Tuần 15 – Chủ đề: Anh em một nhà – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 15. Chủ đề Anh em một nhà. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

+ Trả lời câu hỏi

1. Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?

Trả lời : Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác.

2. Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?

Trả lời : Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.

3. Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?

Trả lời : Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả : anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.

4. Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con làm gì ? Vì sao ?

Trả lời : Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, cứ thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên anh ta rất quý chúng, rất tiếc nếu chúng bị lửa hủy hoại.

5. Tìm những câu nói ý nghĩa của truyện này.

Trả lời : Hai câu cuối nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này :

Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Nội dung: Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

+ Kể chuyện

1. Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA.

Trả lời : Các tranh cần được sắp xếp lại như sau :

Tranh 3 – 5 – 4 – 1 – 2.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện theo các tranh trên.

Lời kể :

Tranh 1 : Khi anh ta đem tiền về, người cha ném ngay vào lửa. Anh ta không ngại bỏng, thò tay vào lửa lấy tiền. Người cha rất vui biết rằng đó chính là những đồng tiền do anh ta tự làm khó nhọc mới kiếm ra nên hết sức quý chúng, tiếc chúng.

Tranh 2 : Hai ông bà già rất an tâm trao hũ bạc cho con và ông còn cho con một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc : “Hũ bạc tiêu không bạo giờ hết chính là hai bàn tay con”. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời.

Tranh 3 : Anh con trai cứ nằm dài ra ngủ cả ngày, còn người cha già đã yếu sức thì vẫn phải nai lưng ra lo việc ruộng vườn.

Tranh 4 : Lần thứ hai rời nhà ra đi, người con phải đi xay thóc thuê rất vất vả, phải ăn uống dè sẻn mới dành lại được một nửa gạo công đem bán lấy tiền.

Tranh 5 : Người con mang theo một món tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, anh ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay : những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (trích)

2. Điền ui hay uôi

mũi dao, con muỗi

– hạt muối, múi bưởi

núi lửa, nuôi nấng

tuổi trẻ, tủi thân

3. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

– Còn lại một chút do quên -> sót

– Món ăn bằng gạo nếp đồ chín -> xôi

– Trái nghĩa với tối -> sáng

b) Chứa tiếng có vần ấc hay ất, có nghĩa như sau :

– Chất lỏng, ngọt màu vàng óng do ong làm ra -> mật ong

– Vị trí trên hết trong xếp hạng -> nhất

– Một loại quả chín, ruột đỏ, dùng thổi xôi -> gấc

+ Tập đọc

NHÀ BỐ Ở

+ Trả lời câu hỏi

1. Quê Páo ở đâu ?

Trả lời : Quê Páo ở miền núi. Các câu sau đây cho biết điều đó : ” – Ngọn núi ở lại cùng mây – Tiếng suối nhòa dần sau cây”

2. Páo đi thăm bố ở đâu ?

Trả lời : Páo đi thám bố ở thành phố.

3. Những điềm gì khiến Páo thấy lạ ?

Trả lời : Những điều ờ thành phố khiến Páo thấy lạ là : đường rộng, sông sâu (hơn suối ở quê nhà), người và xe đi như gió thổi, ngước lên mới thấy mái nhà vì nhà cao như núi, nhà có mấy trăm cửa sổ, đường lên các tầng lầu quanh co..                                                                ,

4. Những gì Páo thấy giọng quê mình ?

Trả lời : Những nét sau đây Páo cho thấy thành phố giống quê mình:

– Nhà cao sừng sững như núi.

– Đường lên đi vào trong ruột

Quanh co như Páo leo đèo

– Bố ở tầng năm chót vót

– Gió như đỉnh núi bản ta

Nội dung: Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ ở miền núi về thăm nhà bố ở thành phố, bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn nhớ đến quê nhà.

+ Luyện từ và câu

1. Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta:

– Ở nước ta có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống như người Mèo, người Thái, người Nùng, người Mán, người Ba-na, người Ê đê, người Khơ-mú, người Vân-kiều, người Mạ, người Cơ-ho, người Xơ-đăng, người Khơ-me, người Xtiêng …

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc có thói quen ở nhà sàn.

d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

3. Quan sát hình vẽ rồi viết các câu so sánh: 

– Trăng tròn như quả bóng.

– Nụ cười đẹp như hoa.

– Đèn sáng như sao

4. Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống: 

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như xoa mỡ.

c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như trái núi.

+ Tập đọc

NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

+ Trả lời câu hỏi

1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?

Trả lời : Nhà rông phải chắc để chịu được gió  bão trong một thời gian dài, để có thể chứa được nhiều người cùng hội họp hoặc nhảy múa. Nhà rông phải cao để voi đi qua- không đụng sàn và khi múa rông chiêng, giáo không vướng mái.

2. Gian đầu được trang trí ra sao ?

Trả lời : Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây dựng hòn đá thần, quanh giỏ mây đó treo những cành hoa đan bằng tre, treo vũ khí, nông cụ chiêng trống.

3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?

Trả lời : Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.

Nội dung: Nhà rông ở Tây Nguyên rất khác lạ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN (trích)

2. Điền ưi hay ươi ?

– khung cửi, cưỡi ngựa, sưởi ấm

– mát rượi, gửi thư, tưới cây

3. Tìm các tiếng có thể ghép với :

a) – xâu : xâu chuỗi, xâu xé, xâu kim, xâu bánh, …

– sâu : sâu sắc, nông sâu, sâu xa, chim sâu, sâu bọ, …

– xẻ : mổ xẻ, xẻ gỗ, xẻ rãnh, thợ xẻ, cưa xẻ, …

– sẻ : chim sẻ, san sẻ, chia sẻ, sẻ cơm nhường áo, …

b) – bật : bật lửa, bật cười, tất bật, bật đèn, lật bật, …

– bậc : bậc thềm, bậc cửa, bậc thang, thứ bậc, bậc nhất, …

– nhất : nhất hạng, thứ nhất, đẹp nhất, xấu nhất, dài nhất, duy

– nhất, hợp nhất, thông nhất, nhất trí, …

– nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân, …

+ Tập làm văn

1. Nghe và kể lại chuyện GlẤU CÀY

Bài làm

Khôn ngoan là vốn qúi của con người. Nếu không khôn ngoan thì làm việc gì cũng khó thành công thậm chí còn hỏng việc. Câu chuyện Giấu cày sẽ cho chúng ta thấy được tác hại của việc “thiếu đi sự khôn ngoan của con người ta”. Chuyện kể rằng:

Có một anh nông dân đang cày ruộng. Đến . trưa, vợ anh ta đến gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, anh ta trả lời thật to:

– Để tôi giấu cái cày vào bụi cây này đã !

Về nhà, anh nông dân bị vợ trách :

– Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao ?

Cơm nước xong, anh nông dân ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Anh ta liền chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, anh ta ghé sát vào tai vợ thì thào :

– Nó lấy mất rồi !

Lời nhận định của người vợ thật không sai. Còn anh ta thì nên rút kinh nghiệm cho việc giấu cày của mình.

2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

(Xem lại bài viết vài lời giới thiệu về tổ em ở cuối tuần 14. Đó chính là một đoạn văn giới thiệu về tổ em)

Xem thêm Tuần 14. Chủ đề Anh em một nhà. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận