Tuần 29 – Chủ đề Thể thao – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 29. Chủ đề Thể thao. Tiếng việt 3

+ Tập đọc

BUỔI HỌC THỂ DỤC

1. Các bạn thể hiện bài thể dục như thế nào ?

Trả lời : Các bạn thể hiện bài thể dục như sau : mỗi người phải leo lên một cái cột cao ròi đứng thẳng lên chiếc xà ngang ở phía trên.

2. Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ?

Trả lời : Nen-li được miễn tập thể dục vì bạn ấy bị tật từ nhỏ.

3. Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li.

Trả lời : Các chi tiết sau đây nói lên quyết tâm của Nen-li: Nen- li cố xin thầy cho tập như mọi người. Cậu bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn cố leo. Cậu rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. Lát sau, Nen-li đã nắm được xà. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng. ;

3. Tìm thêm tên thích hợp với câu chuyện :

– Sự cố gắng của Nen-li

– Sự quyết tâm cao độ của Nen-li

– Nen-li đã chiến thắng

Nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị khuyết tật

+ Kể chuyện

Kể lại toàn bộ câu chuyện Buổi học thể dục bằng lời nhân vật.

Nen-li kể :

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang ở phía trên.

Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậu ta khoẻ như một con bò mộng nến làm cái trò này cậu chẳng phải gắng sức một chút nằo. Tuy nhiên cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-đi chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi các bạn khác leo xong chỉ còn một mình tôi. Tôi là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi nhiệm vụ tập thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà ! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt cả lưng và ngực. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích.

Ôi ! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Tôi lại lên, lên nữa và tay tôi đã bám được xà ngang. Tôi nghỉ lấy hơi một lát ngắn rồi lại leo. Cuối cùng tôi đã đứng được trên xà. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui : Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi !

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Buổi học thể dục (trích)

2. Viết lại tên các bạn trong bài tập đọc :

– Tên các bạn học sinh : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li

3. Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

nhảy xa, nhảy sào, sới vật

b) in hay inh ?

điền kinh, truyền tin, thể dục thể hình

+ Tập đọc

BÉ THÀNH PHI CÔNG

1. Bé chơi trò gì ?

Trả lời : Bé chơi trò chơi đu quay. Bé ngồi vào chiếc đu quay hình máy bay và trở thành phi công lái máy bay.

2. Tìm các câu tỏ rõ lòng dũng cảm của chú bé.

Trả lời : Các câu thơ sau tỏ rõ lòng dũng cảm của chú bé :

Chú bé thấy “hồ nước lùi dần, cái cây chạy ngược, ngôi nhà hiện ra, con đường biến mất”, nhưng chú vẫn “không run, không run” trước sự biến đổi kì lạ của cảnh vật. Sau đó chú lại dũng cảm cho máy bay tăng tốc “cuồn cuộn máy bay, ào ào gió lốc, quay vòng quay vòng, bay lên cao tít”.

3. Những câu thơ sau đây cho thấy chú bé thật ngộ nghĩnh đáng yêu?

Trả lời : Chú bé thật ngộ nghĩnh đáng yêu vì đang ngồi trên máy bay lên cao chợt “phi công buồn ngủ” và “phi công” gọi

” – Mẹ ơi, mẹ bế !”. “Thế là xuống ngay, sà vào lòng mẹ, mẹ là sân bay”.

Nội dung: Sự vui thích với những nét ngộ nghĩnh.

+ Luyện từ và câu

1. Kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng sau :

a) Bóng : bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục.

b) Chạy : chạy 100 mét, chạy 800 mét, chạy 1000 mét, chạy 5000 mét, chạy việt dã, chạy ma-ra-tông, chạy vượt rào, chạy vũ trang …

c) Đua : đua xe đạp, đua xe mô-tô, đua xe hơi, đua thuyền, đua ngựa, đua voi …

d) Nhảy : nhảy cao, nhảy sào, nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy dù, nhảy ngựa …

2. Ghi lại một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao trong truyện vui Cao cờ :

được, thua, không ăn, thắng, hoà

3. Chép các câu sau và đặt dấu phẩy thích hợp :

a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, Sea Games 22 đã thành công rực rỡ.

b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

+ Tập đọc

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC

(trích)

1. Sức khoẻ cần như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

Trả lời : Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sức khoẻ là hết sức cần thiết. Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,…Việc gì cũng phải có sức khỏe mới làm thành công.

2. Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?

Trả lời : Người yêu nước thì phải tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn tham gia tốt vào các sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì phải có sức khoẻ tốt. Muốn có sức khoẻ tốt thì phải tập thể dục. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe.

3. Em sẽ làm gì sau khi đọc bài văn trên ?

Trả lời : Sau khi dọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, em đã hiểu ra tầm quan trọng của việc tập thể dục trong đời sống con người. Em quyết tâm tập thể dục đều đặn mỗi sáng sớm cũng như học tập tốt các tiết thể dục ở trường. Em cũng sẽ tự rèn luyện để có thể tham gia thi đấu một môn nào dó trong các cuộc thi thể dục thể thao do nhà trường tổ chức.

Nội dung: Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục dể ròn luyện sức khỏe.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : Lời kêu gọi toàn dân tập thế dục (trích)

2. Điền vào chỗ trống :

a) s hay x ?

GIẢM 20 CÂN

Một người to béo kể với bạn :

– Tôi muốn gầy bớt đi, bác khuyên tôi là mỗi sáng phải cưỡi ngựa chạy mười vòng xung quanh thị . Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay.

– Kết quả ra sao ? – Người bạn hỏi.

– Kết quả là con ngựa mà tôi cưỡi sút mất 20 cân.

b) in hay inh ?

XẾP THỨ BA

Chính khoe với Tín :

– Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không ?

Tín hỏi :

– Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba ?

– À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi.

+ Tập làm văn

Dựa vào bài văn miệng tuần trước, viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã xem.

Bài viết :

Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.

Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em, đã ghi bàn thắng với tỉ số 5 – 3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

Xem thêm Tuần 28. Chủ đề Thể thao. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận