Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Sang thu”

Đang tải...

Tìm hiểu bài thơ “SANG THU”

(Hữu Thỉnh)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt và kéo dài vừa đi qụa, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, cuộc sống cũng dần trở lại với những quy luật và nhịp điệu bình thường, con người lại có thê sống với đầy đủ những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên, trong một đất nước đã thanh bình trở lại. Trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy, những cảm nhận tinh tế về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đã được Hữu Thỉnh ghi lại một cách tài tình trong bài Sang thu.

– Tứ thơ và mạch vận động của cảm xúc, suy tưởng trong bài thơ: Cả ba khổ thơ của bài Sang thu đều là sự cảm nhận về lức giao mùa từ hạ sang thu qua những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời. Ở đây, cảm nhận về sự vận động của thời gian được biểu hiện qua những biến đổi của các sự vật trong không gian. Cái tứ của bài đã lộ rõ ngay từ nhan đề bài thơ: Sang thu. Tứ thơ ấy được triển khai theo mạch vận động hợp lí lần lượt qua ba khổ thơ:

+ Ở khổ đầu, tín hiệu của mùa thu được nhận ra qua những sự vật trong không gian gần gũi của làng quê, được cảm nhận bằng nhiều giác quan: hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ.

+ Sang khổ thơ thứ 2, biểu hiện của sự giao mùa được mở ra với những hình ảnh ở khoảng xa rộng hơn, bao quát cả bầu trời và mặt đất: sông dềnh dàng, chim vội vã, mây vắt nửa mình sang thu.

+ Ớ khổ cuối, cảm nhận về sự giao mùa sang thu hướng vào những hình ảnh mang tính khái quát và những suy ngẫm, chiêm nghiệm của chủ thể trữ tình (Vần còn bao nhiêu nắng – Đã vơi dần Cơn mưa – Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hảng cây đứng tuổi).

Mạch vận động của tứ thơ sang thu là đi từ sự nhận biết bằng những cảm giác cụ thể, trực tiếp đến những quan sát bao quát không gian, thời gian để đi tới những suy ngẫm, chiêm nghiệm không chỉ vé thiên nhiên mà còn về đời sống con người. Ngoài ý nghĩa về thời điểm giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thời của đất nước, bài thơ còn gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát về đời người trong sự vận động của thời gian.

– Đặc sắc về nghệ thuật:

+ Sử đụng từ ngữ chính xác, tinh tế, có tính sáng tạo, đặc biệt là những từ chỉ các trạng thái vận động của hiện tượng, sự vật: phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình,… Sáng tạo hình ảnh vừa chính xác, giàu sức biểu cảm vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Biện pháp nhân hoá được sử dụng sáng tạo ở cả ba khổ thơ, làm cho các bức tranh thiên nhiên hiện ra sống động như có linh hồn, gần gũi với con người: sương chùng  chình, sông dềnh dàng, mây vắt nửa mình, hàng cây đứng tuổi,…

II-LUYỆN TẬP

1. Phân tích cảm nhận tinh tế của tác giả về những biểu hiện của thiên nhiên lúc sang thu trong khổ thơ đầu.

2. Em cảm nhận như thế nào về hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”?

3. Ngoài ý nghĩa tả thực về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc sang thu, những hình ảnh ở khổ 2 và 3 của bài thơ còn gợi ra ý nghĩa biểu tưởng gì?

Gợi ý

1. Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc giao mùa sang thu trong khổ thơ đầu:

– Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu lại được nhận ra bằng khứu giác, ấy cũng là một cảm nhận riêng và mới của tác giả về thời khắc sang thu: “Bỗng nhận ra hương ổi – Phả vào trong gió se”. Hai câu thơ đầu quả là một phát hiện tinh tế của Hữu Thỉnh về một điều rất quen mà lạ. Mùa thu cũng là mùa của nhiều thứ quả chín. Nhưng thường văn chương nói đến những thứ quả đặc trưng của mùa thu là trái bưởi, quả thị chứ mấy ai để ý đến hương ổi. Kì thực, trái ổi có một hương vị riêng, giản dị, dân dã mà nồng nàn và không kém phần hấp dẫn trong các hương vị của vườn quê. Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh còn ở chỗ nhận ra cái hương ổi “Phả vào trong gió se”. Gió se là gió lúc đầu mùa thu nhẹ, khô, mát mà chưa lạnh. Cùng một lúc hai tín hiệu của tiết thu hoà quyện với nhau, được chủ thể trữ tình cảm nhận bằng cả khứu giác và xúc giác.

– Đến hai câu tiếp theo thì mùa thu đã hiện ra rõ ràng hơn trong một hình ảnh quen thuộc đặc trưng: sương thu. Nhưng đây mới chỉ là làn sương mỏng trong buổi sớm mùa thu còn vương vấn trong không gian của ngõ xóm làng quê: “Sương chùng chình qua ngõ”. Đây chưa phải là sương dày của mùa thu thực sự như đã được miêu tả trong thơ của Nguyễn Khuyến (Nước biếc trông như tầng khói phủ) hay trong thơ Tản Đà (Từ vào thu đến nay – Gió thu hiu hắt – Sương thu lạnh – Trăng thu bạch – Khói thu xây thành). Đến đây, nhà thơ đã nhận ra khá rõ bước chuyển mùa dù vẫn còn đôi chút nghi ngờ sự cảm nhận của mình: “Hình như thu đã về”.

2. Ấn tượng về lúc giao mùa được diễn tả bằng một hình ảnh không – thời gian thật độc đáo và kì thú trong hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”. Cảm thức về thời gian đã được cụ thể hoá trong một hình ảnh của không gian: dường như trên bầu trời có một ranh giới giữa hai mùa, mà sự chuyển dịch của đám mây mới chỉ vắt được một nửa sang thu, như một gạch nối để sự chuyển giao giữa hai mùa không bị đứt đoạn, có vẻ vừa thấy rõ, lại vừa mơ hồ. Đám mây thực trên bầu trời đã mang sắc màu của đám mây siêu thực, trong sự hoà trộn của không gian và thời gian.

Xem thêm: Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Nói với con”

3. Đặt vào thời điểm sáng tác năm 1977, bài Sang thu có thể gợi ra sự cảm nhận về hoàn cảnh của đất nước trong buổi giao thời từ chiến tranh sang hoà bình: “Vẫn còn bao nhiêu nắng – Đã vơi dần cơn mưa”. Cũng không chỉ là chuyện mưa nắng của trời đất, mà còn là những mưa nắng của cuộc đời. Trời đất dịu lại, nắng bớt gay gắt, mưa cũng không còn ào ạt, tâm hồn con người như cũng được thanh lọc, đó phải chăng là một ẩn dụ về cuộc sống, về xã hội từ thòi chiến chuyển sang thời bình?

Hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu hơn cả về trạng thái giao thời trong bài thơ của Hữu Thỉnh cũng chính là hình ảnh độc đáo về thiên nhiên giao mùa: “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”. Đám mây kia mới chỉ vắt nửa mình sang thu, nửa còn lại vẫn bị mùa hạ cầm giữ, hay vẫn còn lưu luyến với cái thời chưa xa, chưa thật sự thành quá khứ? Đó cũng chính là một hình ảnh biểu tượng vế trạng thái quá độ, giao thời của cuộc sống, của xã hội khi mà các nếp sống, thói quen của một thời vẫn đang tiếp tục cái quán tính của nó ở thời sau.

Hai câu cuối: “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi” gợi ra nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đó có thể là giao thời của đời người từ tuổi trẻ hăm hở sang độ tuổi trưởng thành nên người ta có thể bình tâm, chủ động trước mọi biến cố, thử thách, như hàng cây đứng tuổi không còn sợ hãi trước những tiếng sấm bất ngờ. Mặt khác, có thể cảm nhận ý nghĩa biểu tượng ở hai câu thơ gắn với hoàn cảnh thời đại: những biến động, thách thức, đe doạ của hoàn cảnh đã không còn là sự bất ngờ đối với một con người, một đất nước đã từng trải và trưởng thành qua bao nãm tháng chiến tranh, bao thử thách dữ dội.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận