Tuần 1 – Chủ đề Măng Non – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 1. Chủ đề Măng Non. Tiếng việt 3

+ Tập đọc

CẬU BÉ THÔNG MINH

Chú ý khi đọc:

Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh mỗi địa phương dễ đọc sai.

Đọc lưu loát từ đầu đến cuối bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết phân rõ lời của người này với lời của người khác trong truyện để chọn một giọng đọc thích hợp.

+ Trả lời câu hỏi

1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

Trả lời: Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Đó là kế do nhà vua nghĩ ra để tìm kiếm người tài giỏi.

2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua ?

Trả lời : Dân chúng lo sợ sẽ bị nhà vua hành tội vì kiếm đâu ra thứ gà trống biết đẻ trứng ? (Chỉ gà mái mới có thể đẻ ra trứng).

3. Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?

Trả lời : Cậu bé đã kể cho vua một chuyện vô lí là “bố cậu mới đẻ em bé” để từ đó chính vua cũng phải thừa nhận mệnh lệnh của mình ban ra là vô lí.

4. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?

Trả lời: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua rèn một chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim sẻ làm ba mâm cỗ theo lệnh vua. Như vậy là yêu cầu một việc vua cũng không thể làm được để khỏi phải tuân theo lệnh làm cỗ của vua.

Nội dung : Ca ngợi sự thông minh, tài trí ứng xử của cậu bé.

+ Kể chuyện

Dựa vào ba bức tranh kể lại từng đoạn truyện.

Tranh 1: Quân lính đang dùng loa đọc lệnh của nhà vua yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra gà trống đẻ trứng và sẽ bị nhà vua trị tội.

Tranh 2 : Cậu bé xin vào gặp vua rồi khóc lóc ầm ĩ kể chuyện cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Cậu xin không được sữa, bị đuổi khỏi nhà. Vua tỏ vẻ giận dữ quát tháo cậu bé vì cho là cậu dám hỗn láo đùa cợt với nhà vua.

Tranh 3 : Cậu bé lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả để nhà vua cho rèn thành một con dao nhỏ thật sắc dùng vào việc mổ chim sẻ làm thành ba mâm cỗ theo ý nhà vua. Qua sự việc này vua biết cậu bé là người rất thông minh bèn ban thưởng cho cậu và cho cậu vào trường học để càng thêm tài giỏi.

+ Chính tả

1. Tập chép : CẬU BÉ THÔNG MINH

– Lời nói của cậu bé được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.

– Các chữ cần được viết hoa trong bài chính tả là : Hôm, Cậu, Xin, Đức Vua.

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hay n ?

– hạ lệnh

nộp bài

– hôm nọ

b) an hay ang ?

đàng hoàng

đàn ông

sáng loáng

3. Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:

+ Tập đọc 

HAI BÀN TAY EM

+ Trả lời câu hỏi

1. Hai bàn tay của bé.được so sánh với gì ?

Trả lời: Hai bàn tay của bé được so sánh như hai đoá hoa hồng ở đầu cành. Hoa này có nụ màu hồng và mỗi ngón tay là một cánh hoa đẹp.

2. Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?

Trả lời : Hai bàn tay rất thân thiết với bé :

– Đêm bé nằm ngủ thì hai hoa ngủ cùng, hoa thì bên má, hoa ép cạnh lòng.

– Buổi sáng : tay giúp bé đánh răng làm cho răng trắng thơm như hoa nhài. Tay còn giúp bé chải tóc sáng bóng lên trong ánh nắng ban mai.

– Khi bé học, tay giúp bé viết làm cho các hàng chữ nở hoa trên giấy.

– Khi ngồi một mình, bé thủ thỉ nói chuyện với đôi tay như nói chuyện với bạn thân.

3. Em thích nhất khổ thơ nào ?

Tùy các em chọn khổ thơ mình thích.

Ví dụ : Em thích nhất khổ thơ thứ ba vì khổ này có hai hình ảnh rất đẹp : răng trắng hoa nhài, tóc ngời ánh mai.

Nội dung: Hai bàn tay của em bé rất đẹp, rất có ích và rất đáng yêu.

+ Luyện từ và câu

1. Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai

Các từ chỉ sự vật ở đây là : tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.

2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:

a) Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c) Cánh diều như dấu “á”

Ai vừa tụng lên trời.                                                                     ,

d) Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe

– Những sự vật được so sánh với nhau :

Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.

Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

Cánh diều được so sánh với dấu “á”.

Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.

3. Trong các hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Tuỳ các em chọn hình ảnh mình thích nhất.

Ví dụ : Có thể chọn hình ảnh: dấu hỏi giông như một vành tai nhỏ vì đó là nhận xét đúng. Cái dấu hỏi cũng tròn và cong như một vành tai người.

+ Tập đọc

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

+ Trả lời câu hỏi

1. Đơn này của ai gửi cho ai ? Nhờ đâu em biết điều đó ?

Trả lời: Đơn này của bạn Lưu Tường Vân gửi cho Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội.

Em biết điều đó vì bạn Vân đã đề rõ tên mình trong đơn và còn kí tên ở cuối đơn. Bạn cũng ghi rõ ở phần đầu lá đơn là kính gửi :

– Ban phụ trách Đội …

– Ban chỉ huy liên đội

2. Bạn Tường Vân viết đơn làm gì? Các câu nào cho biết điều đó.

Trả lời : Bạn Tường Vân viết đơn để xin vào Đội.

Các câu : “ĐƠN XIN VÀO ĐỘI, Em làm đơn này xin được vào Đội” đã nói lên điều đó.

3. Nêu nhận xét về cách trình bày đơn :

a) Phần đầu đơn ghi những gì ?

Phần đầu đơn gồm 6 dòng đều ghi rõ :

– Tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở góc trái.

– Địa điểm và ngày tháng năm viết đơn ở góc phải.

– Tên đơn ở chính giữa.

– Địa chỉ gửi đơn đến.

b) Phần cuối đơn ghi những gì ?

– Phần cuối đơn gồm ba dòng cuối ghi rõ :

Người làm đơn – Chữ kí – Tên của người làm đơn

Nội dung: Nắm được cấu trúc của một lá đơn và cách viết đơn.

+ Chính tả

1. Nghe – viết : CHƠI CHUYỀN

– Trong bài thơ trên, những chữ đầu dòng đều viết hoa.

2. Điền vào chỗ trống ao hay oao :

ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngá0

3. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n có nghĩa như sau :

– Cùng nghĩa với hiền : lành

– Không chìm dưới nước : nổi

– Vật dùng để cắt cỏ, gặt lúa : liềm

b) Chứa tiếng có vần an hay ang, có nghĩa như sau :

– Trái nghĩa với dọc : ngang*

– Nắng lầu, không mưa, làm đất nứt nẻ : hạn hán

– Vật có dây hoặc bàn phím để chơi nhạc : đàn

+ Tập làm văn

1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

a) Đội thành lập ngày nào?

– Đội được thành lập vào ngày 15-5-1941 tại Pắc Bó tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu mang tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.

b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?

– Các đội viên đầu tiên là: Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) (làm đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu.

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?

– Đội đã có nhiều lần đổi tên:

Đội Nhi đồng Cứu quốc (1941)

Đội Thiếu nhi Tháng Tám (1951)

Đội Thiếu niên Tiền phong (2-1956)

Và 30-1-1970 Đội mang tên Bác Hồ: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Chép mẫu đơn và điền các nội dung cần thiết:

CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bến Tre, ngày 1 tháng 2 năm 20…

ĐƠN XIN CẤP THẺ HỌC SINH

Kính gửi Thư viện Trường Tiểu học P1 Thị xã Bến Tre

Em tên là Trần Ngọc Phương Minh

Sinh ngày 4-5 Nam (nữ) : nữ

Nơi ở : 36 đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Bến Tre.

Học sinh lớp : 3A Trường Tiểu học PI, Thị xã Bến Tre.

Em làm đơn này đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học 20… – 20…

Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

Trần Ngọc Phương Minh

Xem thêm Tuần 2. Chủ đề Măng Non. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận