Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Viếng lăng Bác”

Đang tải...

Tìm hiểu bài thơ “VIẾNG LĂNG BÁC”

(Viễn Phương)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài thơ gồm 4 khổ, 16 câu thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào xen lẫn nỗi đau xót của nhà thơ khi vừa từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm lăng Bác, đồng thời cũng nói lên tình cảm chung của nhân dàn, của cả dân tộc với vị lãnh tụ kính yêu.

– Bài thơ có bố cục đơn giản, tự nhiên theo trình tự những xúc cảm và suy nghĩ của tác giả trong lần đầu vào lăng viếng Bác:

+ Hai khổ thơ đầu là những ấn tượng, cảm xúc trước hình ảnh hàng tre bên lăng và dòng người vào lăng viếng Bác.

+ Khổ thơ thứ ba là niềm xúc động thiêng liêng xen lẫn nỗi xót đau của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

+ Khổ cuối thể hiện niềm lưu luyến của nhà thơ khi phải rời lăng Bác trở về miền Nam.

– Đặc sắc nghệ thuật:

+ Bài thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng mà đặc sắc là loại hình ảnh thứ hai. Những hình ảnh biểu tượng: mặt trời trong lãng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng vừa quen thuộc, gần gũi lại vừa gợi cảm và giàu ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng là hình ảnh thực nhưng cũng được khai thác ở ý nghĩa biểu tượng hàng tre Việt Nam, cây tre trung hiếu.

+ Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

+ Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, nhưng có những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Riêng khổ thơ cuối nhịp thơ nhanh hơn với điệp từ muốn làm được lập lại ba lẩn, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lòng lưu luyến của tác giả.

II – LUYỆN TẬP

1. Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác trong khổ thơ đầu. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?

2. Phân tích ý nghĩa và giá trị đặc sắc của những hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.

3. Nhận xét về giọng điệu của bài thơ và cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố nào và có quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả.

Gợi ý

1. Khổ thơ đầu tập trung khắc hoạ hình ảnh hàng tre quanh lãng, cũng là ấn tượng đậm nét nhất đối với tác giả về cảnh quan quanh lăng Bác. Từ miền Nam ra Hà Nội, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng què, của đất nước ta: cây tre, hàng tre. Hàng tre quanh lăng gợi ra hình ảnh những luỹ tre làng, những rừng tre bát ngát xanh, có thể gặp ớ mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Cây tre đã trở thành biểu tượng cho đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam như Viễn Phương đã khẳng định trong bài Viếng lăng Bác: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Có thể nói đến nhiều phẩm chất của cây tre, nhưng với tác giả, một người vừa trải qua cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam thì phẩm chất nổi bật của cây tre Việt Nam chính là sự kiên cường, vững vàng trước mọi dông bão: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Hình ảnh cây tre được nhắc lại ở câu thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn lòng mình được mãi ở lại bên lăng (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này), nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác.

Hình ảnh hàng tre ở khổ đầu bài thơ đến đây lại xuất hiện một lần nữa, tạo ra kết câu đầu cuối tương ứng trọn vẹn cho bài thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu, cây tre được nhấn mạnh ở phẩm chất kiên cường thì ở đây lại được nhấn mạnh ở phẩm chất “trung hiếu”. Nói cây tre nhưng cũng chính là nói phẩm chất của con người.

2. – Khổ thơ thứ 2 là cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. Khổ thơ có hai cặp câu, cũng là hai cặp hình ảnh sóng đôi – một thực, một ẩn dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là một hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối vói Bác. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

– Khổ thơ thứ 3 diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết, cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên – Giữa một vầng trăng sáng dịu hiển”. Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện trực tiếp ở hai câu thơ sau: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi – Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Trời xanh là một hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác Hồ vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi.

Tham khảo:  Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Con cò”

3. Giọng điệu của bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh. Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách, sử dụng cả vần bằng, vần trắc. Những vần bằng liên tiếp diễn tả dòng cảm xúc dâng trào, các vần trắc thể hiện nỗi tiếc thương, đau xót. Nhịp các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn với điệp từ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lòng lưu luyến của tác giả.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận