Tập làm văn : Mở bài trong  bài văn kể chuyện – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       Biết thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. Bước đầu biết viết đoạn mở đầu bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I – Nhận xét

1. Đọc truyện sau: Rùa và thỏ (Học sinh đọc SGK trang 112, 113).

2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.

       Đoạn mở bài trong truyện Rùa và thỏ.

       Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.

3. Cách mở bài sau đây có gì khác so với cách mở bài nói trên?

       Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là loài chạy chậm, còn thỏ là loài chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

       Cách mở bài trong đoạn văn trên không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện “rùa chạy chậm, thỏ chạy nhanh” rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể (Mở bài gián tiếp). Còn cách mở bài trong truyện Rùa và thỏ kể ngay vào sự việc, câu chuyện (Mở bài trực tiếp).

       – Có hai cách mở bài là trực tiếp và gián tiếp.

       + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

       + Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

II – Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

1. Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?

       Những cách mở bài trong bốn đoạn văn ở SGK trang 113, 114 như sau:

       – Câu a: Mở bài trực tiếp.

       – Câu b; c; d: Mở bài gián tiếp.

2. Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào?

Câu chuyện Hai bàn tay ở SGK trang 114 là mở bài trực tiếp – Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

3/ Kể lại phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp.

Tham khảo cách kể sau:

Hai bàn tay 

       Kể theo lời của người kể chuyện: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng của Bác thật thiêng liêng cao cả. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, Bác đã chứng kiến cảnh, nước mất nhà tan. Bác đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Câu chuyện được bắt đầu như sau…

       Kể theo lời của bác Lê: Từ ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ, tôi; một người bạn của Bác rất kính phục trước thái độ dứt khoát của Bác. Câu chuyện mà tôi muốn nói ở đây là những ngày chúng tôi cùng sống với nhau ở Sài Gòn. Câu chuyện được bắt đầu như thế này…

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận