Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Phần 2

Đang tải...

Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 giúp các bạn học sinh ôn tập các bài đọc trong sách giáo khoa và củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản, thực hành tiếng Việt và tập làm văn. Trong bài viết này, chúng tôi mang đến 4 đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 mới nhất từ đề 5 đến đề 8. Hy vọng có thể giúp các bạn học tốt tiếng Việt và đạt điểm cao trong kì kiểm tra cuối học kì I môn tiếng Việt 4.

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT 4

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ 5:

Hãy đọc thầm bài đọc “Văn hay chữ tốt” (SGK Tiếng Việt 4/Tập 1-Trang 129) và  khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau    :

Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao cao Bá Quát thường bị điểm kém ?

  1. A. Vì ông là người ham chơi không chịu học bài.
  2. Vì ông là người viết chữ rất xấu.
  3. Vì bài văn ông viết không hay.
  4. Vì bài viết của ông hay mắc lỗi chính tả.

Câu 2: (0,5 điểm) Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ ?

  1. Cao Bá Quát rất vui vẻ.
  2. Cao Bá Quát không lấy gì làm vui vẻ.
  3. Cao Bá Quát từ chối không giúp bà cụ làm đơn vì chữ viết xấu.
  4. Cao Bá Quát ngại giúp bà lão hàng xóm vì chữ xấu.

Câu 3: (0,5 điểm) Sự việc gì đã xảy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận ?

  1. Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi huyện đường.
  2. Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn.
  3. Vì quan không đọc được chữ viết trên lá đơn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường.
  4. Vì quan thấy bà cụ nghèo hèn nên đã đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường.

Câu 4: (0,5 điểm) Cao Bá Quát đã hiểu ra điều gì ?      

  1. Học thật giỏi còn chữ viết thì không quan trọng.
  2. Chữ viết chỉ cần đọc được chứ không cần đẹp.
  3. Dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
  4. Chỉ cần luyện chữ đẹp là được chứ không cần học giỏi.

Câu 5. (0,5 điểm) Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

  1. Ông luyện vào các buổi sáng, tối đi ngủ sớm lấy sức.
  2. Ông luyện cả đêm không ngủ. Ông còn mượn những quyển sách chữ đẹp làm mẫu.
  3. Ông luyện cả sáng cả tối. Ông còn mượn những quyển sách chữ đẹp làm mẫu.
  4. Ông luyện khi đi thi chữ viết đẹp.

Câu 6: (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

   “Ông biết dù …………….. đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông……………………….. luyện viết chữ sao cho đẹp.”

Câu 7:  (1 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.

Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai”.

Thông tin

Trả lời

1. Cao Bá Quát từ nhỏ viết chữ rất đẹp.

Đúng/Sai

2. Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ vì lá đơn được viết lí lẽ rõ ràng.

Đúng/Sai

3. Ông mượn những cuốn sách viết chữ đẹp để luyện nhiều kiểu chữ.

Đúng/Sai

4. Ông nổi danh khắp đất nước là người văn hay chữ tốt.

Đúng/Sai

Câu 8: (1 điểm)  Trong câu: “Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên

 thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường”.

Các động từ là:  …………………………………………………………………………………………………….

Câu 9: (1 điểm ) Trong câu: “Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?”  Câu hỏi này được dùng với mục đích gì?

Câu 10: (1 điểm): Qua câu chuyện này em rút ra cho mình được bài học gì?

ĐỀ 6:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

BÀI KIỂM TRA NHỚ ĐỜI

          Bài kiểm tra ấy không có câu nào quá khó. Duy chỉ có câu hỏi cuối cùng làm tôi sửng sốt: “Chị hãy cho biết tên của bà lao công trong trường ta.” Trời ạ ! Bà lao công thì có liên quan gì tới chuyện hộ sinh kia chứ ?

Bà già lắm rồi, mặt nhăn nheo, dáng khắc khổ, suốt ngày cắm cúi lau nhà… Tôi để trống câu trả lời.

          Hôm trả lại bài, giáo sư chậm rãi nói:

          – Đa số các em đều làm bài được. Nhưng tôi lo với cái đà này khi tốt nghiệp, sẽ cho ra trường toàn là … người máy. Đó sẽ là một thảm họa !

          Chúng tôi lao nhao, không hiểu thầy muốn nói gì.

          – Nghề của các em là giúp đỡ phụ nữ trong những giờ phút đau đớn nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất. Nghề của các em cần những con người biết quan tâm giúp đỡ con người dù đó là phu nhân hay là bà quét rác. Một bà lão cần mẫn phục vụ các em năm này năm khác mà các em không thèm biết tên thì đó là một điều đáng để các em phải suy nghĩ. Vì vậy, tôi cho rằng bài của cả lớp không đạt yêu cầu.

          Sau dò hỏi, tôi biết được tên bà là Đô-rô-thi. Bà làm việc đã gần nửa thế kỉ. Hai con trai bà đã hi sinh, bà có quyền nghỉ hưu nhưng vẫn xin ở lại trường làm việc không lương, để cống hiến cho xã hội.

                                                                    Theo Thương Huyền

Câu 1. Tại sao đề thi khiến chị sinh viên sửng sốt ?              

A. Tại đề có nhiều câu khó. B. Tại đề có câu cuối rất khó.

C. Tại đề có câu hỏi tên bà lao công. D. Tại đề có câu hỏi chẳng liên quan gì.

Câu 2. Hình dáng của bà lao công được tác giả miêu tả bằng những từ ngữ nào?

A. Già, nhăn nheo, khắc khổ. B. Già, nhanh nhẹn.

C. Nhăn nheo, chậm chạp. D. Già nhưng còn trẻ đẹp.

Câu 3.Dựa vào đâu mà vị giáo sư nói rằng ông sợ cho ra trường những người máy ?

  1. Các học trò của ông chỉ lo học và vui chơi.
  2. Các sinh viên chưa quan tâm tới những người nghèo khổ.
  3. Sinh viên không quan tâm tới bà lao công đã tận tụy phục vụ họ.
  4. Không coi trọng bà lao công.

Câu 4. Cuối cùng chị sinh viên đã biết những gì về bà lao công ?

  1. Tên bà, 2 con trai bà đã hi sinh, bà đã quá tuổi nghỉ hưu.
  2. Bà xin làm việc không lương để cống hiến.
  3. Bà lao công có mối quan hệ rộng rãi.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5. Vì sao vị giáo sư cho rằng bài của cả lớp không đạt yêu cầu ?

Câu 6. Câu chuyện giúp em rút ra bài học gì?

Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm những từ ghép có nghĩa phân loại ?  
 A. Kiểm tra, lao công, nhăn nheo.              B. Quan tâm, phu nhân, cần mẫn.

C. Giáo sư, thế kỉ, hộ sinh.     D. Chăm chỉ, quan tâm, kiểm tra.

Câu 8. Gạch chân các Danh từ, Động từ, Tính từ có trong câu văn sau: 

        “Nghề của các em là giúp đỡ phụ nữ trong những giờ phút đau đớn nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất.”

– Các Danh từ :  ……………………………………………………………………….

– Các động từ: ………………………………………………………………………….

– Các tính từ: ……………………………………………….………………………….

Câu 9. Khoanh tròn vào chữ Đúng hoặc Sai ?

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn 1 của câu chuyện là gì ?

Trả lời

Dẫn lời đối thoại trực tiếp của nhân vât.

Đúng/Sai

Đánh dấu từ ngữ với ý đặc biệt.

Đúng/Sai

Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đúng/Sai

Trích lời giải thích.

Đúng/Sai

Câu 10. Câu tục ngữ sau đây khuyên chúng ta điều gì?

                     Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

ĐỀ 7:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

        Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

– Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

– Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

      Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

– Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước.  – Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

– Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

       Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

       Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

      Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.

                                                                (Bích Thuỷ)

Câu 1: Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?

A. Bị tật ở chân Bị ốm nặng         C. Bị khiếm thị        D. Bị khiếm thính

Câu 2: Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào?

  1. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
  2. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
  3. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
  4. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán

Câu 3: Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?

  1. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.
  2. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.
  3. Vì ông không có thời gian tới gặp họ
  4. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối.

Câu 4: Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào?

  1. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
  2. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
  3. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
  4. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

Câu 5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ?

  1. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
  2. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.
  3. Làm ơn không mong báo đáp.
  4. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.

Câu 6: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Hãy giúp đỡ những người vô gia cư.
  2. Hãy giúp đỡ những trẻ em nghèo, bệnh tật
  3. Hãy giúp đỡ người khác khi mình giàu có và có điều kiện.
  4. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp.

Câu 7: Tiếng “bé” có mấy bộ phận

A. 1 bộ phận: Vần                  B. 2 bộ phận : Vần và thanh

B. 3 bộ phận : âm đầu, vần và thanh                     D. Chỉ có phần thanh.

Câu 8:  Dòng nào sau đây đều là các tính từ :

  1. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh,
  2. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, suy nghĩ.
  3. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nhẹ tênh.
  4. Lành lặn, ồn ào, hèn nhát, nặng trịch, thẳng thắn.

Câu 9:  Gạch chân các động từ trong đoạn văn sau:

          Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm.

Câu 10: Đặt một câu có từ “nhân hậu”

ĐỀ 8:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

     Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

     Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

     – Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

       – Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

       Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

                                                            (Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài)

Câu 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.

B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.

C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

Câu 3. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (1 điểm)

Thông tin

Trả lời

A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.

Đúng / Sai

B. Cây sậy nhỏ bé nhưng lại đoàn kết với nhau chống lại bão nên mới không bị bão thổi đổ .

Đúng / Sai

C. Sau trận bão cây sồi bị nghiêng ngả, ủ rũ.

Đúng / Sai

D. Cây sồi đã rất xấu hổ vì những suy nghĩ của mình.

Đúng / Sai

Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?(0.5 điểm)

A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.

B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.

C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

Câu 5. Em hãy điền cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm: (0,5 điểm)

         Chúng tôi …………………để chống lại gió bão, nên gió bão dù ………………cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?(0,5 điểm)

A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi

B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt

C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn

D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.

Câu 7. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 diểm)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.

Câu 8. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

Câu 9. Các danh từ có trong câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông.” là:

Câu 10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)

Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội.

TẬP LÀM VĂN: 

Luyện viết các bài văn miêu tả đồ vật sau vào vở:

Đề 1:  Đồ dùng học tập được coi như là những người bạn thân thiết của em. Em hãy miêu tả một đồ dùng học tập mà em thích nhất.

Đề 2: Tuổi thơ của mỗi người đều gắn với các đồ chơi quen thuộc. Hãy tả lại một đồ chơi gắn bó nhiều kỉ niệm với em nhất.

Đề 3: Chiếc cặp sách luôn là người bạn đồng hành của em trong những ngày đến trường. Hãy tả lại chiếc cặp sách của em.

Đề 4: Hãy tả một đồ vật em yêu quý nhất.

Chúc các bạn ôn tập học kì I Tiếng Việt 4 thật hiệu quả!

>> Xem thêm: Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Phần 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận