Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Thuyết minh về một thể loại văn học

Đang tải...

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Muốn thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học hay văn bản cụ thể thì trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

1.2. Khi nêu các đặc điểm, cần có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ cho các đặc điểm ấy.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Thuyết minh về một thể loại văn học là một loại thuyết minh khó. Bởi lẽ, muốn rút ra được những nhận thức quan trọng để thuyết minh, các em phải có một số hiểu biết nhất định về thơ và các thể loại thơ. Bởi vì mỗi thể loại thơ đều có những đặc điểm riêng về luật, vần, niêm, nhịp… Chỉ có như vậy, việc thuyết minh của các em mới có kết quả. Luật bằng – trắc, vần, niêm, đối, nhịp,… chính là những công cụ, phương tiện để các em khám phá, nhận thức thơ nói chung và thơ Việt Nam nói riêng.

Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.

I. Quan sát

Muôn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm. Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

Dùng các công cụ như luật bằng – trắc, vần, niêm, đối, nhịp…, để quan sát, khám phá và phát hiện đặc điểm của hai bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn.

Có thể nhận thấy:

* Đây là thể thơ thất ngôn bát cú (mỗi dòng bảy tiếng, mỗi bài tám dòng thơ).

– Nhịp thơ thường là 4/3.

Bủa tay ôm chặt / bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan Ị cuộc oán thù.

Thân ấy vẫn còn, / còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm / sợ gì đâu.

(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Tháng ngày bao quản / thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền / dạ sắt son.

Những kẻ vá trời / khi lỡ bước,

Gian nan chi kể / việc con con!

(Đập đá ở Côn Lôn)

– Khi đọc một dòng thơ, sau một số tiếng có nghĩa nhất định, các em dừng lại một chút trước khi đọc hết dòng thơ. Chỗ ngừng đó là những chỗ ngắt nhịp trong dòng thơ.

– Kí hiệu các thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) là T, và các thanh bằng (ngang, huyền) là B. Sự luân phiên bằng trắc trong hai bài thơ được cụ thể hoá như dưới đây:

+ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

T-B-B-T/ -T-B-B T-T-

B-B/ -T-T-B T-T-B-B/ –

B-T-T T-B-T-T/ –

T-B-B T-B-B-T/ –

B-B-T T-T-B-B/ –

T-T-B B-T-T-B/

-B-T-T B-B-B-T/ – T-B-B

+ Đập đá ở Côn Lôn:

B-B-T-T/ -T-B-B B-T-

B-B/ -T-T-B T-T-T-B/ –

B-T-T B-B-T-T/ -T-B-B

B-B-T/ -B-B-T B-T-

B-B/ -T-T-B T-T-T-B/ –

B-T-T B-B-B-T/ -T-B-B

– Dựa vào luân phiên B-T này các em có thể tìm ra “niêm” và “đối” trong bài thơ.

+ Niêm (dính nhau): tiếng dòng trên và tiếng tương ứng dòng dưới đều là B.

Ví dụ: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lốn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non. “

(làm/lừng: niêm với nhau)

+ Đối: Tiếng dòng trên là B và tiếng tương ứng dòng dưới là T.

Ví dụ: Trong hai dòng thơ dẫn trên, “trai, lẫy” đối với nhau.

II. Lập dàn bài

1.Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất, ngôn bát cú.

2. Thân bài:

Nêu các đặc điểm của thể thơ:

– Số câu, số chữ trong mỗi bài.

– Quy luật bằng-trắc của thể thơ.

– Cách gieo vần của thể thơ.

– Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.

3. Kết bài: cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Lập dàn bài thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn.

(Dựa vào một số truyện ngắn đã học như: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng)

a) Mở bài: Nêu định nghĩa truyện ngắn.

Ví dụ: Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, tập trung mô tả một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thê hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.

b) Thân bài:

Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn.

– Đặc điểm về dung lượng: Số trang viết ít, không dài.

(Chỉ ra đặc điểm này trong ba truyện ngắn Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng)

– Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện, vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ là một hoặc hai nhân vật với vài sự kiện nhỏ. (Phân tích ba truyện ngắn trên để thấy rõ hơn và cụ thể hơn về điều này.)

– Đặc điểm về cốt truyện:

+ Diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian hẹp.

+ Không kể trọn vẹn quá trình diễn biến của đời người mà thường chỉ chọn một thời đoạn, thời điểm hay một khoảnh khắc nào đó để trình bày (Tiếp tục phân tích ba truyện ngắn trên).

– Ý nghĩa: Truyện tuy ngắn, dung lượng không nhiều nhưng không phải vì thế mà ý nghĩa xã hội của truyện ngắn không lớn. Có nhiều truyện độ dài không lớn nhưng ý nghĩa xã hội lại hết sức sâu sắc.

(Chỉ ra ý nghĩa xã hội lớn lao của ba truyện ngắn trên.)

c) Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

– Về vẻ đẹp, về sức hấp dẫn của truyện ngắn.

– Tác dụng của truyện ngắn trong thời đại thông tin.

Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Ôn luyện về dấu câu

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận