Tuần 33 – Chủ đề: Bầu trời và mặt đất – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Bầu trời và mặt đất. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

CÓC KIỆN TRỜI

1. Vì sao Cóc phải kiện Trời ?

Trả lời : Cóc kiện Trời vì Trời làm nắng hạn quá lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trơ trụi, chim muông khát khô cả họng, muôn loài đều khổ sở.

2. Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống ?

Trả lời : Trước khi đánh trống, Cóc đã sắp xếp lực lượng ở những chỗ bất ngờ và sẵn sàng chiến đấu, phát huy thế mạnh của mỗi con vật : Anh Cua thì bò vào chum, cô Ong đợi sau cánh cửa, chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.

3. Kể lại cuộc chiến giữa hai bên.

Trả lời : Cuộc chiến giữa hai bên đã diễn ra như sau : thấy Cóc đánh trống làm náo loạn thiên đình. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà bị Cáo vồ luôn. Trời lại sai Chó ra bắt Cáo, Chó bị Gấu quật chết tươi. Trời sai thần Sét ra trị Gấu.Thần Sét bị Ong chích phải nhảy vào chum nước và bị Cua kẹp. Đau quá Thần Sét vội chảy ra khỏi chum thì bị Cọp vồ. Cóc đã hoàn toàn làm chủ trận đánh và đã chiến thắng vẻ vang.

4. Sau cuộc chiến, thái độ Trời ra sao ?

Trả lời : Sau cuộc chiến, đội quân của Trời thất bại. Trời phải thay đổi thái độ : phải mời Cóc vào triều, phải dịu giọng an ủi : “Thôi, cậu cứ về đi. Ta sẽ cho mưa xuống !” Và quả là Trời đã phải làm mưa để cứu muôn loài. Trời còn cho phép Cóc được nghiến răng báo hiệu để xin mưa.

5. Theo em, Cóc có các điểm gì đáng khen ?

Trả lời : Cóc có nhiều điểm đáng khen : biết lo cho muôn loài nên đã dũng cảm đi kiện Trời, biết tập hợp một lực lượng mạnh để đối phó với quân tướng nhà Trời, có mưu trí nên đã chủ động bố trí quân binh giành thắng lợi.

Nội dung: Nhờ tinh thần quyết tâm và biết đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã chiến thắng đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

+ Kể chuyện

Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại một đoạn truyện Cóc kiện Trời theo lời của một nhân vật trong truyện :

– Kể lại đoạn 2 theo lời của Cóc :

Sáu người chúng tôi nương theo ngọn gió đi vun vút tới cửa nhà Trời. Cửa nhà Trời vẫn đóng chặt, bên ngoài có treo một cái trống lớn. Tôi suy nghĩ rồi phân cho mỗi người vào một vị trí thích hợp để sần sàng chiến đấu : Anh Cua thì bò vào chum nước, cô Ong thì đợi sau cánh cửa, còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.

Khi quân binh của chúng tôi đã mai phục xong, tôi với lấy cái dùi đánh ba hồi trống làm náo động cả thiên đình. Nghe tiếng trống, Trời nổi giận sai Gà ra trị tội tôi nhưng Gà vừa bay đến thì Cáo nhảy ra cắn cổ tha đi mất. Trời lại sai Chó ra đuổi bắt Cáo, nhưng Chó mới ló đầu ra đã bị Gấu quật ngã chết tươi. Trời giận dữ và sai Thần Sét ra trừng trị Gấu thì Thần Sét bị Ong châm túi bụi phải nhảy vào chum nước. Trong chum, Thần Sét lại bị Cua kẹp đau điếng phải nhảy vội ra và bị Cọp vồ luôn. Thế là quân nhà Trời đại bại và chúng tôi toàn thắng.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Cóc kiện Trời

– Các từ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?

Các từ Thấy, Dưới được viết hoa vì chúng đứng ở đầu câu. Các từ Cóc, Trời, Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo cũng đều được viết hoa vì đó là những tên riêng của các nhân vật.

2. Đọc và viết đúng tên một sô nước Đông Nam Á :

Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.

3. Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử

b) o haỵ ô ?

chín mng, mơ mng, hoạt đng, ứ đng

+ Tập đọc

MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI

1. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với các âm thanh nào ?

Trả lời : Tiếng mưa trong rừng cọ so sánh với tiếng thác nước đổ về, tiếng gió thổi ào ào.

2. Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị ?

Trả lời: Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, tác giả thấy trời xanh qua từng kẽ lá.

3. Vì sao lá cọ giống mặt trời ?

Trả lời : Tác giả thấy lá cọ giống mặt trời vì lá cọ hình quạt cũng có nhiều gân lá, phiến lá xoè ra như các tia sáng của mặt trời.

4. Em có thích gọi lá cọ là mặt trời xanh không ? Vì sao ?

Trả lời : Em thấy cách gọi lá cọ là mặt trời xanh rất thú vị vì đó là một sự so sánh rất sáng tạo của tác giả bài thơ.

Nội dung: vẻ đẹp đa dạng của rừng đã làm tác giả thấy yêu quê hương tha thiết.

+ Luyện từ và câu

1. Đọc và trả lời câu hỏi :

a) Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

– Trả lời câu hỏi :

Bốn câu thơ trên có các hình ảnh nhân hoá.sau :

  • Mầm cây tỉnh giấc
  • Hạt mưa trốn tìm
  • Cây đào lim dim mắt cười

Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách dùng những từ ngữ chỉ các bộ phận của người (mắt) hoặc chỉ các hoạt động của người để miêu tả chúng (tỉnh giấc, trốn tìm, cười).

b) Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

– Trả lời câu hỏi :

Đoạn văn trên có các hình ảnh nhân hoá sau :

  • Cơn dông kéo đến
  • Lá gạo múa reo
  • Chúng chào anh em chúng lên đường
  • Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên.

Tác giả đã nhân hoá cơn dông, lá gạo, hoa gạo, cây gạo bằng cách nói được sự tinh nghịch và nhanh nhẹn của các hạt mưa. Chúng giống như các em nhỏ đang vui vẻ chơi trò ú tim với nhau vậy.

2. Viết đoạn văn :

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

+ Tập đọc

QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI

1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ?

Trả lời : Dấu hiệu báo trước mùa cốm sắp đến là : Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. Vì người ta thường dùng lá sen để gói cốm nên mùi thơm của lá sen đã gợi nhắc người ta nghĩ tới mùa cốm sắp tới.

2. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?

Trả lời : Hạt lúa non thật tinh khiết và quý giá vì nó mang trong mình giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý tinh khiết của trời.

3. Tìm các từ nói lên nét đặc sắc của việc làm cốm.

Trả lời : Các từ nói lên nét đặc sắc của việc làm cốm là :

Bằng những cách thức riềng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làngVòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm.

4. Vì sao cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội ?

Trả lời : Cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội vì nó được làm từ lúa nếp với tất cả sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết của quê hương.

Nội dung: Sự trân trọng và tình cảm yêu mến của tác giả đối với người lao động.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Quà của đồng nội (trích)

2. a) Điền s hay x ?

Nhà xanh lại đóng đố xanh

Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong

Giải câu đố trên : Đó là cái bánh chưng

b) Điền o hay ô ?

Lòng chảo mà chẳng nấu, kho

Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong .

Chảo gì mà rộng mênh mông

Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay ?

Giải câu đố : Đó là vùng thung lũng.

3. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

– Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên trời : sao

– Món ăn bằng gạo nếp đồ chín : xôi

– Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng : (cây) sen

b) Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau :

– Một trong 4 phép tính : cộng

– Tập hợp nhau để bàn việc : họp

– Đồ dùng làm bằng giấy, gỗ, nhựa … để đựng đồ … : hộp

+ Tập làm văn

1. Đọc bài báo:

A LÔ, ĐÔ-RÊ-MON, THẦN THÔNG ĐÂY !

2. Ghi ra các ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.

– Các ý cần ghi :

  • “Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loài động   vật, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
  • Các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là  : sói đỏ, cáo, gấu, chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác …
  • Các loài thực vật quý hiếm là trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất …
  • Trên thế giới chim kền kền, cá heo xanh, gấu trúc còn rất ít.
  • Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.

Xem thêm Tuần 32. Ngôi nhà chung. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận