Tuần 4 – Chủ đề: Mái Ấm – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 4. Chủ đề Mái Ấm. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

NGƯỜI MẸ

Hớt hải gọi con : gọi con với vẻ cuống quít và hoảng hốt.

+ Trả lời câu hỏi

1. Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 tả người mẹ mất con.

Trả lời : Những từ ngữ trong đoạn 1 tả người mẹ mất con: chạy ra, hớt hải gọi con, mấy đêm ròng thức trông con ốm, khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối, đuổi theo Thần Chết.

2. Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ dường cho bà ?

Trả lời : Người mẹ đã làm theo yêu cầu của bụi gai là ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó, mặc cho da thịt bị gai đâm, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Sau đó bụi gai đã chỉ đường cho bà.

3. Người mẹ đâ làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?

Trả lời : Người mẹ đã làm theo yêu cầu của hồ nước là khóc đến nỗi hai mắt theo dòng lệ rơi xuông hồ. Bà đã cho hồ nước hai mắt mình để hồ nước chỉ đường cho bà.

4. Khoanh tròn khi chọn ý đúng nhất để nói lên nội dung câu chuyện :

a) Người mẹ rất dũng cảm

b) Người mẹ không sợ Thần Chết

c) Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con

Nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì cuộc sống của con, người mẹ có thể làm tạt cả.

+ Kể chuyện

Phân vai dựng lại câu chuyện Người mẹ.

(Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.)

+ Chính tả

1. Nghe – viết: NGƯỜI MẸ

– Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

  • Các tên riêng trong bài chính tả: Thần Chết, Thần Đêm Tối.

– Các tên riêng ấy được viết như thế nào ?

  • Các tên riêng ấy đều được viết hoa (chữ đầu)

2. a) Điền vào chỗ trống d hay r ?

Hòn gì bằng đất nặn ra

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

– Giải câu đố : Đó là hòn gạch.

b) Giải câu đố :

Trắng phau cày thửa ruộng đen

Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng

– Giải câu đố: Đó là phấn trắng và bảng đen.

3. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, hoặc r, có nghĩa như sau :

– Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ → ru

– Có cử chỉ, lời nói êm ái, dễ chịu → dỗ dành

– Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi → giải thưởng

b) Chứa tiếng có vần ân hay âng có nghĩa như sau :

– Cơ thể của người → thân thể

– Cùng nghĩa với nghe lời → vâng lời

– Dụng cụ đo trọng lượng → cái cân

+ Tập đọc

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

+ Trả lời câu hỏi

1. Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào ?

Trả lời: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu mắt người nào cũng đỏ hoe vì khói. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc. Chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đội nón đi chợ mua cá về nấu canh chua.

2. Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau.

Trả lời : Ba bố con luôn nghĩ đến mẹ :

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trông phía trong

Nằm ấm mà thao thức

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Mẹ thì nghĩ thương ba bố con phải lo nấu nướng :

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

3. Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ trở về.

Trả lời :          

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà

Đó là hai câu thơ nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ trở về.

Nội dung: Tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn quan tâm và lo nghĩ cho nhau.

+ Luyện từ và câu

1. Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.

Các từ ngữ đó là: ông bà, ông cha, cha ông, cha chú, chú bác, cha anh, chú dì, dì dượng, cô chú, chú cô, cậu mợ, bác cháu, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, mẹ cha, thầy u, cha con, ba con, mẹ con, má con, anh em, chị em …

2. Xếp các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp:

3. Dựa theo nội dung các bài tập đọc ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về :

a) Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len

b) Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ

c) Bà mẹ trong truyện Người mẹ

d) Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Các câu cần đặt :

a) Ai là anh của Lan ?

Ai là người anh biết nhường nhịn em gái ?

b) Ai ngồi quạt cho bà ngủ ?

Ai là cô bé rất thương yêu bà ?

c) Ai là người rất thương con ?

Ai là người can đảm dám vượt qua mọi thử thách để cứu con ?

d) Ai là người bạn tốt của bé Thơ và cây bằng lăng ?

Ai đã nghĩ ra cách giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa cuối cùng ?

+  Tập đọc

ÔNG NGOẠI

+ Trả lời câu hỏi

1. Thành phố vào thu có gì đẹp ?

Trả lời : Thành phố vào thu có nhiều nét đẹp : trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học như thế nào ?

Trả lời : Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học : ông dẫn đi mua vở, chọn bút, ông hướng dẫn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy những chữ cái đầu tiên.

3. Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến trường.

Trả lời : Tuỳ các em chọn

Có thể chọn hình ảnh sau : “Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống”. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trông trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

4. Vì sao bạn nhỏ gọi ông là người thầy đầu tiên ?

Trả lời : Bạn nhỏ gọi ông ngoại mình là người thầy đầu tiên vì ông đã bước dầu giúp bé chuẩn bị và làm quen với nhà trường với việc học tập.

Nội dung: Tình cảm của ông cháu rất sâu đậm, ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu luôn luôn biết ơn ông.

+ Chính tả

1. Nghe – viết: ÔNG NGOẠI (trích)

2. Tìm 3 tiếng có vần oay :

Đó là các tiếng : loay hoay, xoáy (nước), ngọ ngoậy

3. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

– Làm cho ai việc gì đó → giúp đỡ

– Trái nghĩa với hiền lành → dữ

– Trái nghĩa với vào → ra

b) Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau :

– Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà → sân

– Dùng tay đưa một vật lên → nâng

– Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó → cần cù

+ Tập làm văn

1. Nghe và kể lại câu chuyện DẠI GÌ MÀ ĐỔI.

Bài làm

Ở làng nọ có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.

Cậu bé bình thản nói với mẹ :

– Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!

Người mẹ ngạc nhiên hỏi:

– Vì sao thế ? Ở làng này có nhiều đứa trẻ rất ngoan cơ mà ! Cậu bé trả lời một cách hóm hỉnh : 

– Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.

2. Em được đỉ chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ, tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.

TỔNG CÔNG TY

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

ĐIỆN BÁO

Họ, tên, địa chỉ người nhận : Ông Phạm Minh Đức.

Số nhà : 32 đường Lê Lợi, Pl, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Nội dung : Con đang thăm vịnh Hạ Long, vẫn khoẻ và vui. Bố mẹ khỏi lo gì. Chúc cả nhà mạnh giỏi.

Họ tên, địa chỉ người gửi : Phạm Ánh Nguyệt, phòng số 18, khách sạn Hạ Long, Quảng Ninh.

Xem thêm Tuần 3. Chủ đề: Mái Ấm. Tiếng Việt 3

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận