Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Con cò”

Đang tải...

Tìm hiểu bài thơ “CON CÒ”

(Chế Lan Viên)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài thơ Con cò khai thác, phát triển và mở rộng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong câu hát ru xưa, qua đó Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

– Con cò là hình tượng trung tâm và hình tượng này có sự phát triển, mở rộng nhưng vẫn thống nhất qua ba đoạn của bài thơ:

+ Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru.

+ Ở đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

+ Ở đoạn 3, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con, rộng ra, đó còn là biểu tượng của “cuộc đời – vỗ cánh qua nôi”.

– Đặc sắc nghệ thuật:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, có xen những câu 5 chữ và 8 chữ. Việc sử dụng thể thơ tự do khiến cho tác giả có khá năng thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt. Các đoạn thơ thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn (4 hoặc 5 chữ), có cấu trúc giống nhau, có những chỗ điệp lại hoàn toàn, gợi âm điệu lời ru. Sự trùng điệp của vần, nhịp và cấu trúc mỗi đoạn thơ đã tạo âm hưởng luyến láy, hồi hoàn, tha thiết, vừa lắng lại vừa lan toả như âm điệu những khúc hát ru.

+ Đặc điểm nổi bật về hình ảnh của bài thơ là thiên về ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh trung tâm là con cò được khai thác từ ca dao nhưng đã được tác giả mở rộng, làm phong phú thêm các lớp nghĩa biểu tượng. Hình ảnh ở bài thơ này cũng như trong thơ Chế Lan Viên nói chung thường giàu ý nghĩa khái quát, nhiều khi được đúc kết thành những triết lí, suy tưởng.

II – LUYỆN TẬP

1. Trong đoạn một, hình ảnh con cò được gợi ra từ những câu ca dao nào? Ý nghĩa của việc

gợi lại những câu ca dao đó.

2. Tìm hiểu sự biến đổi của hình tượng con cò trong đoạn 2 và đoạn 3 của bài thơ.

3. Em cảm nhận như thế nào về những câu thơ sau:

– Con dù lớn vần là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

– Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Gợi ý

1. Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Các câu: “Con cò bay lả, bay la – Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng” hay “Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đãng” gợi tả không gian quen thuộc và cuộc sống nhịp nhàng, thong thả, bình yên của thời xưa. Còn bài ca dao Con cò mù đi ăn đêm lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc. Con cò ở đây tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống, gập cảnh ngộ éo le mà vẫn giữ vẹn nguyên sự trung thực, ngay thẳng, sáng trong. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức: “Con còn bế trên tay – Con chưa biết con cò – Nhưng trong lời mẹ hát – Có cánh cò đang bay”. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao – dàn ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này; chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của người mẹ. Đoạn 1 khép lại bằng hình ảnh hạnh phúc của mẹ và con trong khung cảnh thanh bình của cuộc sống, như là sự đối lập với tình cảnh vất vả, nhọc nhằn và số phận đắng cay của những người mẹ xưa trong câu ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm”.

2. – Ở đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thợ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời. Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời, từ thuở trong nôi (Con ngủ yên thì cò cũng ngủ – Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi), đến tuổi tới trường (Mai khôn lớn, con theo cò đi học – Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân) và đến lúc trưởng thành (Cành cò trắng lại bay hoài không nghỉ – Trước hiên nhà – Và trong hơi mát câu văn…). Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

– Ở đoạn 3, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con: “Dù ở gần con – Dù ở xa con – Lên rừng xuống bể – Cò sẽ tìm con – Cò mãi yêu con”.

Xem thêm:  Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Ánh trăng”

3. – Hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” đã khái quát một chân lí trong tình cảm của người mẹ đối với con. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Trong cái nhìn và tấm lòng của người mẹ nào cũng vậy, đứa con dù đã khôn lớn, trưởng thành đến đâu thì vẫn cần đến sự chăm lo và tình yêu thương của mẹ. Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con, chia sẻ, khích lệ và nhất là động viên, an ủi khi đứa con gặp những nỗi buồn, những cay đắng, cô đơn. Người mẹ và quê hương bao giờ cũng là điểm tựa tinh thần, nguồn an ủi, nơi nương tựa và chốn bình yên, nhất là đối với những người mà cuộc đời phải trải qua nhiều thăng trầm, phiêu bạt.

– Những câu thơ “Một con cò thôi – Con cò mẹ hát – Cũng là cuộc đời – vỗ cánh qua nôi” đưa bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy. Ớ đây, hình tượng con cò được phát triển thêm một tầng ý nghĩa khái quát lớn rộng hơn nữa: Con cò trong lời hát ru của mẹ là hình ảnh biểu tượng của cuộc đời “Vỗ cánh qua nôi”, đến và sẽ ở lại với tâm hồn mỗi người, từ thuở còn nằm nôi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận