Phân tích tác phẩm Vịnh Khoa Thi Hương – Ngữ văn lớp 11

Đang tải...

Đọc thêm

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

I- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

Thi cử đã từng đóng vai trò tích cực trong lịch sử, qua thi cử có thể tuyển chọn được người tài vào bộ máy nhà nước. Trường thi vốn là một không gian văn hoá trang nghiêm. Nhưng khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thao túng, chi phối cả lĩnh vực thi cử vốn rất trang nghiêm, cần được tôn trọng. Nhìn quang cảnh trường thi có thể thấy tình cảnh đáng buồn của đất nước.

II- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Kết cấu cảnh – tình

Theo kết cấu cảnh – tình, bài thơ này có 6 câu tả cảnh (và kể sự việc) để dẫn đến hai câu kết thể hiện tình. Cảnh ở đây không phải là cảnh thiên nhiên mà đều là cảnh ngưòi. Hai câu đầu kể sự để dẫn đến cảnh :

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam, thi lẫn với trường Hà.

Ngay ở đây đã bao hàm cảm nhận về sự thay đổi : ba năm mở một khoa thi là lệ thường bao đời nhưng dồn chung hai trường thi Hà Nội và Nam Định lại là tình thế riêng lúc này. Bốn câu tả cảnh sau cho thấy cái nhìn toàn cảnh trường thi với hai nhân vật chính của nó là sĩ tử và quan trường :

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhưng sĩ tử thì “lôi thôi”, quan trường thì hách dịch mà “ậm oẹ” nói không ra lời. Có một cảm giác về sự không bình thường qua hai nhân vật chính này. Nhưng một bất ngờ lớn là xuất hiện hai nhân vật hoàn toàn không truyền thống trong không gian trường thi : quan sứ và vợ quan sứ – mụ đầm.

 Đây là thay đổi lớn nhất, đau đớn nhất đối với nhà nho quan tâm thế sự. Những thay đổi của trường thi được tả theo trật tự tăng tiến dần để dồn nén tâm sự:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Chuyện thi cử là một khía cạnh của đất nước nói chung.

2.Nghệ thuật thể hiện cảm xúc

Cách thể hiện cảm xúc cũng rất kín đáo, cảm xúc ẩn sau các cảnh được tả, cảnh tự nó đã khơi gợi suy nghĩ. Hình ảnh được tả không hề dừng lại ở sự miêu tả đầy đủ đối tượng vì câu thơ không thể tả chi tiết, tỉ mỉ như văn xuôi. Tác giả chọn lựa những hình ảnh có thể gợi thái độ, suy nghĩ, bình luận, cảm xúc. Sĩ tử đeo lọ gợi cảm giác “lôi thôi”, tiếng gọi loa của quan trường nghe “ậm oẹ” (tiếng thét có vẻ hách dịch nhưng lọc qua loa có cảm giác bị méo mó), các chữ “rợp trời”, “quét đất” thiên về bình luận hơn là tả thực. Đây là những hình ảnh gợi cảm giác chướng tai gai mắt, từ đó gợi nỗi buồn về tình cảnh đất nước bị đô hộ.

XEM THÊM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM KHÓC DƯƠNG KHUÊ NGỮ VĂN LỚP 11 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận