Thuyết minh về Tết trung thu – Văn bản thuyết minh – Tập làm văn 8

Đang tải...

Thuyết minh về Tết trung thu

Đề bài : Thuyết minh về Tết Trung thu.

a) Yêu cầu

  • Kiểu bài văn thuyết minh phong tục ăn tết rằm tháng tám (Trung thu). Bài viết phải thể hiện được một cách rõ nét phong tục đó xuất hiện từ bao giờ, có  nghĩa gì. Nội dung của phong tục đó gồm những gì ? Có các hoạt động  nào ? Những ai tham gia. Các loại bánh trái sử dụng trong ngày đó gồm những gì ? Tục phá cỗ trông trăng là thế nào ? Ngày nay phong tục đó có được duy trì hay không ? Có thêm ỹ nghĩa mới nào không ?
  • Bố cục bài viết hợp lí.
  • Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
  • Cần tìm đọc thêm những tài liệu (bài giới thiệu, nghiên cứu, thơ văn, truyện dân gian,…) nói về Tết Trung thu.

-Tưởng tượng hoặc tự mình trực tiếp tham gia phá cỗ Trung thu cùng gia đình, họ hàng,xóm, phường, hoặc với các tổ chức, đoàn thể,… Ở Hà Nội, có thể liên tưởng Tết Trung thu được tổ chức hằng năm ở Cung văn hoá Thiếu Nhi Hà Nội (đã được truyền hình trực tiếp và đăng tải qua báo chí).

  • Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu chung về ngày tết cổ truyền của một số dân tộc trên thế giới.
  • Những ngày tết cổ truyền của Việt Nam : Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.

Thân bài

  • Nguồn gốc Tết Trung thu.
  • Thời gian, đặc điểm, mục đích,…(rằm tháng tám, vui ngày mùa no ấm, ngày tết cho trẻ em : trong mỗi gia đình,ông bà, bố mẹ tổ chức cho con cháu ; ngoài xã hội, nhà trường tổ chức cho họcsinh, xóm làng, đưởng phố tổ chức cho các cháu thiếu nhi của địa phương mình.Chủ tịch nước gửi thư chúc tết thiếu nhi,…)
  • Chuẩn bị : bày cỗ (hoa quả, bánhtrái, chè, cốm,… ), đèn, đồ chơi trẻ con,… Chú ý thuyết minh về màu sắc,hương vị, ý nghĩa của mỗi món ăn và đồ chơi.
  • Diễn biến của lễ hội (phần nghi thức lễ, phần hội hè vui chơi, các trò chơi dân gian…):

+ Rước đèn,

+ Múa lân,

+ Phá cỗ, trông trăng,

+ Trò chơi lĩnh thưởng,

  • Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu trongđời sống tình cảm của thiếu nhi và của người lớn.
  • Những nét mới của Tết Trung thu hiện nay :

+ Hoa quả, bánh kẹo phong phú, nhiều chủng loại (hàng nội, hàng ngoại).

+ Đồ chơi đa dạng, phong phú về mẫu mã, bên cạnh đồ chơi truyền thống có cả những đồ chơi hiện đại, đắt tiền.

Kết bài

  • Nhấn mạnh niềm vui, ỹ nghĩa văn hoácủa Tết Trung thu.
  • Làm thế nào để lễ hội được duy trì,bảo tồn được nét đẹp của một phong tục mang bản sắc văn hoá riêng.

Bài 1 (Thuyết minh về Tết Trung thu)

Hằng năm, cứ tới tháng tám âm lịch,người Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu – rằm tháng tám,thời điểm mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Theo quan niệm của ngườiViệt Nam ta, Tết Trung thu là ngày hội lớn của thiếu nhi. Ngày đó có tiếng trốngếch rộn ràng, những điệu múa lân thú vị và ánh sáng lấp lánh của đèn lồng dưới vòm trời cao trong vắt cùng với trăng thanh, gió mát.

Tết Trung thu có từ bao giờ, có lẽ là không ai biết nữa, chỉ biết rằng từ bao đời nay, Trung thu đã được tổ chức ở Việt Nam như một ngày hội dưới ánh trăng. Ngày đó cả gia đình cùng tề tựu, quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Nhìn vầng trăng tròn vành vạnh, lại điểm thêm vài chỗ đen phớt xanh, người xưa đã tưởng tượng ra những câu chuyện về mặt trăng và làm cho nó trở thành truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dận gian. Ở Trung Quốc có nàng Hằng Nga phải xa chồng là Hậu Nghệ, bay lên cung trăng, rồi nàng trở thành tiên, không bao giờ chết nhưng phải sống trong cô đơn ở cung Quảng Hàn mênh mông, lạnh lẽo. Rồi còn Thỏ Ngọc đã hi sinh thân mình, nhảy vào đám lửa để cứu sống ông lão hành khất nên khi chết được lên cung trăng. Còn ở Việt Nam cũng có câu chuyện của mình về Cuội – một chú bé nghèo phải đi chăn trâu cho địa chủ, rồi chuyện về thuốc trường sinh bất tử trong “Sự tích cung trăng” nữa…

Nói tới Tết Trung thu, ngoài những câu chuyện về trăng, ta không thể không nhắc tới mâm cỗ Trung thu, nơi cả gia đình vui vầy; tận hưởng không khí của mùa thu trong lành dưới ánh trăng vàng rực rỡ. Mâm cỗ đêm Trung thu có các loại bánh Trung thu cổ truyền của dân tộc. Chúng có thể có nhiều loại : bánh hình tròn, hình vuông, hình con cá, con lợn,… nhưng chỉ có hai loại chủ yếu là bánh dẻo và bánh nướng. Khác với bánh Trung thu của Trung Quốc là ngọt sắc, béo ngậy và thơm vị thảo mộc, bánh Trung thu của Việt Nam cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn. Nhân bánh nướng thì thơm mùi rượu, mùi lá chanh, vỗ quýt, vỏ bưởi, còn bánh dẻo thìlại thơm mùi hương hoa bưởi. Hương thơm đó dậy mùi ngay từ khi cắn miếng đầu tiên vào lớp vỏ bánh làm từ gạo nếp. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã có cả bánh Trung thu có vị sữa, khoai môn, sô-cô-la… nhưng vẫn không sánh được so với vị bánh truyền thống. Ngoài bánh Trung thu, mâm cỗ của người- Việt Nam cũng không thể thiếu được những đặc sản của mùa thu : hồng, cốm, bưởi, chuối,… Cốm được làm từ gạo nếp,rang lên rồi giã dập. Gốm được làm ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng ở Hà Nội. cốm xanh có thể ăn với hồng chín đỏ hay chuối trứng cuốc chín vàng, thật hài hoà về hương vị và màu sắc,toát lên sự thanh đạm của cốm, ngọt sắc của chuối, của hồng.

Bên cạnh mâm cỗ Trung thu, ta phải nhắc tới những trò chơi của trẻ nhỏ mà ít ai có thể quên được. Hằng năm, cứ vào dịp Tết Trung thu, người ta lại nghĩ ngay điệu múa sư tử vui vẻ trong tiếng trống rộn ràng. Truyện kể rằng đã từ lâu, vào đêm rằm Trung thu nọ, có một con sư tử ngồi bên dòng suối ngắm trăng và khi đưa tay định với tới mảnh trăng thì trăng biến mất. Sư tử tức giận liền đi phá làng bản. Lúc đầu, một chàng tiều phu đi qua, đánh đuổi sư tử, cứu giúp dân làng. Từ đó, người ta thường tổ chức múa sư tử vào dịp Trung thu để tỏ lòng biết ơn đối với chàng tiều phu nọ. Ngoài múa sư tử, trẻ em còn có rất nhiều thứ đồ chơi khác nữa : nào là những chiếc mặt nạ vui nhộn, những chiếc đèn lồng ông sao,đèn cá chép sáng lấp lánh trong đêm, những chiếc trống ếch nho nhỏ mà thật vui…

Trung thu còn nhiều điều, nhiều điềukhác nữa nhưng chúng ta cũng chỉ biết rằng Trung thu là ngày tết của thiếu nhi và ngày nay chúng ta cũng cố gắng gìn giữ ngày tết ấy. Sao cho nó không bị mai một, không bị pha tạp. Nghĩ đến Tết Trung thu, lòng chúng ta luôn thấy ấm áp,vui vui.

(Nguyễn Hà Anh, lớp 8A7, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Quận Đống Đa, Hà Nội)

Nhận xét

Tuy không có nhiều tài liệu về Tết Trung thu, nhưng bài thuyết minh của bạn cũng đã cho ta thấy phong tục Tết Trung thu, tết dành riêng cho trẻ em của người Việt Nam. Ba điều quan trọng về ngày tết này là ngắm trăng, phá cỗ, và các trò chơi nhân ngày tết. Bạn đã tỏ ra khá sành điệu khi nói về bánh Trung thu truyền thống : Khác với bánh Trung thu của Trung Quốc là ngọt sắc, béo ngậy và thơm uị thảo mộc, bánh Trung thu của Việt Nam cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn. Nhân bánh nướng thì thơm mùi rượu, mùi lá chanh, vỏ quỷt, vỏ bưởi, còn bánh dẻo thì lại thơm mùi hương hoa bưởi. Hương thơm đó dậy mùi ngay từ khi cắn miếng dầu tiên vào lớp vỏ bánh làm từ gạo nếp.Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã có cả bánh Trung thu có vị sữa,khoai môn, sô-cô-la… nhưng vẫn không sánh được so với vị bánh truyền thống.

Nhìn chung, bài thuyết minh đã cho người đọc thấy được một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt.

Bài 2 (Thuyết minh về đồ chơi dân gian Việt Nam)

Hiện nay, trên thị trường đồ chơi trẻem ở Việt Nam xuất hiện không ít các mặt hàng ngoại nhập từ nước ngoài vào. Các món hàngđắt tiền được bày bán trong tủ kính với những giá cắt cổ. Còn những món đồ chơi cổ truyền Việt Nam đã đi vào lãng quên, ít ai màng tới. Đó là thứ đồ chơi một thời, là niềm say mê của biết bao thế hệ.

Từ vài năm trở lại đầy, những chiếcmặt nạ ông địa đã được các nhà sản xuất đổi mới mẫu mã, hình dáng trang trí đểrồi tung ra thị trường. Chiếc mặt nạ – đồ chơi dân gian của trẻ nhỏ bỗng chốctrở thành một mặt hàng được uồ chuộng để trang trí nội thất. Các nghệ nhân làmmặt nạ đã trang trí ra phía sau của những chiếc mẹt to nhỏ đủ cỡ và kiểu dáng.Họ còn cải tạo lại chất liệu làm mặt nạ. Sử dụng vỏ dừa được đánh bóng và sơntự nhiên rồi khéo léo tạo thành những mặt nạ đủ màu sắc. Có thể gắn thêm nhữngsợi len trang trí làm tóc, râu hai bên mẹt cho sinh động hơn. Một số loại mặtnạ gỗ và mặt nạ kim loại còn tạo được nên những khuôn mặt biểu lộ tình cảm như: hỉ (mừng), nộ (giận), ái (yêu), ố (ghét),… Trên phố Hàng Gai, một con phốnổi tiếng về các mặt hàng lưu niệm bán rất nhiều loại mặt nạ các loại. Cái bằng gỗ, bằng gốc tre già, bằng giấy bồi, bằng nan, bằng nhựa,… Theo một số người thì mặt nạ nan rất phù hợp với những căn phòng có màu tường tối và nội thất đa số bằng tre hay gỗ. Giá của các loại này chỉ khoảng từ 50.000 đồng – 100.000đồng/chiếc. Mặt hàng này được bày bán nhiều trên các phố Lương Văn Can, Hàng Lược và nhiều phố khác ở Hà Nội…

Từ xa xưa, đèn lồng là một loại đènđược ưa chuộng ở Trung Quốc, chúng dùng để trang trí, dùng trong các dịp lễ hội và còn là loại dụng cụcần thiết trong gia đình (đa số là quý tộc). Ở Việt Nam, đèn lồng là một thứ đồ chơi được trẻ em ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu. Đặc biệt những chiếc đèn lồng mang hình ông sao, hoa sen, thỏ Ngọc,… là được các em nhỏ thích nhất.

Phú Bình là một xóm làm đèn lồng ở gần Công viên Đầm Sen, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dân cư ở đầy đa phần là người làng Báo Đáp,tỉnh Nam Định. Sau năm 1954, nhiều người Nam Định đã li hương vào Sài Gòn, mang theo cổ nghề truyền thống của quê hương mình. Tuy nhiên nghề này khá cực khổ,vất vả và rất tốn thời gian. Tháng bảy là tháng bận rộn nhất, người lao động phải làm việc cả ngày lẫn đêm để đủ hàng cho mùa thu. Muốn làm một chiếc đèn lồng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước hết, các nghệ nhân phải vót tre và uốn mỏng thanh tre như ý muốn. Sau đó họ dán giấy màu xung quanh và trang trí. Hiện nay, do khối lượng công việc nhiều nên các công việc đơn giản người thợ thủ công có thể giao cho những gia đình không chuyên để họ có thêm công ăn việc làm.

Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây vốn nổi tiếng với nghề nặn tò he tinh xảotừ bột gạo nhuộm màu. Ngày nay, món đồ chơi đơn giản này vẫn mua vui cho trẻ em vào ngày Trung thu. Tuy nhiên rất ít ai biết rằng nghề nặn tò he của làng đã có từ khoảng 300 năm nay. Nhưng rất tiếc là trong cuộc chiến tranh Pháp – Việt thì cuốn gia phả bị cháy nên không thể biết ông tổ của làng là ai. Những người làm tò he thường không truyền nghề cho con gái vì họ sợ khi đi lấy chồng, con gái có thể tiết lộ bí mật cho nhà chồng.

Theo một nghệ nhân cao tuổi ở làng Xuân La thì bí quyết nặn tò he thành công nằm ở hoa tay và khâu làm bột. Gạo xay mịn như bột, sau đó cho nước vào nồi nhào thật nhuyễn, cho đến khi bột quyện dính vào với nhau. Thả cục bột vào nồi nước, để sôi độ một giờ đồng hồ, khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra rồi nhuộm thành bảy màu : trắng, xanh,đen, vàng, tím, hồng, đỏ. Điều hay nhất về tò he là dù có vê bảy màu với nhau thì vẫn không bị nhoè, không lẫn vào với nhau, màu nào vẫn ra màu ấy. Bao nhiêu thế hệ trẻ em Việt Nam đã từng mê mẩn khi ngắm nhìn người thợ làm trực tiếp ngay trên vỉa hè để bán cho khách. Các em cũng vô cùng thích thú khi được mẹ mua cho một con tò he mỗi khi đi chợ về.

Ngày nay, đồ chơi nhựa, đồ chơi điện tử tràn ngập phố phường, từ thành thị đến nông thôn. Cho dù tò he không thể cạnh tranh với những đồ chơi ấy thì người Xuân La tự hào rằng làng họ có nghề gia truyền mà không dễ làng quê nào khác có được.Ngày nay, người nặn tò he có mặt trên khắp cả nước, thậm chí cả ở Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. Điều này chứng tỏng hề tò he không hề mất. Con tò he tuy bé nhỏ, nhưng nó mang nặng tâm tình,danh dự của cái nghề đã gắn liền với những người làng Xuân La ngày nay.

Đồ chơi dân gian tuy không được dùng đại trà và rộng rãi song sự có mặt của nó chứng tổ nghệ thuật dân gian của các nghệ nhân vẫn được coi trọng. Thứ đồ chơi nhỏ bé đó vẫn thể hiện được vẻ đẹp của đời sống văn hoá riêng của dân tộc ta. Ông ngoại em vẫn nói : “Nhìn thứ đồ chơi bé nhỏ, ngộ nghĩnh đó cứ thấy bồi hồi, xao xuyến nhớ về thuở ấu thơ hồn nhiên và nhỏ dại.”.

(Nguyễn Hà Phương, lớp 8A2, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Thuyế tminh về đồ chơi dân gian là một đề bài có phạm vi rộng. Chỉ cần chọn một hay vài đồ chơi là công việc cũng đủ cho người viết làm một bài thuyết minh dài. Đồ chơi dân gian vừa liên quan đến phong tục, vừa liên quan đến lễ hội, mà cũng liên quan đến đồ vật (một vật cụ thể), chỉ có khác là không phải vật dùng, mà là vật để chơi hoặc trang trí nội thất.

Bạn đã chọn ba loại đồ chơi là mặt nạ, đèn lồng (liên quan đến Tết Trung thu) và tò he để thuyết minh. Với ba loại đồ chơi này, cách thuyết minh cũng khác nhau về trình tự, đem đến cho người đọc những thông tin bổ ích. Với mặt nạ, bạn tập trung vào quãng vài năm gần đây với những đổi mới về mẫu mã, chất liệu, nhằm biến nó từ đồ chơi thành vật trang trí nội thất. Với loại đèn lồng, bạn giới thiệu xóm đèn lồng Phú Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và nghề nặn tò he, bạn giớ ithiệu làng nghề Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Nói chung, việc thuyết minh của bạn khá mạch lạc, rõ ràng, gây hứng thú.

Có lẽ cần sửa lại cụm từ cuộcchiến tranh Pháp- Việt. Không có gì sai, nhưng người Việt Nam không nói thế. Về cái chuyện luộcbột làm tò he cũng cần xem lại. Khi mới bỏ vào nước, cục bột chìm, sau khi chínnó sẽ nổi (như bột bánh trôi). Không biết làm thế nào để sau khi nổi nó lạichìm, và để nổi lên lần nữa mới được vớt ra nhuộm màu ?

Xem thêm 

Thuyết minh về một cuốn sách văn học

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận