Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Muốn làm thằng Cuội”

Đang tải...

Tác phẩm “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”

Tản Đà

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Qua bài thơ hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”.

1.2. Tản Đà tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú bằng những lời lẽ giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm súc khoáng đạt, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyệt Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội), ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, nhưng cuộc đời lại không xuôi chèo, mát mái. Tuổi trẻ Tản Đà đã gặp nhiều cảnh éo le: mấy lần thi hỏng, mối tình đầu tan vỡ, những chuyện buồn trong gia đình.

Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng lều chõng đi thi, nhưng ông lại không tán thành lẽ xuất xứ của nho gia. Tản Đà từ một nhà nho trở thành nhà văn chuyên nghiệp, sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ và sớm khẳng định được vị trí trên văn đàn đầu thế kỉ XX. Ông không chỉ sáng tác thơ, mà còn viết văn xuôi: tản văn, tuỳ bút, tự truyện, những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc.

Cả hai thể loại văn xuôi và thơ ca, Tản Đà là người của hai thế kỉ, là dấu gạch nối giữa văn học cổ điển và văn học hiện đại Việt Nam. Song Tản Đà thành công hơn cả là ở thể loại thơ.

Thơ của Tản Đà là sự chuẩn bị cả về nội dung, cả về nghệ thuật cho thơ mới ra đời. Tản Đà được các nhà phê bình văn học đánh giá cao: “Trên hội Tao Đàn, chỉ Tiên sinh là người của hai thế kỉ… Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa”. (Hoài Thanh – Thi nhânViệt Nam)

Tản Đà tiêu biểu cho hồn thơ phóng túng, lãng mạn bay bổng, với trí tưởng tượng phong phú và một phong cách thơ ngông. Bài thơ ”Muốn làm thằng Cuội” được trích giảng trong SGK nằm trong “Khối tình con I” (thơ) mang đậm phong cách nghệ thuật thơ Tản Đà.

Bài thơ là lời tâm sự của người bất hoà với xã hội đương thời buồn bã, tù túng, muốn thoát li lên cung trăng làm bạn với chị Hằng. Bài thơ giàu trí tưởng tượng, bay bổng, pha chút ngông nghênh của cái “tôi” Tản Đà.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 156)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu thơ đầu, chú ý đến những từ chỉ tâm trạng buồn chán của tác giả. Mặt khác, cần có kiến thức chung về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX để thấy được nguyên nhân nỗi buồn trần thế của thi sĩ.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu thơ đầu là lời giãi bày tâm sự của thi sĩ Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Hình thức câu thơ là một lời than thở của nhà thơ về nỗi buồn chán đang chất chứa trong lòng. Thơ Tản Đà thường trở đi trở lại một khối sầu (sầu đã đong, đã kết thành khối), thậm chí “sầu không có khối, đập sao cho tan”. Lời tâm sự nàỵ diễn ra trong một đêm thu, một đêm trăng đẹp của hạ giới. Nhưng hình như, trăng càng sáng, chị Hằng càng tỏ thì thi sĩ lại càng nhìn rõ hơn khôi sầu đang chất chứa trong lòng. Và nguyên nhân của nỗi buồn ấy được nhà thơ giải thích một cách chân thành, không giấu giếm: Trần thế em nay chán nửa rồi”. Thì ra đó là nỗi buồn trần thế, buồn vì thế thái, nhân tình. Ông “chán đời” vì bất hoà với đời, với xã hội nửa Tây, nửa Tàu đang ngột ngạt dưới vòng nô lệ của thực dân Pháp hà khắc và sự cương toả của chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Cái thực tại tầm thường, tù túng ấy khiến ngưòi ta chán ghét, và đốì với một thi sĩ có tư tưởng tự do, phóng túng, một tâm hồn thanh cao, một cá tính mạnh mẽ như Tản Đà thì quả là một tù ngục. Trong xã hội ấy, những ngươi có “tài cao” như Tản Đà không có đất dụng võ cũng là chuyện tất yếu: “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”.

Như vậy, nỗi sầu của thi sĩ không phải là tâm trạng tiêu cực của một con ngưòi bi luỵ, mà đó là nỗi lòng, tâm sự thòi thế, nhân sinh. Vì thế, nó luôn thường trực, ám ảnh trong nhiều sáng tác của ông.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 156)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tự tìm hiểu nghĩa của từ “ngông”, trong văn học cái “ngông” của ngưòi sáng tác được biểu hiện như thế nào, có gì đặc biệt? Trong bài thơ, ước mơ của thi sĩ có gì đặc biệt? cần chú ý đến các câu thơ 3, 4, 5, 6.

b) Gợi ý trả lời

“Ngông” là cái khác thưòng, cái không bình thường và vượt lên mức bình thường. Cái ngông cũng có nghĩa là chơi trội mà người bình thường không dám làm hoặc không làm được. Trong văn học, cái ngông của nhà thơ được thể hiện qua quan niệm về cuộc sông, về cái đẹp, cái tài, qua hệ thống ngôn từ…

Bài thơ “Muôn làm thằng Cuội” thể hiện rõ hồn thơ lãng mạn, thoát li, ngông nghênh, kiêu bạc của Tản Đà.

Cái ngông được thể hiện trong bài thơ qua ước muốn: muốn làm thằng Cuội, muôn lên cung trăng như nhân vật Cuội trong truyện cổ tích. Nhà thơ muốn lên cung trăng để bầu bạn, muốn làm tri âm, tri kỉ của chị Hằng. Tản Đà còn biến ước mơ của mình thành một cuộc đối thoại thân mật, suồng sã với chị Hằng – “chị Hằng ơi”; “xin chị nhắc lên chơi”. “Chị Hằng” theo truyền thuyết là Hằng Nga – tiên nữ xinh đẹp trên thiên đình. Tản Đà đã đặt mình ngang tầm với người trời nên mới có một ước mơ táo bạo, cách xưng hô thân mật “chị”, “em” như vậy.

Ngay cái cách lên trời, lên cung trăng của thi sĩ cũng biểu hiện chất ngông, táo bạo “Cành đa xin chị nhắc lên chơi”. Nhà thơ muốn chị Hằng “ghì cành đa” xuống, và “cành đa” trở thành cái thang bắc đưòng cho ông lên trời.

Cái ngông được dâng lên đến cao độ trong hai câu thơ kết:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Tản Đà tự tin làm người bạn tri kỉ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với chị Hằng. Và hằng năm “vai kề vai” với chị Hằng trông xuống cõi nhân gian bé nhỏ trong những đêm trăng Tết Trung thu.

Hai câu thơ dường như có sự đảo lộn tình thê. Nhà thơ không phải là người được chị Hằng thương xót cho lên cung trăng nữa, mà chính Hằng Nga bị nhà thi sĩ ngông nghênh kéo từ cung trăng xuông chung vui với những thú vui trần thế.

Bài thơ thể hiện một ước mơ táo bạo, một tư tưởng lãng mạn, phong phú mang đậm phong cách thơ của Tản Đà.

c) Mở rộng kiến thức

Trong nhiều bài thơ, chính thi sĩ cũng tự nhận mình có tính ngông; và chữ “ngông” đã xuất hiện nhiều lần:

Thiên tào tra xét sổ vừa xong,

Đệ sổ lên trình thượng đế trông

“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đầy xuống hạ giới về tội ngông”.

(Hầu Trời)

Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi

Bán áo mà mua giấy viết ngông.

(Dạm bán áo đoạn)

Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc

Chán cả giang hồ, hết cả ngông!

(Tiễn ông Công lên chầu trời)

Tham khảo: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Thuyết minh về một thể loại văn học

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 156)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến nghĩa của các từ trong câu thơ, cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ. Đồng thòi đặt câu thơ trong một tổng thể toàn bài thơ để giải thích cái cười ở đây có nghĩa đầy đủ như thế nào?

b) Gơi ý trả lời

Câu thơ “Tựa nhau trông xuông thế gian cười” nối tiếp mạch thơ ngông của bài thơ và là đỉnh điểm của sự ngông.

Hình ảnh nhà thơ tựa vào chị Hằng “vai kề vai” cùng trông xuông cõi nhân gian “cưòi” bộc lộc rõ cái “ngông” ấy của Tản Đà.

Thi sĩ muốn lên cung trăng vì cõi trần gian “buồn lắm” và “chán nửa rồi”. Nay ước muốn của ông đã trở thành hiện thực, được sát cánh vối nàng trăng nhìn xuống thế gian thì thật là vui sướng. Nụ cười ở đây cũng có chút gì kiêu bạc. Tản Đà thi sĩ cưòi một nụ cưòi của kẻ ở trên cao “trông xuông” thế gian ô trọc, nơi mà ông đã chán ngấy muôn rũ bỏ nó, ròi xa nó. Phải chăng nụ cưòi ấy còn là niềm vui của ngưòi thực hiện được ưốc mơ, được thoả chí mong ước, được bầu bạn tri âm với ngưòi đẹp cõi tiên. Ý thơ vừa lãng mạn vừa rất phong tình.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 156)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tổng hợp kiến thức của toàn bài. Chú ý đến giọng điệu thơ, ngôn từ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của bài.

b) Gợi ý trả lời

Muốn làm thằng Cuội là một bài thơ độc đáo. Giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, trí tưởng tượng phong phú, kì diệu, giàu chất lãng mạn bay bổng.

Yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của bài thơ trước hết là tư tưởng lãng mạn, bay bổng của tác giả. Nhà thơ đã tưởng tượng ra một cuộc đối thoại thân mật, suồng sã với Hằng Nga, hình dung ra cảnh mỗi đêm rằm tháng tám cùng chị Hằng trông xuống thế gian.

Vẻ phong tình cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tác giả đã đưa vào bài thơ Đường nghiêm trang một giọng điệu nhẹ nhàng, phóng khoáng, pha chút ngông nghênh. Lời lẽ giản dị, ngôn ngữ đối thoại như lời ăn tiếng nói hằng ngày: “buồn lắm”, “chị Hằng ơi”, “xin chị”, “chán nửa rồi”… Bài thơ có nói đến buồn, đến chán, nói đến thoát li… nhưng không bi quan mà bộc lộ một tinh thần phủ định thực tại xã hội o bế, tù túng, khao khát một xã hội tốt đẹp hơn, thanh cao hơn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận