Khi nào thì AM + MB = AB – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Bài tập về cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

Bài 44: Vẽ tùy ý ba điểm A, B, C thẳng hàng. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CA.

 

Bài 45: Cho M thuộc đoạn thẳng PQ. Biết PM = 2cm, MQ = 3cm. Tính PQ?

 

Bài 46: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 11cm. Điểm M nằm giữa A và B.Biết rằng  MB – MÀ = 5cm. Tính độ dài các đoạn thẳng MA, MB.

 

Bài 47: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:

a) AC + CB = AB

b) AB + BC = AC

c) BA + AC = BC

 

Bài 48: Cho ba điểm A, B, M. Biết rằng AM = 3,7 cm, MB = 2,3cm, AB = 5cm

Chứng tỏ rằng:

a) Trong ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

b) Ba điểm A, B, M không thẳng hàng.

 

Bài 49: Trong mỗi trường hợp sau, hãy vẽ hình và cho biết ba điểm A, B, M có thẳng hàng không?

a) AM = 3,1cm, MB = 2,9cm, AB = 6cm

b) AM = 3,1cm, MB = 2,9cm, AB = 5cm

 

Bài 50: Nhìn hình 14 a, b, c không đo, đoán xem hình nào có chu vi lớn nhất? Hai hình nào có chu vi bằng nhau?

cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

 

Bài 51: Nhìn hình 15, so sánh các độ dài AM+MB, AN + NB và AC bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.

cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

 

Bài tập bổ sung

Bài 8.1: Biết ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A, B. Độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC được cho như bảng dưới đây. Điền vào ô trống trong bảng sau để được kết quả đúng.

cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

 

Bài 8.2: Cho tia Ot. Trên tia Ot lấy điểm M sao cho OM = 5 cm. Trên tia đối của tia Ot lấy điểm N sao cho On = 7cm. Cho biết độ dài của đoạn thẳng MN.

 

Bài 8.3: Trên đường thẳng d lấy bốn điểm A, B, M, N sao cho điểm M nằm giữa hai điểm A, N và điểm N nằm giữa hai điểm B, M. Biết rằng AB = 10cm, NB = 2cm và AM = BN. Tính độ dài của đoạn thẳng MN.

 

Xem thêm về Độ dài đoạn thẳng tại đây.

 

Đáp án

Bài 44:

Lấy ba điểm A, B, c tuỳ ý trên một đường thẳng nào đó.

Có thể đo AB, AC rồi suy ra BC, hoặc đo BC, AC rồi suy ra AB, hoặc đo AB, BC rồi suy ra AC.

 

Bài 45:

PQ = 5cm.

 

Bài 46:

MA + MB =11 (cm) (1)

MB – MA = 5 (cm).  (2)

Từ (1) và (2) suy ra MB = 8cm, MA = 3cm.

 

Bài 47:

a) C nằm giữa A, B

B nằm giữa A, C

ç) A nằm giữa B, C.

 

Bài 48:

a) Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3 = 6(cm) mà AB = 5cm.

Suy ra AM + MB * AB, vậy điểm M không nằm giữa A, B.

Lí luận tương tự, có :

AB + BM * AM, vậy điểm B không nằm giữa A, M.

MA + AB * MB, vậy điểm A không nằm giữa M, B.

b) Trong ba điểm A, M, B không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại,

vậy ba điểm A, M, B không thẳng hàng.

 

Bài 49:

a) A, B, M thẳng hàng

b) A, B, M không thẳng hàng.

 

Bài 50:

Hình b có chu vi lớn nhất. Hai hình a, c có chu vi bằng nhau.

 

Bài 51:

a) AM + MB > AN + NB,

b) AN + NB = AC.

 

Bài tập bổ sung

Bài 8.2:

Do điểm M thuộc tia Ot còn điểm N thuộc tia đối của tia Ot nên ba điểm M,

N và O thẳng hàng, hơn nữa điểm O nằm giữa hai điểm M, N. Suy ra

MN = MO + ON = 5 + 7 = 12 (cm).

cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

 

Bài 8.3:

Theo giả thiết ta vẽ được hình bs 26.

Khi đó AN = AM + MN và AB = AN + NB. Suy ra AB = (AM + MN) + NB.

Do AM = NB = 2crri nện 10 = 2 + MN + 2. Từ đó tính được MN =10-4 = 6 (cm).

cộng hai đoạn thẳng toán lớp 6

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận