Tuần 14 – Chủ đề: Anh em một nhà – Để học tốt Tiếng Việt 3

Đang tải...

Tuần 14. Chủ đề Anh em một nhà. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

+ Trả lời câu hỏi

1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

Trả lời: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ làm giao liên, dẫn đường bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

2. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng ?

Trả lời : Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.

3. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?

Trả lời : Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau : Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.

4. Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.

Trả lời : Sau đây là các chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng : Gặp địch, Kim Đồng không hề sợ hãi mà vẫn thản nhiên huýt sáo làm hiệu. Khi giặc hỏi, Kim Đồng nhanh trí trả lời ngay: “Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm”. Kim Đồng đã lừa địch bằng cách quay lại gọi: “Già ơi !’Ta đi thôi ! về nhà cháu còn xa lắm đấy !” Sự mưu trí ấy làm cho giặc tưởng rằng đó chính là thầy mo thật.

Nội dung: Kim Đồng là một liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cách mạng.

+ Kể chuyện

Dựa vào các tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Người liến lạc nhỏ:.

Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.

Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.

Tranh 3 : Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói :” – Bé con đi đâu mà sớm thế ?” Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : “Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm”. Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông “thầy mo” đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.

Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ (trích)

– Tìm tên riêng trong bài chính tả.

  • Trong bàị chính tả có các tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng (Đức Thanh, Kim Đồng là tên riêng của người, Nùng là tên riêng của một dân tộc ở miền núi, Hà Quảng là tên của một địa phương).

– Nhắc lại cách viết các tên riêng đó :

  • Các tên riêng đó đều phải viết hoa.

2. Điền vào chỗ trống ay hay ây ?

– cây sậy, chày giã gạo

dạy học, ngủ dậy

– số bảy, đòn bẩy

3. Điền vào chỗ trống :

a) l hay n ?

Trưa nay bà mệt phải nằm

Thương bà cháu đã giành phần nấu cơm

Bà cười vừa nát vừa thơm

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?

Ghi chú : Cơm thơm ở đây chính là cơm nấu vụng bị cháy khét.

b) i hay ?

Kiến xuống suối tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn kiến đi và suýt nữa thì dìm nó chết đuối. Chim gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bám chặt vào cành cây, thoát hiểm.

+ Tập đọc

NHỚ VIỆT BẮC

+ Trả lời câu hỏi

1. Người cán bộ về xuôi nhớ gì ở Việt Bắc ?

Trả lời : Người cán bộ về xuôi nhớ “những hoa cùng người” ở Việt Bắc. Nhớ hoa có nghĩa là nhớ cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc. Nhớ người là nhớ những con người ở Việt Bắc chăm chỉ làm ăn và một lòng một dạ thuỷ chung với cách mạng.

2. Tìm các câu thơ cho thấy :

a) Việt Bắc rất đẹp :

  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  • Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  • Ve kêu rừng phách đổ vàng
  • Rừng thu trăng rọi hoà bình

b) Việt Bắc đánh giặc giỏi :

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

3. Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua các câu thơ nào ?

Trả lời: Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua các câu thơ sau :

  • Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
  • Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
  • Nhớ cô em gái hái măng một mình
  • Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Vẻ đẹp của người Việt Bắc là vẻ đẹp trong lao động và trong chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của cách mạng.

Nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc rất đẹp và đánh giặc giỏi. 78 – HTTV3. tập 1

+ Luyện từ và câu

1. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau :

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Trả lời : Các từ chỉ những đặc điểm của tre là xanh, của lúa là xanh, của sông máng là xanh mát, của trời mây là bát ngát, của mùa thu là xanh ngắt.

2. Trong các đoạn sau, các sự vật được so sánh với nhau về những dặc điểm nào ?

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa …

  • Ở đây tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”.

b) … Ông hiền như hạt gạo

    Bà hiền như suối trong

  • Ông và hạt gạo được so sánh về đặc điểm “hiền”.
  • Bà và suối trong được so sánh về đặc điểm “hiền”.

c) Cam Xã Đoài mọng nước

    Giọt vàng như mật ong

  • Nước Cam Xã Đoài và mật ong được so sánh với nhau về đặc điểm “giọt vàng”.

3. Tìm bộ phận các câu :

– Trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì) ?”

– Trả lời câu hỏi “Thế nào ?”

a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b) Những hạt sương sớm long lanh như những bỏng đèn pha lê.

c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Xem bảng sau :

Tuần 14. Chủ đề Anh em một nhà. Tiếng Việt 3

+ Tập đọc

MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO

+ Trả lời câu hỏi

1.  Ai dẫn khách đi thăm trường ?

Trả lời : Em học sinh Sùng Tờ Dìn dẫn khách đi thăm trường.

2. Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình ?

Trả lời : Bạn Dìn dẫn khách đi thăm các phòng học, bếp nấu cơm, phòng ăn và nhà ở của thầy và trò. Bạn Dìn còn giới thiệu về nề nếp sinh hoạt và lịch học tập, hát múạ, vui chơi, lao động của nhà trường. Bạn còn cho biết ai cũng vui, cũng gắn bó với nhà trường.

3. Em giới thiệu vài nét về trường em.

Lời giới thiệu :

– Trường chúng em là trường tiểu học của xã. Trường mới được xây dựng kiên cố từ ba năm nay. Trường có một dãy nhà một trệt, một lầu gồm tất cả hai mươi phòng học. Ngoài ra trường còn có một căn nhà nhỏ dùng làm văn phòng, phòng truyền thống và thư viện. Trường em có bốn chục lớp chia làm hai ca sáng và chiều nên mỗi học sinh chúng em chỉ đến trường một buổi trong ngày, còn buổi kia thì tự học ở nhà. Ngoài các buổi học, chúng em còn đến trường mỗi tuần một lần để lao động, làm vệ sinh hoặc sinh hoạt Đội.

Nội dung: Cuộc sống của học sinh miền núi rất khó khăn thiếu thốn nhưng các bạn rất chăm học, ,yêu trường, yêu lớp.

+ Chính tả

1. Nghe – Viết: NHỚ VIỆT BẮC (trích)

– Nhắc lại cách viết các dòng thơ lục bát.

  • Câu 6 viết cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô.

– Những chữ nào phải viết hoa ?

  • Chữ Nhớ ở đầu đề, các chữ đầu dòng thơ và chữ Việt Bắc phải viết hoa.

2. Điền vào chỗ trống au hay âu ?

– hoa mẫu đơn, mưa mau hạt

– lá trầu, đàn trâu

sáu điểm, quả sấu

3. Điền vào chỗ trống :

a) l hay n ?

– Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

– Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

b) i hay iệ ?

Chim có tổ, người có tông

Tiên học lễ, hậu học văn

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

+ Tập làm văn

1. Nghe và kể lại câu chuyện TÔI CŨNG NHƯ BÁC.

Bài làm

Học tập là một việc cần thiết của mỗi con người. Không học thì không có kiến thức, thậm chí không biết chữ. Sẽ như thế nào khi ta không biết đọc, không biết viết hoặc không biết làm tính: giải toán. Câu chuyện “Tôi cũng như bác” sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc học tập đối với con người. Chuyện kể rằng:

Một nhà ván già ra ga mua. vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga, nhưng không mang theo kính nên ông không đọc được. Thấy có người đứng bên cạnh, nhà văn liền nói :

– Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này.

Người kia lúng túng đáp :

– Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi. Tôi không đọc được. Lúc nhỏ tôi không học nền bây giờ đang chịu mù chữ.

Giá như người kia biết đọc thì đâu phải lúng túng trước một việc nhỏ như thế.

2. Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.

Bài làm

Kính thưa quí cô, bác !

Em tên là Vũ Quốc Bình, em là tổ trưởng tổ 1. Em xin giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.

Tổ em gồm có mười thành viên, trong đó có sáu bạn nữ. Chúng em cùng ở một phường nên rất thuận lợi cho việc học tổ nhóm ở nhà.

Trong tháng vừa qua, tổ em tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường và lớp em tổ chức. Các thành viên trong tổ đều chăm học, đến lớp luôn thuộc bài và làm bài đầy đủ. Ai cũng hãng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tổ em dã nhiều lần được cô giáo khen. Em rất tự hào về thành tích mà tổ em đã đạt được. Chúng em đã đạt 153 điểm 10 trong tháng vừa qua. Trong phong trào thi viết chữ đẹp, bạn Hữu Diện đã đạt được giải nhất, bạn Ánh Hằng và bạn Thu Thảo đã đạt giải nhì. Sở dĩ được như vậy là nhờ một quá trình tập luyện của các bạn. Ngoài việc học tập, cả tổ chúng ẹm tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ như phong trào trồng cây xanh, công tác Trần Quốc Toản, công tác Sao nhi đồng. Tổ em được vinh dự nhận “cờ thi đua” của lớp.

Em rất vui và tự hào về thành tích đạt được của tổ em trong tháng vừa qua.

Xem thêm Tuần 13. Chủ đề: Bắc Trung Nam. Tiếng Việt 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận