Phân tích tác phẩm Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn – Ngữ văn 11

Đang tải...

Đọc thêm

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

(Hương Sơn phong cảnh ca)

I- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

Chùa Hương không giống như một ngôi chùa thông thường mà là cả một quần thể di tích danh thắng. Do đó, mà có việc nói đến phong cảnh Hương Sơn trong đó có “động” (hang động), có rừng mai, khe Yến (còn gọi là suối Yến), có chùa Cửa Võng… Chu Mạnh Trinh là người đã tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể chùa Hương. Bài hát nói thể hiện tình cảm của ngưòi đã góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của quần thể di tích danh thắng này.

II-PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Kết cấu bài hát nói

Bài hát nói triển khai theo điểm nhìn của người du khách từ ngoài xa nhìn vào, nhìn toàn cảnh sau đó nhìn vào các đối tượng cụ thể, rồi cuối cùng là cảm xúc chung về danh thắng này. Lúc đầu, tác giả nhìn từ xa và có cảm giác ngỡ ngàng, hồi hộp, chờ đợi vì từ lâu đã được nghe về chùa Hương. Rồi ngưòi du khách đến gần hơn, đi qua nào là rừng mai, khe Yến, và đã nghe tiếng chuông chùa đâu đây vọng tới, sau đó là những liệt kê và tả cụ thể các cảnh đẹp của quần thể này. về mặt kể và tả, bài hát nói có chỗ tương đồng với đặc điểm liệt kê của phú. Và nguyên lí chung của thơ cổ vẫn được tuân thủ ở đây : cảnh được tả trước để bộc lộ suy tư, tình cảm. Âm thanh của chuông chùa được cảm nhận như là sự thức tỉnh tâm hồn của những người vãn cảnh đến từ thế giới trần tục, khiến họ giật mình vì vẫn vương vấn trong những ham muốn, từ đó hướng ngưòi ta suy nghĩ đến điều thiện. Người du khách ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên và cũng nghĩ đến công lao của bàn tay, khối óc con ngưòi điểm tô cho cảnh đẹp.

Cảm xúc tôn giáo và cảm xúc thế tục : Đây là hai cảm xúc hoà quyện trong bài hát nói. Một loạt từ ngữ mang màu sắc tôn giáo cho thấy cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc tôn giáo gắn bó với nhau : cảnh Bụt, chim cúng trái, cá nghe kinh, tiếng chày kình, khách tang hải giật mình trong giấc mộng, lần tràng hạt, niệm Nam mô Phật; từ bi, công đức. Cũng có những từ ngữ cho thấy rõ xúc cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, niềm tự hào vì bàn tay tô điểm của con người: non non, nước nước, mây mây, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn thang mây… Nếu so sánh hai bài hát nói Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh thì thấy ngôn từ của bài trước cố sắc thái tự thuật, tự đánh giá nên có nhiều từ ngữ kể về hoạt động của con người, tạo không khí thế tục đậm đà hơn. Bài ca phong cảnh Hưong Son nghiêng về tả, quan sát nhìn ngắm, nhiều từ ngữ tôn giáo được sử dụng, tạo không khí thành kính, thoát tục.

XEM THÊM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHẠY GIẶC TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận