những nền văn hoá tôi mới chỉ nghe tên,… tất cả đều có thể trở nôn gần gũi nhờ những trang sách. Cuộc sống của loài người từ những buổi sơ khai, những phong tục, những nét dẹp vãn hoá một thời, ở những đất nước khác nhau đều được lưu giữ lại trọn vẹn trong sách, giúp ta hiểu biết về một thời lịch sử của cha ông, với những khái vọng, những ước mơ, những tranh đấu,…
Sách, đặc biệt là nhũng cuốn sách văn học mang đến cho ta những hiểu biết sâu sắc, tinh tế nhất về con người, khám phá những khúc ngoặt quanh co của lòng người. “Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp” (M. Gor-ki). Đến với sách, ta có thể cảm nhận được tình yêu mãnh liệt của những người phụ nữ khốn khổ Phăng-tin (Những người khốn khổ – V. Huy-gô), tấm lòng nhân ái bao la của một cụ già Bơ-men đã đổi mạng của mình để cứu sống cỏ gái nhỏ (Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri), lòng khao khát sống mạnh mẽ của An-na Ka-rô-ni-na (Anna Karenina – L. Tôn-xtôi) trước sự giam hãm của hệ thống pháp luật, đạo đức, tôn giáo khắc nghiệt trong xã hội quý tộc Nga xua,… Ta cũng đồng cảm sâu sắc trước những rung cảm tế vi của tâm hồn trẻ tho’ trong truyện ngắn Thạch Lam, trân trọng trước những cảm nhận tinh tế về nét đẹp văn hoá con người Việt Nam qua những trang văn Nguyễn Tuân, hoà mình vào không khí sục sôi của những ngày “cả nước lên đường” hiện lên trong thơ Tố Hữu, Phạm Tiến Duật,… M. Gor-ki cũng từng thốt lên : “Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách, sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở liên đáng yêu và gần gũi biết bao”. Tất cả, lất cả đều là cuộc sống mà sách đã cho ta trải nghiệm, để tự soi mình, khám phá bản thân, hiểu hơn nỗi khổ, niềm vui của nhân loại, để dần hoàn thiện mình hơn “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ, mà khi bước lên tôi lách khỏi con thú để lên tới gần con người”. “Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hoá quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác” (P. Bê-cơn). Nhũng kiến thức, những kinh nghiệm, những phát minh, sáng chế, những bài học được chứa chở trên “con tàu” ấy đã cung cấp cho ta công cụ để ta “hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng), giúp ta sống tốt hơn, đẹp hơn, văn minh hơn. Sách viết về quá khứ là tạo ra phương tiện để ta làm chú hiện tại, giúp ta “nắm lấy tất cả chân lí và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ
Nhưng không phải sách nào cũng là “kiến thức” tốt, ta cần trau dồi. Cùng với sự phát triển của xã hội, sách không chỉ là một giá trị tinh thần đơn thuần mà còn là một món hàng. Vì thế, chất lượng sách cũng bị ảnh hưởng. Không phải cuốn sách nào cũng đáng đọc. Có những cuốn sách đã xuyên tạc một cách trắng trợn thực tại, gây thù hằn, chia rẽ nhân loại, kích động những bản năng thấp của con người, mang đến cho con người những kiến thức giả về cuộc sống. Đọc những cuốn sách đó, đầu óc chúng ta sẽ ngu muội, tâm hồn ta sẽ khô cằn đi, trái tim ta sẽ khắc tên những lình cảm đớn hèn, những dục vọng tầm thường. Da-mi-ron đã nhắc nhở chúng ta : “Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả”. Chúng ta phải tỉnh táo để chọn cho mình những quyển sách tốt. Đó là những cuốn sách phản ánh đúng quy luật của tự nhiên và đời sống xã hội. Những cuốn sách đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, mở rộng trái tim yêu thương, giúp ta tự tin làm chủ cuộc sống với những “tri thức” chân chính.
Tuy nhiên, đọc sách không phải là một việc đơn giản. Chỉ đọc nhiều sách thôi
chưa đủ, mà quan trọng là phải biết cách đọc. “Đọc được nhiều sách tốt nhưng nếu không đem áp dụng vào cuộc sống thì chẳng khác nào “cái hòm dựng sách ” (Hồ Chí Minh). Chỉ nên coi việc đọc sách là sự gợi ý, sự nhắc nhở nhận từ những người thông thái từng trải, hãy đọc, suy ngẫm và đúc rút những kinh nghiệm chuyển tải trong sách để áp dụng vào thực tại, biến chúng ta thành “chủ nhàn vũ trụ” (P. Pa-len-cô).
Hoàng đế Na-pô-lê-ôn đã lừng thốt lên : “Không phải lưỡi kiếm tôi đã chinh phục được thế giới mà là với cái đầu chất chứa những gì tôi đã thu thập được trong lúc đọc sách”. Quả thực, hàng ngàn năm qua, con người đã nỗ lực không ngừng để tiếp tục sáng tạo sách, để sách tiếp tục phát huy sức mạnh kì diệu của mình. Không có sách, nền văn minh nhân loại cũng không thể tồn tại. Vì thế,hãy trân trọng sách, hãy luôn tâm niệm câu nói của M. Gor-ki : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

PHẠM THỊ HUỆ

Lời nhận xét :
– Người viết đã thực sự hiểu đề, triển khai các ỷ mạch lạc, lô gích. Đây là một đề văn mở và bạn Phạm Thị Huệ đã thể hiện kiến thức phong phú của mình cả về văn học và cuộc sống : dẫn ra lịch sử của sách từ ngàn xưa ; đưa những dẫn chứng về các sách kinh điển như : Những người khốn khổ – V. Huy-gô ; An-na Ka-rê-ni-na – L. Tôn-xtôi. Điều này khiến bài viết có lí lẽ xác đáng, thuyết phục người đọc.
– Bên cạnh đó, bạn Huệ đã xây dựng hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ: từ việc nêu ra lịch sử của sách, tác dụng tích cực mà sách hữu ích đem lại, tác dụng tiêu cực của sách mang nội dung xấu và đi đến khẳng định phải biết cách đọc, biết cách giữ gìn sách. Do đó, bài văn nghị luận của bạn có sức thu hút lớn.
– Bài viết có trích dẫn nhiều ý kiến khác nhau về sách. Tuy nhiên cần giảm bớt các ý kiến đó và tăng thêm những ý kiến cá nhân mình thì bài viết sẽ thể hiện “cái tôi” hơn.

Xem thêm Phân tích hình ảnh Giuốc-đanh trong đoạn trích của tác phẩm Trưởng giả học làm sang- Mô-li-e. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận