Chuyên đề Văn nghị luận – Ngữ văn 9

Đang tải...

Chuyên đề VĂN NGHỊ LUẬN

A – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Chương trình Ngữ văn THCS hướng tới hình thành ở HS những hiểu biết và kĩ năng về các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính. Mục tiêu này không chỉ được thể hiện trong phần Tập làm văn, mà còn ở cả phần Văn học. Trong phần Văn học, HS được tiếp xúc với rất nhiều văn bản tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài thuộc các thể loại khác nhau, ở nhiều thời kì văn học khác nhau. Nhằm hướng vào việc hình thành những hiểu biết và kĩ năng về từng kiểu văn bản, phần Văn học cũng được sắp xếp theo từng cụm tác phẩm và thể loại phù hợp với từng kiểu văn bản. Chẳng hạn, ở lớp 6 chương trình tập trung vào văn bản tự sự, do đó phần Văn học cũng chủ yếu là các tác phẩm truyện (bao gồm truyện dân gian, truyện hiện đại); còn học kì I lớp 7 HS được làm quen với kiểu văn bản biểu cảm trong phần Tập làm văn, thì tương ứng với nó, phần Văn học có các cụm văn bản ca dao – dân ca, thơ trữ tình hiện đại và tuỳ bút – bút kí giàu chất trữ tình.

Vãn nghị luận là một trong những kiểu văn bản (và thể loại) quan trọng trong chương trình THCS, có ở cả ba lớp: 7, 8, 9. Phần văn nghị luận ở lớp 9 số lượng văn bản không nhiều và đểu là nghị luận hiện đại, bao gồm hai loại: nghị luận xã hội (Bàn về đọc sách, Chuẩn bị hành trang vào thê kỉ mới), nghị luận văn học (Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten). Ngoài ra, các văn bản nhật dụng ở lớp 9 cũng đều thuộc kiểu văn bản nghị luận (Phong cách Hồ Chí Minh, Đâu tranh cho một thế giới hoà bình).

Xem thêm: Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Sang thu”

2. Tuỳ thuộc vào đối tượng nghị luận, về đại thể vãn nghị luận được chia làm hai loại: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Giữa hai loại ấy cũng không có sự tách biệt tuyệt đối, bởi tác phẩm văn học là sự phản ánh, nghiền ngẫm của nhà văn về đời sống; là sự sáng tạo một thế giới nghệ thuật dựa trên sự quan sát, hiểu biết về xã hội và con người. Bởi thế, có những đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí lại được rút ra từ một nhận định, một câu văn trong tác phẩm văn học, hay một câu ca dao, tục ngữ.

Nghị luận xã hội có phạm vi tương đối rộng: nghị luận về một tư tướng, dạo lí; nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; ngoài ra còn có nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (có thể coi là sự kết hợp của cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học).

Nghị luận văn học cũng có nội dung hết sức phong phú: nghị luận về một vấn đề mang tính chất nguyên lí của văn học (như đặc trưng, chức năng, ý nghĩa, tác dụng của văn học); nghị luận về một giai đoạn, một trào lưu, về tác giả, về tác phẩm hay một trích đoạn (thơ, truyện, kịch); nghị lụận về một nhân vật, một hình ảnh trong tác phẩm hoặc liên văn bản. Trong chương trình THCS, phần văn bản nghị luận văn học tập trung vào những vấn đề mang tính nguyên lí (Ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten). Trong khi đó, văn nghị luận ở phần Tập tàm văn lại tập trung vào hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm gắn với đặc trưng thể loại (nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), về một bài thơ (đoạn thơ),…)-

Riêng bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten xem ở chuyên đề văn học nước ngoài.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận