Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Phần 1

Đang tải...

Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 giúp các bạn học sinh ôn tập các bài đọc trong sách giáo khoa và củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt. Trong bài viết này, chúng tôi mang đến 4 đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 mới nhất từ đề 1 đến đề 4. Hy vọng có thể giúp các bạn học tốt tiếng Việt và đạt điểm cao trong kì kiểm tra cuối học kì I môn tiếng Việt 4.

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT 4

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ 1:

Hãy đọc thầm bài đọc “Ông Trạng thả diều” (SGK Tiếng Việt 4/Tập 1-Trang 104) và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau:

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là một cậu bé thông minh? (0,5đ)

  1. Lúc còn bé đã biết làm lấy diều để chơi.
  2. Mới lên 6 tuổi đã học đâu hiểu đấy và có trí nhớ lạ thường.
  3. Mới sáu tuổi đã có thể đọc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thời gian đi chơi.
  4. Gồm tất cả các chi tiết đã nêu trong các câu trả lời A,B,C.

Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là cậu bé vừa chịu khó vừa ham học? (0,5đ)

  1. Vì nhà nghèo nên Hiền phải bỏ học. Trong lúc chăn trâu, vẫn phải đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dưới trời mưa gió, tối đến đợi bạn học xong mới mượn vở về học.
  2. Trong lúc chăn trâu, vẫn phải đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dưới trời mưa gió.
  3. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học
  4. Vì nhà nghèo nên Hiền phải bỏ học.

Câu 3. Dựa vào bài đọc, hãy xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1 đ)

Khoanh tròn vào “ Đúng” hoặc “ Sai”.

Thông tin

Trả lời

Nguyễn Hiền sinh ra vào đời vua Trần Nhân Tông.

Đúng/ Sai

Nguyễn Hiền đã biết tự làm lấy diều để chơi từ lúc nhỏ.

Đúng/ Sai

Nguyễn Hiền rất thông minh, có thể thuộc một lúc ba mươi trang sách.

Đúng/ Sai

Nguyễn Hiền chữ tốt, văn hay vượt xa các học trò khác.

Đúng/ Sai

Câu 4. Vì sao cậu bé Nguyễn Hiền được gọi là ông Trạng thả diều? (0,5đ)

  1. Vì khi còn nhỏ Hiền thích chơi diều.
  2. Vì lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
  3. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú rất thông minh.
  4. Vì Hiền đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi, khi ấy chú vẫn thích chơi diều.

Câu 5: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: (0,5đ)

            Ban ngày, …………………, dù mưa gió thế nào, chú cũng …………………… nghe giảng nhờ.

Câu 6. Câu chuyện trong bài cho chúng ta bài học gì? (1đ)

Chịu khó học tập và khắc phục mọi khó khăn để học thì sẽ đạt được kết quả tốt.

Câu 7. Dòng nào sau đây chỉ toàn các động từ: (0,5đ)

A. Thả, làm, giảng, chơi, bay, học. B. Thi, diều, nước, phải, bay, học.

C. Bay, làm, lá, giảng, học, bay. D. Thả, làm, mưa, giảng, bay, học.

Câu 8. Con hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Có chí thì nên” là gì? (1đ)

Câu 9. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc  từ

loại nào? (0,5đ)

A. Danh từ      B. Động từ              C. Tính từ             D. Từ đơn

Câu 10. Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì ? để nói về chú bé Nguyễn Hiền (1đ)

ĐỀ 2:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

– Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

        – Chiến đấy thật ư con?                              

 Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

– Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

                                                                                       (Theo Thăng Sắc)

Câu 1: (0,5đ) Điền từ vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu văn sau:

        “Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ……. ………………….và…………………………….”.

Câu 2: (0,5đ) Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào?

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

Câu 3:  (0,5đ) Mười năm Chiến đi bộ đội bà anh sống như thế nào?

A. Thương nhớ, tự hào  và chờ đợi.

B.  Khắc khoải , chờ đợi và  thương nhớ.

C. Thương nhớ, vui mừng , phấn khởi.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức.

Câu 4: (1đ) Dựa vào bài đọc, xác định các ý nêu dưới đây đúng hay sai?                    

          Khoanh tròn vào chữ Đúng hoặc Sai ?

Thông tin

– Chiến đi bộ đội và trở về vào năm 1965.

– Ngày Chiến trở về, bà không nhận ra anh vì bà đã già và bị lẫn.

–  Chiến cảm thấy buồn nhưng chấp nhận vì bà đã già rồi.

– Chiến đã tìm cách để giúp bà hồi phục trí nhớ và nhận ra mình.

ĐỀ 3:

Hãy đọc thầm bài đọc “Cánh diều tuổi thơ’’ (SGK Tiếng Việt 4/Tập 1-Trang 146) và  khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để dược ý đúng :

  Bầu trời ………………..……đẹp như một ……………………….…… khổng lồ.

Câu 2: (0,5đ) Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

  1.  Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè…
  2. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan như mắt nhìn, tai nghe.
  3. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
  4. Cả ba ý trên.

Câu 3: (1đ) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai?

                    Khoanh tròn vào chữ Đúng hoặc Sai ?

Thông tin

Trả lời

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.         

Đúng/ Sai

Tiếng sáo diều du dương trầm bổng như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Đúng/ Sai

Tôi có cảm giác tiếng sáo diều đang trôi trên dải Ngân Hà.

Đúng/ Sai

Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi,  mang theo nỗi khát khao của tôi.  

Đúng/ Sai

Câu 4:(0,5đ)Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?

  1. Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.    
  2. Bầu trời đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
  3. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi mang theo nỗi khát khao của trẻ em.
  4. Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

Câu 5: (0,5đ) Những chi tiết nào trong bài miêu tả cảnh đẹp của cánh diều trên bầu trời đêm?

  1. Thật không có gì huyền ảo hơn, có cảm giác diều đang trôi trên dãi Ngân Hà.
  2. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
  3. Cánh diều như những vì sao sớm trên bầu trời.
  4. Cánh diều như một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời.

Câu 6: (0,5đ) Để gợi tả tuổi thiếu niên đẹp đẽ tác giả đã dùng từ nào?

A. Tuổi thần tiên.                        B. Tuổi ngọc ngà                                                     

C. Tuổi măng non                     D. Tuổi thơ tôi

Câu 7: (0,5đ) Trong câu:Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.” Các tính từ là :………………………………………………………………………………………

Câu 8: (1đ) Qua bài văn này tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?

Câu 9:(1đ)  Trong câu: Tôi ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi !”. Dấu hai chấm có tác dụng:

Câu 10: (1đ) Tìm từ cùng nghĩa với từ “quyết chí” và đặt câu với từ đó.
– Từ cùng nghĩa với “quyết chí” là:……………………………………………………..
– Đặt câu:…………………………………..……..……………………………………….  

ĐỀ 4:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

– Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Câu 1: Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5đ)

  1. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
  2. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
  3. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.
  4. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.

Câu 2: Vì sao các đồ dùng học tập lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5đ)

  1. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
  2. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
  3. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
  4. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.

Câu 3: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây Đúng hay Sai? (Khoanh tròn vào chữ Đúng hoặc Sai?)

Thông tin

Trả lời

  Cô chủ đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

  Đúng/Sai

  Anh thước kẻ, chị bút chì, bác tẩy và mấy cô cậu sách giáo khoa cùng chung cảnh ngộ như chị bút mực.

Đúng/Sai

Đồ dùng học tập giúp cô chủ học bài nên được cô chủ yêu thương, quý mến.

Đúng/Sai

Người làm việc nhàn hạ nhất trong ngày là chị bút mực.

Đúng/Sai

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng các danh từ, động từ và tính từ có trong câu văn: (0,5đ)

            Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa.

A. Có 3 danh từ, 1 động từ và 3 tính từ. C. Có 2 danh từ, 2 động từ và 3 tính từ.

B. Có 2 danh từ, 1 động từ và 2 tính từ. D. Có 3 danh từ, 2 động từ và 3 tính từ.

Câu 5: CâuThỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng.” thuộc kiểu câu kể gì gì? (0,5đ)

A. Ai thế nào?          B. Ai là gì?           C. Ai làm gì?           D. Câu hỏi

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ nghị lực”  (0,5đ)    

  1. Làm việc liên tục, bền bỉ.
  2. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn, gian khổ.
  3. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
  4. Sức mạnh kiên cường làm cho con người phải cố gắng.

Câu 7: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:  (0,5đ)

Chúng tôi giúp……………………………………… mà còn bị cô chủ vẽ bậy, ………………….vào đầy người.

Câu 8: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (1đ)

Câu 9: Đặt câu hỏi theo mỗi yêu cầu sau ? (1đ)

a) Dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen ngợi hoặc chê trách.

b) Dùng câu hỏi để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy.

Câu 10: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần.” là: ………………….

Chúng tôi sẽ giới thiệu Đề ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 4 năm học 2021-2022 từ đề 5 đến đề 8 ở bài viết tiếp theo.

>> Xem thêm: Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Tin Học 4 năm học 2021-2022

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận