Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Văn bản thuyết minh – Tập làm văn 8

Đang tải...

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Đề bài. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.

Bài 1

Trên trái đất này, mỗi quốc gia đều có một trang phục truyền thống của riêng mình.Việt Nam ta cũng vậy, tà áo dài của chúng ta đã là trang phục cổ truyền có từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay. Cho dù đã trải qua không ít thăng trầm của lịch sử nhưng giá trị của nó vẫn rất nguyên vẹn. Nó đã tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Ngày nay, tuy không ít những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ một vị trí rất quan trọng không những chỉ trong làng thời trang trong nước mà ngay cả trên thế giới. Nó đă được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và đã trở thành một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam hiền hoà mà nhân hậu.

Nguồn gốc của chiếc áo dài đã có từ rất xa xưa, không ai biết thời điểm chính xác là từ khi nào, chỉ có thể biết rằng nó được bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân vốn đã có từ lâu đời của dân tộc ta. Qua sử liệu, qua văn chương, qua các loại hình nghệ thuật : điêu khắc, hội hoạ, sân khấu dân gian,… chúng ta đã trông thấy hình ảnh của chiếc áo dài qua các giai đoạn phát triển của người dân Việt Nam.

Chiếc áo dài phù hợp với mọi lứa tuổi, và mọi tầng lớp của xã hội. Từ người giàu cho đến người nghèo, từ trẻ con cho đến các cụ già đều có thể mặc áo dài. Đối với mỗi độ tuổi, áo dài lại có các cách thức và kiểu may phù hợp, giúp người mặc nó cảm thấy tự tin và xinh đẹp hơn. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thấy những em bé gái xinh xắn, và đáng yêu hơn trong bộ áo dài bằng gấm, có những màu sắc đa dạng như : hồng, đỏ, xanh… cùng những chiếc quần màu trắng hoặc cùng màu áo, ở trong các cuộc nghi lễ sang trọng…trông chúng thật ngộ nghĩnh và dễ thương. Còn đối với các thiếu nữ thì tà áo dài lại càng tôn lên sự cân đối của sự uyển chuyển vốn có của mình. Họ thướt tha trong chiếc áo mềm mại và chiếc quần trắng càng làm tôn lên vẻ tinh khiết và sự trắng trong.

Áo dài may bằng nhiều thứ vải khác nhau : gấm Thái Tuấn, lụa tơ tằm, nhung, lụa,…Các kiểu may rất đa dạng và cũng có thể cách điệu như cổ ba phân hay một phân,cổ thuyền, cổ tròn… tuy không màu mè nhưng vẫn rất trẻ trung, thanh tú. Còn với những cô, những bác trung niên thì tà áo dài còn giúp họ thấy sự đứng đắn,lịch lãm và trang trọng. Nhưng với các cụ có tuổi thì có thể mặc áo dài màu nâu hay bằng nhung, lụa, đi kèm là quần đen sẽ cảm thấy lịch sự và trang nhã không kém.

Tà áo dài càng ngày càng có nhiều kiểu cách để ta lựa chọn nhưng dù thế nào thì nó vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của mình.

Tà áo dài là niềm hãnh diện của người Việt Nam không chỉ ở đất nước mình mà còn là khắp năm châu bốn biển. Giờ đây, mỗi chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ nó như di sản văn hoá của dân tộc mình. Chắc chắn, chiếc áo dài mãi mãi đẹp và trường tồn theo thời gian.

(Hồng Nhung, lớp 8M, Trường THCS Trưng Nhị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Nhận xét

Bạn đã chú ý đến lịch sử của chiếc áo dài và đã có lí khi nói rằng : Nguồn gốc của chiếc áo dài đã có từ rất xa xưa, không ai biết thời điểm chính xác là từ khi nào, chỉ có thể biết rằng nó dược bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân uốn đã có từ lâu đời của dân tộc ta.Qua sử liệu, qua văn chương, qua các loại hình nghệ thuật : điêu khắc, hội hoạ,sân khấu dân gian,… chúng ta đã trông thấy hình ảnh của chiếc áo dài qua các giai đoạn phát triển. Tuy vậy, cần thấy rằng chiếc áo dài gọn gàng, không “mớ ba mớ bảy” như ngày nay thì mới xuất hiện không phải là lâu lắm. Đúng là áo dài đã tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trọng các dịp tết nhất, lễ hội, giao lựu quốc tế. Ai cũng có thể mặc áo dài, nhưng đặc trưng nhất là áo dài trắng đồng phục của nữ sinh trung học và những tà áo dài nhiều màu của các thiếu nữ. Không rõ tác giả bài thuyết minh có đồng ý như vậy không ?

Bài 2

Trái đất chúng ta có biết bao nhiêudân tộc, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, phong tục và trang phục riêng. Mới gặp, không cần giới thiệu chỉ cần nhìn trang phục bên ngoài là ta đã rõ đó là người dân thuộc quốc gia nào. Tuy những bộ quốc phục đó không được sử dụng thường xuyên nhưng nó mang vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc, nó là niềm tự hào của mỗi xứ sở. Chúng ta cũng vậy, phụ nữ Việt Nam hãnh diện về bộ áo dài của mình. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp của họ. Chiếc áo là một trong những tinh hoa của cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Nam. Từ ngàn đờì nay, áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Quê hương của chiếc áo dài là xứ Huế,ở đócó nhiều thợ may áo dài rất đẹp. Người dân Huế coi chiếc áo dài là một nét đẹpcổ truyền quý báu của cố đô. Áo dài được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau,màu sắc khác nhau tuỳ ý người mặc. Có người còn cầu kì hơn, may áo dài và quầnxéo bằng hàng mỏng hai lớp trông thật yểu điệu. Người mặc sẽ rất hài lòng nếuchiếc áo dài ôm vừa thân hình mà lại dễ cử động. Áo dài được mặc trong những dịp long trọng và nghiêm trang như ngày lễ, tết, đám cưới, hội nghị,…

Áo dài được may theo đúng nghĩa đen của nó, dài từ cổ xuống dưới chân, cổ áo cao cài khuy chéo ngang. Khuy được tết bằng vải hoặc hạt trân châu. Áo gồm hai thân,dài suốt từ trên xuống gần chấm chân. Tay dài, không có cầu vai, may liền cổ như áo bà ba. Tà xẻ dài, khiến trong sinh hoạt dễ dàng mà tạo ra sự thướt tha,yểu điệu và mềm mại vô cùng. Áo dài thường đi liền với quần trắng. Với trang phục đó, người phụ nữ trở nên trang nhã và đài các.

Ngày nay, nữ sinh cấp ba xem áo dài là đồng phục và họ may cách tân. Thân áo bó sát,tà ngắn tạo nên nét tinh nghịch, đáng yêu của tuổi học trò. Trong thực tế sử dụng, người thợ không ngừng sáng tạo để áo dài phù hợp hơn, sử dụng thuận tiện hơn và đẹp hơn. Quần trắng thay bằng quần đồng màu với áo. Vạt áo dài chấm chân hoặc ngắn hơn tuỹ ý thích và tuỳ vóc dáng người. Vạt áo may rộng xoè ra hay may hẹp nhỏ lại trông ngộ nghĩnh và trẻ trung. Rồi cổ cao, cổ thấp, thậm chí không cổ… tay dài rồi tay ngắn cho mát mẻ, dễ sử dụng. Các nhà tạo mẫu luôn đem áo dài làm đề tài sáng tạo của mình từ kiểu dáng, màu sắc, hoạ tiết… và luôn đem lại cảm giác bất ngờ và ưa thích đối với bạn bè trên thế giới.Nó là thứ trang phục không thể thiếu được khi phụ nữ Việt Nam sang nước ngoài, nhất là các hoa hậu của chúng ta tham gia các kì thi quốc tế. Sự kín đáo, duyên dáng đầy e ấp, mặn mà của họ đã chinh phục được ban giám khảo kể cả những người khó tính nhất.

Dù ở bất cứ đâu, chiếc áo dài cũng được nâng niu, bảo trọng. Người nước ngoài sang Việt Nam chơi ai cũng sắm một bộ áo dài để thể hiện vẻ đẹp yêu kiều của mình với người thân và cũng bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng bộ trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chiếc áo dài đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Dù xã hội ngày càng phát triển, trang phục ngày càng phong phú nhưng bộ quốc phục này luôn được giữ gìn như quốc hồn quốc tuý của dân tộc. Ở đâu trên thế giới này có người Việt Nam thì ở đó có áo dài Việt Nam và chiếc áo dân tộc đó được nâng niu, yêu quý như một nét văn hoá đầy bản sắc riêng.

(Nguyễn Thanh Thuỷ, lớp 8A4, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Có lẽ chưa có một văn bản nào quy đính áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng thực tế hễ nói đến phụ nữ Việt thì không thể không nói đến áo dài. Từ áo dài đã trở thành một từ của tiếng Anh vì họ không thể dùng hai từ có sẵn : áo + dài để dịch.

Mọi lứa tuổi đều có thể mặc áo dài,nhưng có lẽ áo dài đồng phục của nữ sinh trung học và áo dài của các cô thanhnữ là đẹp nhất, yểu điệu nhất, thanh lịch nhất. Nhận xét về áo dài thế này làmột nhận xét của người am hiểu : áo dài dược may theođúng nghĩa đen của nó, dài từ cổ xuống dưới chân, cổ áo cao cài /chuy chéo ngang. Khuy được tết bằngvải hoặc hạt trân châu. Ảo gồm hai thân, dài suốt từ trên xuống gần chấm chân.Tay dài, không có cầu uai, maỵ liền cổ như áo bà ba. Tà xẻ dài, khiến trongsinh hoạt dễ dàng mà tạo ra sự thướt tha, yểu điệu uà mềm mại uô cùng. Áo dàithường đi liền với quần trắng. Với trang phục âó, người phụnữ trở nên trang nhã và đài các. Có lẽ cũng cần kiểm tra lại về xuất xứ của áo dài, trước khi kết luận quê hương của áo dài là xứ Huế.

Xem thêm 

Thuyết minh về đôi dép lốp

Thuyết minh về chiếc nón

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận