Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Bài tập về vẽ đoạn thẳng cho  biết độ dài sách bài tập toán lớp 6

Bài 52:

a) Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 3cm

b) Cho điểm A. Vẽ đoạn thẳng AB = 2,5cm

c) Vẽ đoạn thẳng CD = 3,5cm

 

Bài 53: Trên tia Ox vẽ A, B, C sao cho OA = 2cm, OB = 4cm, OC = 5cm. Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

 

Bài 54: Trên tia Ox

a) Đặt OA = 2cm

b) Trên tia Ax, đặt AB = 4cm

c) Trên tia BA, đặt BC = 3cm

d) Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

 

Bài 55: Cho đoạn thẳng AB (hình 16)

a) Không dùng thước đo độ dài, hãy vẽ đoạn thẳng CE dài gấp đôi đoạn thẳng AB.

b) Không dùng thước đo dộ dài, hãy vẽ đoạn thẳng EG dài gấp ba đoạn thẳng AB.

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

 

Bài 56: Vẽ tia Ox:

a) Vẽ OA = 1cm, OB = 2cm. Hỏi trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Vẽ OC = 3cm. Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

 

Bài 57: Nói cách vẽ trục số ở hình 17.

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

 

Bài 58:

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 12cm

b) Xác định các điểm M, P của đoạn thẳng AB sao cho AM = 3,5 cm; BP = 9,7cm

c) Tính MP.

 

 

Bài tập bổ sung

Bài 9.1: Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 2cm, OB = 5cm và OC = 10cm

Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

 

Bài 9.2:

a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 7cm, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = 5cm.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

 

Bài 9.3:

a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 2OA, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = OB.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

 

Xem thêm về cộng hai đoạn thẳng tại đây.

 

Đáp án

Bài 52:

a)(h.44)

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

b) Vẽ một tia gốc Ạ rồi vẽ AB = 2,5cm

c) Vẽ một tia Cx nào đó rồi vẽ CD = 3,5cm.

 

Bài 53:

Điểm B nằm giữa A, C

 

Bài 54:

a), b), c) HS tự lấm

d) Trên tia BA có BC = 3cm, BA = 4cm, vậy c nằm giữa B và A.

 

Bài 55:

a) (h.45)

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Vẽ tia Cx bất kì, dùng compa “chuyển độ dài” AB lên tia Cx, có CD = AB. Lại chuyển AB thành DE. Khi đó CE = 2AB.

b) Làm như câu a, chuyển ba lần độ dài.

 

Bài 56:

(h.46)

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

 

Bài 57:

(h.47)

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Vẽ đường thẳng x’x. Lấy điểm o bất kì làm gốc chung cho hai tia đối nhau Ox, Ox’. Lấy một độ dài làm đơn vị (1cm chẳng hạn). Trên mỗi tia, kể từ gốc vẽ liên tiếp các đoạn thẳng có độ dài bằng đơn vị đã chọn. Trên tia Ox ghi các mốc liên tiếp bằng các số 0, 1,2, 3, 4,… Số 0 ứng với điểm O.

Trên tia Ox’ ghi các mốc liên tiếp bằng các số -1, -2, -3, -4,…

 

Bài 58:

a). b)

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

c) MP = 1.2cm.

 

Bài tập bổ sung

Bài 9.1:

a) Ta vẽ được các đoạn thẳng OA, OB, OC như hình bs 27.

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

b) Khi đó do OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm o và B. Tương tự, do OA < OB < oc nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C

Vì OB = OA + AB, suy ra AB = 5 – 2 = 3 (cm).

Tương tự, oc = OB + BC, suy ra BC = 10-5 = 5 (cm).

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau: OC = OA + AC, suy ra AC = 10 – 2 = 8 (cm). Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách AC = AB + BC = 3 + 5 = 8 (cm).

 

Bài 9.2:

a) Ta vẽ được các đoạn OA, OB, OC như hình bs 28.

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O, B. Từ đó OB = OA + AB, suy ra AB = 7 – 3 = 4(cm).

Do OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A. Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B.

Như vậy, BC = BO + OC, suy ra BC = 7 + 5 = 12 (cm).

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau: CA = CO + OA, suy ra CA = 5 + 3 = 8 (cm). Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách CB = CA + AB suy ra 12 = CA + 4, từ đó CA = 8cm.

 

Bài 9.3:

a) Do OB = 20A và OA = 3cm nên OB = 6cm. Biết OC = OB, suy rạ OC = 6cm. Từ đó ta vẽ được các đoạn OA, OB, OC như hình bs 29.

vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O, B. Từ đó OB = OA + AB, suy ra AB = 6 – 3 = 3 (cm).

Vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A nên ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau : CA = CO + OA, suy ra CA = 6 + 3 = 9 (cm).

Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B. Như vậy, BC = BO + OC, suy ra

BC = 6 + 6=12 (ọm).

Chú ý: Ta cũng có thể tính độ dài của đoạn BC theo cách

CB = CA + AB = 9 + 3 = 12 (cm).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận