Trọng tâm kiến thức tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) – Tài liệu ôn thi THPTQG.

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Xem chi tiết dưới đây

Câu 1. Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh 1932. Cả hai cuộc kháng chiến ông đều tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam. Tây Nguyên là nơi ông rất gắn bó, yêu mến và hiểu sâu sắc về con người và mảnh đất này. Chỉ với tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu đã khẳng định vị trí của Nguyễn Trung Thành trong nền văn xuôi hiện đại. Với vị trí là người đầu tiên viết về vùng đất Tây Nguyên và cho tới nay, ông vẫn là cây bút văn xuôi viết hay nhất về miền rừng núi ấy.
  • Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, sau in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc, trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Rừng xà nu đã hội tụ tất cả những vẻ đẹp của con người Tây Nguyên; con người với lí tưởng và hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để bảo vệ quê hương, đất nước được trường tồn.

Câu 2. Anh, chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyễn Trung Thành đặt tên cho tác phẩm của mình là Rừng xà nu, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, vô tình mà có dụng ý nghệ thuật. Bởi đối với nhà văn, nhất là những nhà văn có tài, đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là việc làm hết sức quan trọng. Cái tên của tác phẩm được ví như “chìa khoá” để giúp người đọc mở vào tác phẩm. Nhan đề của tác phẩm thưòng chứa đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm và cả linh hồn nhà văn. Vì vậy, nhan đề “Rừng xà nu” là hình tượng trung tâm xuyên suốt câu chuyện, mang ý nghĩa bao quát!

Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt trong tác giả và là những kỉ niệm sâu sắc trong suốt cuộc chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.. Rừng xà nu là hình tượng mang tính biểu trưng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng… Qua bức tranh thiên nhiên, rừng xà nu hiện lên thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đại bác tàn phá mỗi ngày, nhà văn muốn khẳng định phẩm chất anh hùng, kiên cường, bất khuất của người Tây Nguyên, vượt qua mọi thử thách đau thương, quật khởi để đi theo Đảng, theo cách mạng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu 3. Anh, chị hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành.

Hướng dẫn trả lời:

Sau ba năm đi lực lượng quân giải phóng, Tnú được về thăm làng. Già Mết và lũ làng mừng vui khôn xiết. Đêm đó, Dít và lũ làng quây quần bên bếp lửa nghe già Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình của anh, cùng cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

Tnú mồ côi cha mẹ sớm, làng Xô Man nuôi anh, anh rất yêu làng, yêu cách mạng. Khi còn nhỏ, anh và Mai đã thay những người già, thanh niên trong làng đi nuôi cán bộ trong rừng, mặc dù giặc khủng bố rất tàn bạo, chúng giết anh Xút, treo cổ lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo lên mũi súng, nhưng Tnú và Mai quyết không sợ. Tnú và Mai được anh Quyết dạy học cái chữ. Một lần đi chuyển thư cho anh Quyết về huyện, Tnú bị giặc phục bắt, anh nuốt vội lá thư vào bụng. Chúng tra tấn anh vô cùng dã man và hỏi: “Cộng sản ở đâu?”, anh đặt bàn tay lên bụng “ở đây này”.

Sau ba năm ở tù, Tnú vượt ngục về làng, lúc đó anh Quyết đã hi sinh, Tnú nghe lời anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị giáo mác đánh giặc. Tin bay đến đồn Đắc Hà, thằng Dục kéo về làng một tiểu đội, bao vây không cho ai ra khỏi làng, bắt được sẽ bắn chết. Lúc đó, đứa con trai của Mai và Tnú chưa tròn một tháng. Cụ Mết và Tnú dẫn thanh niên vào rừng.

Dít còn nhỏ nhưng lanh lẹn, cứ sẩm tối, Dít lại mang gạo vào rừng tiếp tế. Nhưng đến tảng sáng ngày thứ tư thì Dít bị bắt. Giặc bắn hăm doạ nhưng không làm gì được. Chúng bắt Mai và đứa con nhỏ tra tấn dã man trước sân nhà rông nhằm nhử Tnú về. Tnú đứng trong rừng nhìn thấy vợ con bị giặc hành hạ, không kiềm chế được, anh nhảy ra sân nhưng với đôi bàn tay không anh làm sao cứu được vợ con. Tnú bị bắt, giặc dùng nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay của anh. Tức nước vỡ bò, cụ Mết dẫn thanh niên đem giáo mác về tấn công, giết chết mười tên giặc ác ôn, cứu được Tnú nhưng đôi bàn tay Tnú mãi mãi trở thành tật nguyền… Câu chuyện kết thúc, sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn anh đến cửa rừng… nhìn rừng xà nu chạy tít tắp tới tận chân trời.

Chủ đề tác phẩm: Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình anh, cùng cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đã tái hiện được không khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kì lịch sử trong phong trào cách mạng ở miền Nam những năm 1955-1959. Truyện đã rút ra một chân lí: kẻ thù càng tàn bạo bao nhiêu, càng khơi sâu lòng hận thù và ý chí nổi dậy cầm súng tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc lập tự do của dân tộc ta bấy nhiêu. Đó là quy luật tất yếu.

» Xem thêm : Trọng tâm kiến thức “Những đứa con trong gia đình” và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” tại đây. 

 

 

 



Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận