Tập làm văn : Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       – Thấy được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.

       – Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I – Nhận xét

1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin:

       – Lời nói của cậu bé: “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả.”

       – Ý nghĩ của cậu bé:

       + Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

       + Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

       Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một người nhân hậu, giàu lòng thương người, day dứt, ám ảnh trong lòng về số phận của ông lão.

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau có gì khác nhau?

       Lời nói và ý nghĩ của ông lão trong hai cách kể khác nhau ở chỗ:

a. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

       Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời nói của ông lão. Do đó cách xưng hô là (cháu – lão).

b. Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

       Tác giả (nhân vật xưng tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông  lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

       Như vậy, hai cách kể trên khác nhau ở lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.

II – Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

1. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau (SGK trang 32):

       – Lời dẫn trực tiếp:

       + Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

       + Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.

       – Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi (cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi).

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau (SGK trang 32) thành lời dẫn trực tiếp:

       Lưu ý: Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời của ai nói với ai, để khi chuyển cần phải:

       – Thay đổi từ xưng hô.

       – Đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép hoặc sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.

3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau (SGK trang 33) thành lời dẫn gián tiếp:

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận