Phân tích tác phẩm Chạy Giặc – Ngữ văn lớp 11

Đang tải...

Đọc thêm

CHẠY GIẶC

I- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

Bài thơ Chạy giặc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Đình Chiểu. Giai đoạn sáng tác thứ hai của ông tập trung vào đề tài đánh Pháp xâm lược. Các sáng tác của ông hầu hết gắn vói các sự kiện lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ quê hương ông. Thơ ông vì bám sát thực tế sinh động nên đề tài và cảm hứng là rất mới so với thơ ca truyền thống. Chất kí sự, chất thông tấn báo chí rất đậm nét trong sáng tác thuộc giai đoạn hai này.

II- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Kết cấu bài thơ

Bài thơ này có nét tương đồng với bài Vịnh khoa thi Hương. Sáu câu đầu là tả cảnh, kể sự việc để hai câu cuối bộc lộ cảm xúc. Bài thơ mở đầu bằng một chi tiết tạo không khí chiến tranh rất ấn tượng: đó là tiếng súng Tây – hiện diện đặc trưng nhất của kẻ xâm lược kiểu mói, có vũ khí tối tân hơn hẳn chúng ta. Sự thất thủ của quân triều đình, đó là điều không tránh khỏi, dẫn đến cuộc chạy tản cư và những cảnh tượng tàn phá thương tâm. Những chi tiết của cảnh gây cảm xúc nhiều hơn là tả thực – đây là một nét đặc trưng lớn của thơ, nhất là thơ trung đại, so với văn xuôi. Nhà thơ đã liên tưởng đến hai sự kiện gây xúc động nhất là bọn trẻ con phải bỏ nhà chạy lơ xơ, không có người dẫn dắt che chở và bầy chim nhỏ bé hiền lành mất tổ bay tan tác. Những con người ngây thơ, hiền lành, vô tội nhất, những con vật yếu ớt nhất đã phải hứng chịu hậu quả của cuộc xâm lược. Việc liệt kê những địa danh như Bến Nghé, Đồng Nai vừa thất thủ đã gợi nên sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc, nhất là với người đân Nam Bộ. Bởi chúng là những địa danh có từ rất sớm, rất quen thuộc với hàng triệu con ngưòi. Cách tả “của tiền tan bọt nước”“tranh ngói nhuốm màu mây” là tả ước lệ, không đi vào chi tiết song nhờ có hai địa danh quen thuộc nền vẫn gây được sự chia sẻ, đồng cảm. Qua những cảnh tượng được tả, tác giả bộc lộ cảm xúc đã nêu bằng việc đặt câu hỏi:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này ?

Hai từ nỡ và mắc nạn cho thấy sự lo lắng và xót xa cửa tác giả trước cảnh tượng đáng thương của người dân.

2.Ngôn ngữ nghệ thuật

Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đại chúng, giản dị mà trong sáng, dễ hiểu. Kĩ thuật đối xứng được khai thác khéo léo để tạo ra bức tranh toàn cảnh :

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất tổ bầy chim dáo dác bay.

Ở hai câu này, Nguyễn Đình Chiểu đã khéo chọn hai hình ảnh đặc trưng và có sức gợi : lũ trẻ phải lìa bỏ mái ấm gia đình và bầy chim non phải rời tổ dáo dác bay. Hai hình ảnh đặc tả tạo thành một cặp đối xứng để diễn tả ý khái quát cả con ngưòi và tạo vật đều đau khổ vì quân xâm lược :

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hai câu trên tạo thành cặp đối diễn tả ý khắp noi, từ mặt đất (nước) đến bầu tròi (mây) đều có dấu hiệu của sự tàn phá, huỷ diệt. Miêu tả một cảnh tượng, một miền quê bị chiến tranh tàn phá vói cảm xúc trào dâng, Nguyễn Đình Chiểu đã khiến cho người đọc cùng một lúc chia sẻ nỗi căm hờn đối vói bè lũ cướp nước, bán nước và xót xa cho đất nước, quê hương và dân lành.

XEM THÊM PHÂN TÍCH CÁC PHẨM LẼ GHÉT THƯƠNG NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận