Tập đọc : Có chí thì nên – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       – Đọc trôi chảy, rõ ràng từng câu tục ngữ.

       – Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ. Học thuộc lòng bài tập đọc.

B – Tìm hiểu nội dung

I – Hướng dẫn luyện đọc

       – Đọc rõ ràng từng câu tục ngữ, chú ý phát âm đúng các từ: có chí, mài sắt, quyết, tròn vành, bày, vững, câu chạch, rã tay chèo,…

       – Đọc đúng các câu tục ngữ sau:

                         – Ai ơi / đã quyết thì hành/

                         Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi.//

                         – Người có chí / thì nên

                         Nhà có nền / thì vững.

II – Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên hãy xếp chúng vào ba nhóm sau:

a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công:

       – Có công mài sắt có ngày nên kim.

       – Người có chí thì nên

       Nhà có nền thì vững.

b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn:

       –         Ai ơi đã quyết thì hànhs

       Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

       –        Hãy lo bền chí câu cua

       Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn:

       – Thua keo này, bày keo khác.

       – Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

       – Thất bại là mẹ thành công.

2. Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời:

       Câu trả lời đúng: ý c) Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.

       – Ngắn gọn (ít chữ, chỉ bằng một câu ngắn): Thất bại là mẹ thành công.

       – Có vần điệu, câu đối:

       + Có công mài sắt / Có ngày nên kim (đối ý).

       +       Ai ơi đã quyết thì hành

       Đã đan thì lận tròn vành mới thôi (hiệp vần).

       + Thua keo này, bày keo khác. (hiệp vần).

       + Người có chí thì nên

          Nhà có nền thì vững (hiệp vần).

       +        Hãy lo bền chí câu cua

       Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai! (hiệp vần).

       + Chớ thấy sóng cả / mà tay chèo (đôi từ, đối ý).

       + Thất bại là mẹ thành công (đối từ, đối ý).

3. Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.

       – Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí, nghị lực, siêng năng, ham học, khắc phục những nhược điểm của bản thân.

       – Ví dụ về những biểu hiện một học sinh không có ý chí:

       + Bị điểm kém mà không cố gắng phấn đấu.

       + Giải bài tập khó không được thì bỏ luôn mà không tìm mọi cách giải được bài tập ấy cho xong mới thôi.

       + Thấy trời mưa là bỏ học.

       + Nói dối với bố mẹ, thầy cô để trốn học.

4. Học thuộc lòng các câu tục ngữ trên. (Học sinh học)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận