Tuần 2 – Chủ đề: Măng Non – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 2. Chủ đề Măng Non. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

AI CÓ LỖI ?

Nắn nót viết: viết cẩn thận từng nét chữ cho thật đẹp.

Ngạc nhiên: rất lấy làm lạ trước một sự việc hoàn toàn bất ngờ đối với mìrih.

+ Trả lời câu hỏi

1. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?

Trả lời : Hai bạn nhỏ giận nhau vì Cô-rết-ti vô ý chạm vào khuỷu tay bạn, làm cây bút đang viết nguệch ra một đường rất xấu, còn cậu bạn của Cô-rét-ti thì lại cố ý trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy Cô-rét-ti một cái làm hỏng hết trang tập viết của Cô-rét-ti.

2. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?

Trả lời: En-ri-cô hối hận, muôn xin lỗi Cô-rét-ti vì nhận ra bạn không cố ý chạm vào khuỷu tay mình và En-ri-cô còn thấy vai áo bạn sứt chỉ, chắc vì bạn đã phải vất vả giúp mẹ vác củi nên En-ri-cô thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn.

3. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?

Trả lời: Khi En-ri-cô giơ cái thước lên toan đánh bạn thì Cô-rét-ti cười hiền hậu ngăn bạn lại: “Ấy đừng ! Ta lại thân nhau như trước đi!”. Thế rồi hai bạn ôm chầm lấy nhau và hứa sẽ không bao giờ giận nhau nữa.

4. Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?

Trả lời: Bố đã trách mắng En-ri-cô : “Đáng lẽ con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn.”

5. Theo em mỗi bạn có điều gì đáng khen?

Trả lời : En-ri-cô có điều đáng khen là cậu biết ân hận, biết thương bạn vất vả, khi bạn cười làm lành, cậu đã cảm động ôm chầm lấy bạn và hứa sẽ không bao giờ giận bạn.

Cô-rét-ti có điều đáng khen là cậu không cố ý làm hại bạn, cậu biết làm lành với bạn trước và cậu cũng là người biết giúp mẹ làm việc nhà, biết chủ động đưa ra ý kiến với bạn: “Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa”. Rõ ràng Cô-rét-ti rất quý trọng tình bạn. Nội dung: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn và biết nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

+ Kể chuyện

Dựa vào các tranh vẽ, hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện AI CÓ LỖI?

Tranh 1: Khi En-ri-cô đang nắn nót viết bài thì Cô-rét-ti vô ý đụng vào khuỷu tay bạn làm cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Cô-rét-ti cười phân giải thì En-ri-cô lại cho là bạn kiêu căng nên cậu rất bực mình.

Tranh 2: Lát sau, En-ri-cô trả thù bạn bằng cách đẩy Cô-rét-ti một cái làm hỏng hết cả trang giấy của bạn khiến Cô-rét-ti giận đỏ mặt và nói : “Cậu cô ý đấy nhé.” Sau đó Cô-rét-ti còn hẹn bạn “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng”.

Tranh 3: Khi đã nguôi giận, En-ri-cô bắt đầu thấy hối hận. Cậu nhìn vào chỗ vai áo rách của bạn thì biết là bạn đã phải vất vả giúp mẹ làm việc nhà. Cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn mà còn e ngại không dám nói.

Tranh 4: Khi ra tới cổng trường, En-ri-cô rút cây thước ra, giơ lên sẵn sàng choảng nhau với bạn thì bạn làm lành trước. Thế là cơn giận qua đi. Tình bạn vẫn nguyên vẹn, tốt đẹp.

Tranh 5: Về nhà, En-ri-cô kể lại câu chuyện trên cho bố nghe, tưởng đâu bố sẽ khen, ai ngờ bố lại mắng cho: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước định đánh bạn.”

+ Chính tả

1. Nghe – viết: AI CÓ LỖI ? (đoạn 3)

– Tìm tên riêng trong bài chính tả :

  • Tên riêng trong bài chính tả : Cô-rét-ti, En-ri-cô

– Tên riêng đó được viết như thế nào ?

  • Tên riêng đó được viết như sau : chữ đầu tiên được viết hoa, giữa các tiếng của tên có đặt dấu gạch nối.

2. Tìm các từ ngữ chứa tiếng :

a) Có vần uếch : rỗng tuếch, khuếch khoác, khuếch đại, nguệch ngoạc, bộc tuệch bộc toạc.

b) Có vần uyu : khuỷu tay, khúc khuỷu.

3. Xem chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

a) (xấu, sấu) : cây sấu, chữ xấu

     (sẻ, xẻ)          : chia sẻ, xẻ gỗ

     (sắn, xắn) : xắn tay áo, củ sắn

b) (căn, căng)         : kiêu căng, căn dặn

    (nhằn, nhằng): nhọc nhằn, lằng nhằng

    (vắn, vắng)      : vắng mặt, vắn tắt

+ Tập đọc

KHI MẸ VẮNG NHÀ 

Giã gạo: Dùng cối dận bằng chân để giã cho gạo trắng ra. (Bây giờ người ta dùng máy xay xát để làm việc đó).

+ Trả lời câu hỏi

1. Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ ?

Trả lời : Bạn nhỏ làm nhiều việc đỡ mẹ : luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn và quét sân, quét cổng.

2. Kết quả công việc thế nào ?

Trả lời : Kết quả các việc trên đều rất tốt: khoai chín, gạo trắng tinh, cơm dẻo và ngon, sạch cỏ trong vườn, cổng nhà sạch sẽ.

3. Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ ?

Trả lời : Bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ vì thấy mình cũng chưa giúp mẹ được nhiều. Mẹ vẫn còn phải rất vất vả lo toan công việc gia đình tới mức áo thì bị mưa làm bạc màu, tóc thì bị nắng làm cháy, ngày đêm vẫn còn khó nhọc.

4. Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? Vì sao ?

Trả lời : Thực ra bạn nhỏ đã rất ngoan. Với sức của mình, bạn nhỏ đã giúp mẹ được bao nhiêu việc trong nhà. Bạn nhỏ đã biết thương mẹ phải gánh chịu nhiều vất vả, lo toan.

Nội dung: Tình cảm yêu thương mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ. Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.

+ Luyện từ và câu

1. Tìm các từ :

a) Chỉ trẻ em : thiếu niên, thiếu nhi, nhi đồng, trẻ con, trẻ nhỏ.

b) Chỉ tính nết của trẻ em : ngoan ngoãn, hiền lành, tinh nghịch, chăm chỉ, lười biếng, vui vẻ …

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, chăm sóc, nâng niu, cưng chiều …

2. Tìm các bộ phận của câu :

– Trả lời câu hỏi : “Ai (cái gì, con gì) ?”

– Trả lời câu hỏi “Là gì ?”

a) Thiếu nhi là măng non của đất nước ?

Thiếu nhi trả lời câu hỏi “ai là măng non của đất nước ?”

b) Chúng em là học sinh tiểu học !

Chúng em trả lời câu hỏi “ai là học sinh tiểu học ?”

c) Chích bông là bạn của trẻ em.

Chích bông trả lời câu hỏi “con gì là bạn của trẻ em ?”

3. Đặt câu cho các bộ phận câu in đậm (có gạch dưới) :

a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

  • Câu hỏi cần đặt : Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam ?

b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

  • Câu hỏi cần đặt : Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

  • Câu hỏi cần đặt: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

+ Tập đọc

CÔ GIÁO TÍ HON

+ Trả lời câu hỏi

1. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ?

Trả lời : Các bạn trong bài chơi trò lớp học : Bé làm cô giáo giảng bài, ba đứa em làm học sinh ngồi học.

2. Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú ?

Trả lời : Những cử chỉ sau đây của “cô giáo” Bé làm em thích thú: “Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp… Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước… Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng.”

3. Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò.

Trả lời : Sau đây là những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò: “… Đám học trò đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô… thằng Hiển ngọng líu… Cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước… Cái Thanh mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.”

Nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Qua đó thể hiện ước mơ của bạn nhỏ muốn trở thành cô giáo.

+ Chính tả

1. Nghe – viết: CÔ GIÁO TÍ HON (Trích)

– Tìm tên riêng trong bài chính tả :

  • Trong bài chính tả chỉ có một tên riêng là Bé.

2. Tìm những tiếng có thể ghép với mọi tiếng sau :

a) xét, sét               : xét hỏi, xem xét; sét gỉ, sấm sét

xào, sào                  : xào nấu, xào xáo; sào ruộng, cây sào

xinh, sinh               : xinh đẹp, tươi xinh; học sinh, sinh đẻ

b) gắn, gắng       : gắn bó, hàn gắn; gắng sức, cố gắng

nặn, nặng                : nặn tượng, bóp nặn; nặng nhọc, việc nặng

khăn, khăng           : khăn áo, đội khăn; khăng khăng, chơi khăng

+ Tập làm văn

a) Dựa vào đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Chú ý : Các em cần đọc kĩ lại lá đơn mẫu và viết đúng theo trình tự các mục trong mẫu đơn đó.

Các em cần ghi đúng địa điểm viết đơn, địa chỉ gửi đơn tới, tên và ngày sinh của mình.

Phần trình bày lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng của mình và lời hứa khi được vào Đội thì không viết theo mẫu sẵn có mà viết theo cách nghĩ riêng của bản thân mình.

Cuối cùng ghi rõ họ tên và kí đúng chữ kí của mình.

b) Bài tập làm văn (mẫu)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 20…

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:

– Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên

– Ban chỉ huy Liên đội

Em tên là: Phạm Nguyễn Anh Thư

Sinh ngày: 12 tháng 4 năm 20…

Học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên.

Từ lâu em đã mơ ước đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, được mang trên vai là chiếc khăn quàng đỏ thắm. Thời gian qua, em đã hiểu rõ Điều lệ Đội, hiểu được Đội là tổ chức rất tốt để giúp em tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Vì vậy, nay em viết đơn này đề nghị ban chỉ huy Liên đội xét cho em- được vào Đội, được thực hiện nguyện vọng của mình.

Được vào Đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ Đội, cô” gắng học tập và rèn luyện để trở thành một đội viên tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

THƯ

Phạm Nguyễn Anh Thư

Xem thêm Tuần 3. Chủ đề: Mái Ấm. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận